− Ưu điểm: kiến thức có tính hệ thống và có tầm bao quát lớn, cách tiếp cận mới mẻ, điều kiện học tập thuận lợi, tập trung
− Nhược điểm: ảnh hưởng đến hoạt động chung của DN, ảnh hưởng đến thu nhập người LĐ, nội dung đào tạo đôi khi không sát với mục đích, chi phí tốn kém, nhà quản trị khó kiểm soát thường xuyên, liên tục
− Hiện nay có nhiều DN hội nhập bằng cách “làm mềm nhân viên” mới, tức là giao cho người mới một khối lượng công việc khổng lồ đến mức không thể làm hết được. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính kiêu căng, tự phụ của nhân viên mới. Đồng thời, trong quá trình cố gắng hoàn thành những công việc không thể này, nhân viên mới sẽ cần đến sự giúp đỡ của những người cũ → dễ hòa nhập hơn. Phép thử này cũng cho phép nhà quản trị có thể nhận ra năng lực tiểm ẩn của nhân viên.
3. Theo cách tổ chức
− Đào tạo trực tiếp: người đào tạo hướng dẫn, huấn luyện trực tiếp người lao động trong DN theo mục đích, yêu cầu nội dung công việc.
− Đào tạo từ xa: thường được thực hiện trên các phương tiện thông tin như: TV, đài phát thanh, các ấn phẩm báo chí. Nội dung đào tạo thường theo chương trình đã được hoạch định trước với những khoảng thời gian nhất định.
− Đào tạo qua mạng internet: Việc tổ chức các khóa học được thực hiện qua mạng internet. Đây là hình thức hiện đại và đang được áp dụng khá phổ biến trong các tập đoàn lớn trên thế giới. Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức đào tạo cho DN, giảng viên và học viên ko phải trực tiếp đến lớp.
III. Các nội dung đào tạo và phát triển nhân lực
1. Đào tạo và phát triển về chuyên môn kỹ thuật
− Cần được thực hiện thường xuyên, liên tục → nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật
− Chuyên môn kỹ thuật được cấu thành: kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn, phẩm chất và kinh nghiệm nghề nghiệp
→ Nhà quản trị cần nắm vững chuyên môn để hiểu được công việc của từng bộ phận, xử lý được những tình huống phát sinh… Người lao động nắm vững mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
− Bao gồm các nội dung:
+ ĐT và PT tri thức nghề nghiệp: đó là những kiến thức căn bản và chuyên sâu về nghề nghiệp
+ ĐT và PT kỹ năng nghề nghiệp: ví dụ nhân viên kế toán phải có kỹ năng hạch toán, cân đối sổ sách kế toán
+ ĐT và PT phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp: ví dụ người bán hàng có đức tính nhẫn nại, trung thực…
− Đối với nhà quản trị DN tập trung ĐT và PT các kỹ năng quản trị: + Kỹ năng nhân sự: làm việc, giao tiếp với người khác
+ Kỹ năng tư duy toàn cục: khả năng nhìn xa trông rộng, hình dung và trình bày vấn đề ngay cả chúng còn ở dạng tiềm ẩn
+ Kỹ năng thông tin (truyền thông)
2. Đào tạo và phát triển về chính trị lý luận
Nâng cao phẩm chất chính trị, nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho các thành viên trong DN, tạo ra con người vừa “hồng” vừa “chuyên”
∗ Đào tạo và phát triển chính trị − Mục đích:
+ Giúp người lao động có thái độ đúng đắn trong công việc + Rèn luyện cho người lao động bản lĩnh chính trị vững vàng − Nội dung:
+ Các nghị quyết, chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước + Các văn bản pháp luật có liên quan
+ Các quy định hướng dẫn của cơ quan chủ quản và các cơ quan ban ngành khác có liên quan
+ Đạo đức kinh doanh + Trách nhiệm xã hội ∗ Đào tạo và phát triển lý luận − Mục đích:
+ Người lao động nắm bắt được bản chất của sự vật, biết cách hành động cũng như biết được phương hướng trong công việc thực tế
+ Để thực hiện công việc có hiệu quả, cần kết hợp học đi đôi với hành, lý luận kết hợp thực tiến. Lý luận soi đường thực tiễn, thực tiễn hoàn thiện lý luận. Lý luận tách rời thực tiễn là lý luận suông, thực hành tách rời lý luận là thực hành mù quáng
− Nội dung:
+ Các quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên, quy luật xã hội + Các phương pháp tư duy khoa học
3. Đào tạo và phát triển về văn hóa doanh nghiệp
∗ Mục đích: Giúp NLĐ nhận thức đúng về tổ chức DN để hội nhập với môi trường làm việc của DN
∗ Nội dung:
− Các giá trị và quan điểm: yếu tố quan trọng tạo nên văn hóa DN, giá trị là những niềm tin hay chuẩn mực chung của DN, quan điểm hay thái độ thể hiện sự đánh giá các lựa chọn trên cơ sở giá trị
− Lối ứng xử và phong tục: mỗi DN có cách ứng xử khác nhau tạo nên thói quen cho nhân viên
− Các quy định, quy tắc nội bộ
− Truyền thống thói quen trong doanh nghiệp − Tác phong làm việc, sinh hoạt
− Cách thức ứng xử, giải quyết các mối quan hệ trong doanh nghiệp − Sử dụng quỹ thời gian làm việc và ngoài giờ làm việc
− Cách thức sử dụng quyền lực
4. Đào tạo và phát triển phương pháp công tác
− Nội dung đào tạo và phát triển:
+ Phương pháp tiến hành công việc: giúp người lao động biết cách tính toán, sắp xếp thao tác công việc hợp lý hơn
+ Phương pháp bố trí, sắp xếp thời gian: giúp người lao động biết phân bổ thời gian hợp lý để nâng cao hiệu suất công tác, đảm bảo sự bền bỉ dẻo dai
+ Phương pháp phối hợp công việc: giúp người lao động dễ tìm được sự hợp tác từ bên ngoài
IV.Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực