Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về điều hòa xung

đột giữa xu hướng tăng trưởng kinh tế vàquy định vềBVMT trong nền kinh tế thị

trường. Đó là các nguyên tắc, tiêu chí cơ bản về khuyến khích đầu tư, đi đôi với trách nhiệm BVMT, có xét đến đặc thù của các công cụ tác động để phát triển

NLTT đó là: “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP); nguyên tắc “Người thụ

hưởng phải trả tiền” (BPP); nguyên tắc “công quyền can thiệp”. Những nguyên tắc, tiêu chí này thể hiện bản chất của quan hệ pháp lý trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư, bảo vệ môi trường (mang tính chất bắt buộc hay tự nguyên; vai trò của nhà nước, xã hội và doanh nghiệp). Bên cạnh đó, luận án còn được thực hiện trên cơ sở

các quan điểm của Đảng như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội

nghị Trung ương 7 khóa XI, Chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia được cụ thể hóa trong các quy định pháp luật có liên quan đến việc khuyến khích đầu tư xây

dựng và sử dụng các chế tàitrong BVMT ở Việt Nam.

Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu, có chọn lọc các quan điểm, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về các biện pháp khuyến khích đầu tư, xây

dựng và sử dụng các chế tài công cụ kinh tế trong BVMT, trong đó có các biện pháp

Luận án được triển khai với nhiều câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau:

Thứ nhất,về khía cạnh lý luận:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Khái niệm NLTT và quy định pháp luật về NLTT

là gì?, có gì khác biệt so với năng lượng sạch?, năng lượng mới?.

Giả thuyết nghiên cứu: hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về NLTT,

có những lầm tưởng khi cho rằng NLTT chính là năng lượng sạch hay năng

lượng mới.

Kết quả nghiên cứu: đưa ra cách hiểu của nghiên cứu sinh về những vấn đề trên để xác định phạm vi nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến đề tài.

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Pháp luật quy định các biện pháp khuyến khích,

hỗ trợ phát triển NLTT như thế nào?, ý nghĩa, tác dụng và vai trò của nó trong việc khuyến khích phát triển NLTT?.

Giả thuyết nghiên cứu: hiện nay pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT chưa được hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật về vấn đề này; nội dung chủ yếu của pháp luật về vấn đề này; các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT trong việc phát triển kinh tế đi đôi với trách nhiệm BVMT?.

Kết quả nghiên cứu: đưa ra khái niệm pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT; xác định được nhu cầu điều chỉnh pháp luật, nội dung chủ yếu của pháp luật và các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về việc sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy việc khai thác, sử dụng NLTT, thông qua đó sẽ phát triển kinh tế, đi đôi với trách nhiệm BVMT.

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Pháp luật các nước trên thế giới quy định như nào

vềcác biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT?.

Giả thuyết nghiên cứu: Các nước trên thế giới đã xây dựng, triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển NLTT, qua đó góp phần phát triển

kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào nguồn NLSC, cải thiện được môi trường.

Kết quả nghiên cứu: bài học kinh nghiệm cho việt Nam trong việc xây dựng, sử dụng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Điều chỉnh pháp luật về các biện pháp khuyến

Giả thuyết nghiên cứu:Trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển NLTT và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước trên thế giới, luận án lập luận, phân tích các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, sử dụng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT.

Kết quả nghiên cứu: Đưa ra những yêu cầu đối với pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT.

Thứ hai, về khía cạnh pháp luật thực định:

Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay?, quá trình thực hiện nó được diễn ra như thế nào?.

Giả thuyết nghiên cứu: đánh giá pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT dưới góc độ lịch sử, so sánh với các nước. Căn cứ vào nội dung pháp luật điều chỉnh, tác giả chia thành nhóm các quy phạm về chủ thể; các quan hệ sử dụng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong việc xây dựng, sử dụng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu: tìm ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập trong chính những quy định pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển

NLTT và những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện pháp luật,

từ đó chỉ ra những nguyên nhâncủa những bất cập đó.

Thứ ba,về những đề xuất, kiến nghị:

Câu hỏi nghiên cứu: với những tồn tại, bất cập nêu trên thì cần phải có

quan điểm, phương hướng và giải pháp gì để hoàn thiện, khắc phục?

Giả thuyết nghiên cứu: hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào khoa

học nào ở cấp độ Tiến sĩ luật đề xuất phương hướng, giải pháp một cách toàn diện, đầy đủ, hợp lý để hoàn thiện, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.

Kết quả nghiên cứu:đưa ra được các quan điểm, phương hướng và giải pháp phù hợp với đầy đủ để góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay đảm bảo được các tiêu chí về khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế, hạn chế việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sơ cấp, qua đó góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường sống.

Kết luận Chƣơng 1

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, có thể thấy các công trình khoa học trước đây đã ít nhiều góp phần giải quyết được những nội dung liên quan đến đề tài pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã có những kế thừa, tổng hợp và tìm ra những vấn đề mới để hoàn thiện luận án, điều

đó đượcthể hiện như sau:

1. Nghiên cứu các vấn đềliên quan đến pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là vấn đềđã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Có nhiều nước trên thế giới đã xây dựng, áp dụng thành công các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào nguồn NLSC, góp phần cải thiện và bảo vệmôi trường.

2. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp nhằm phát triển NLTT dưới nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu là khoa học tự nhiên,

xong cũng có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, hoặc có nội dung nghiên cứu đan xen giữa khoa học tự nhiên và khoa học pháp lý. Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT, để từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật hiện hành, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ

trợ phát triển NLTT. Với thực trạng nghiên cứu đó, tác giả đã lựa chọn đề tài

“Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là không trùng lặp và có tính mới so với các công trình nghiên cứu trước đây đã công bố.

3. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận giải được các vấn đề có liên quan thuộc phạm vi nghiên cứu, tác giả xây dựng luận án dựtrên cơ sở lý thuyết của các học thuyết khoa học pháp lý, khoa học kinh tế và môi trường để triển khai nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu linh hoạt phù hợp với từng phần, từng chương của luận án.

4. Những nội dung đã nghiên cứu, tổng hợp tại Chương 1 là cơ sở để tác giảđi sâu vào phân tích, đánh giá các quan niệm về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT và quy định pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ

trợ phát triển NLTT, cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng, sử dụng các biện pháp này, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được tác giả trình bày tại các phần, chương tiếp theo của luận án.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠOVÀ PHÁP LUẬT VỀ

CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

2.1. Khái quát lý luận về năng lƣợng tái tạo và các biện pháp khuyến khích hỗ trợ phát triển năng lƣợng tái tạo

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại nguồn của năng lượng tái tạo

a) Khái niệmvề năng lượng tái tạo:

NLTT là một khái niệm rộng, mang tính khoa học, hiện đang có nhiều

quan niệm, cách hiểu khác nhau:

Theo Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam của Viện Hàn

lâm Khoa học xã hội Việt Nam có định nghĩa “Nguồn năng lượng có thể hồi

phục (tái sinh) được theo chu trình biến đổi của thiên nhiên. Năng lượng Mặt Trời, gió, sông, suối, thuỷ triều, sóng biển, địa nhiệt... là những nguồn NLTT”. Như vậy trong nhận thức thông thường, NLTT được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con

người thì là vô hạn. Trong đó, “Vô hạn” được xác định dưới 02 nội dung:

Một là: năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể cạn kiệt, không

phụ thuộc vào việcsử dụng của con người;

ai là:năng lượng tự tái tạo diễn ra trong thời gian ngắn và liên tục.

Trong cảm giác về thời gian của con người thì các nguồn năng lượng này được xác định là vô tận, nó hoạt động liên tục theo quy trình tự nhiên, ví dụ: gió thổi, dòng nước chảy, nhiệt lượng của mặt trời, của trái đất…, các dạng thức này đã được con người sử dụng trong quá khứ.

Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn

NLSC như than đá, dầu mỏ, khí đốt, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra. Đồng thời, các nguồn năng lượng này cũng sẽ cạn kiệt theo thời gian, tùy theo tốc độ khai thác, sử dụng của con người.

NLTT từ quy định của Luật cho tới các văn bản dưới luật, dẫn tới khó khăn khi vận dụng, áp dụng trong thực tiễn, cụ thể:

Khoản 1 điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Phát triển năng

lượng sạch, NLTT và sản phẩm thân thiện với môi trường) có định nghĩa: Năng

lượng sạch, NLTT là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác.

Khoản 13 điều 2 Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008 của Bộ

trưởng Bộ Công thương quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các Nhà

máy điện nhỏ sử dụng NLTT có định nghĩa: NLTT là năng lượng được sản xuất

từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí

chôn lấprác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.

Khoản 2, điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính

phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có định nghĩa: Sản xuất năng

lượng sạch, NLTT là việc sản xuất năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời,thủy triều, địa nhiệt.

Nhìn chung, các định nghĩa này đều mang tính chất liệt kê và chưa thật sự phù hợp với nội hàm của thuật ngữ NLTT nếu theo những cách hiểu thông

thường hoặc theo cách hiểu về vật lý. Khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm

hiệu quả năm2010 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành thì mới

có định nghĩa phù hợp, theo đó NLTT được hiểu là “năng lượng được khai thác

từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tàinguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác” (Khoản 1, Điều 43 Luật BVMT năm 2014; Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả 2010).

Ngoài ra, hiện nay còn nhiều học giả, chuyên gia cho rằng “năng lượng

mới”, “năng lượng xanh” (hay năng lượng sạch) chính là dạng thức của NLTT. Tuy

nhiên, theo tác giả thì đây là các khái niệm khác nhau, điều đó được thể hiện:

Thứ nhất: Về năng lượng mới

Đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có khái niệm rõ ràng về “Năng lượng mới”, có nhiều học giả, chuyên gia cho rằng năng lượng mới chính là NLTT. Để hiểu đầy đủ nội hàm của khái niệm này thì cần phải phân tích và làm rõ “tính mới” của các nguồn (dạng thức) năng lượng mà các nhà khoa học, nghiên cứu đang tìm kiếm, công bố trên thế giới.

Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ thì “tính mới” trong phát minh, sáng chế được xác định là chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất cứ hình thức nào ở trong nước hoặc nước ngoài. Như vậy, về cơ bản thì tính mới trong trường hợp này được hiểu là mới

tuyệt đối. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả và được nhiều nhà khoa học

đồng tình thì tính mới trong khái niệm “Năng lượng mới” cần phải được hiểu theo nghĩa linh hoạt, đó là:

- Mới trong việc phát hiện: Đó là các (nguồn) năng lượng mới được phát

hiện, đang được tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm phòng thí nghiệm hoặc trong phạm vi hẹp, mà chưa được triển khai, ứng dụng hoặc nhân rộng trong đời sống xã hội. Ví dụ hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện nguồn năng

lượng được lấy từ nội năng của hạt photon thay cho năng lượng hạt nhân…theo

định luật chuyển hóa năng lượng.

- Mới trong việc khai thác, sử dụng: Đó là cách thức tiến hành khai thác,

sử dụng các nguồn năng lượng đã được phát hiện trong quá khứ, tuy nhiên với trình độ của con người, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã tìm ra phương thức khai thác và sử dụng mới, hiệu quả, tiết kiệm hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn năng lượng đối với môi trường.

Ví dụ, với nguồn năng lượng mặt trời, trước kia chúng ta chỉkhai thác dưới dạng

lồng kính, tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã đổi mới công nghệ và khai

thác dưới dạng các tấm pinnăng lượng mặt trời.

Như vậy, xét theo đúng nội hàm của khái niệm thì có thể xác định năng lượng mới có thể được tồn tại dưới dạng thức là NLTT hoặc NLSC; cũng có thể là năng lượng sạch hoặc có thể không.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)