Những vấn đề lý luận về pháp luật các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

phát triển năng lƣợng tái tạo

2.2.1. Khái niệm pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là tổng

hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm buộc các chủ thể sử

cách là một trong số những công cụ để phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ môi trường, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT có thể được sử dụng thay thế cho các biện pháp mang tính chất hành chính, bắt buộc để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Khi NLTT được phát triển, đảm bảo được

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khi đó nguồn NLSC hay hạt nhân sẽ khó có

cơ hội cạnh tranh và khả năng sự cố môi trường sẽ được giảm thiểu, môi trường sống được cải thiện.

Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT tác động trực tiếp vào ý thức của mỗi chủ thể, làm cho các chủ thể có cách thức xử sự phù hợp với các quy định pháp luật. Từ sự nhận thức này, hướng tới các chủ thể có nhũng hành vi, cách thức xử sự phù hợp với lợi ích xã hội, Nhà nước và bản thân trong quá trình sử dụng các biện pháp, hưởng lợi từ việc khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước và từ môi trường.

Như vậy, pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT được hiểu là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về Năng lượng, Đầu tư, Doanh nghiệp, Tài chính, Ngân hàng và Tài nguyên môi trường, điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trình tự, thủ tục và hình thức xử lý các vi phạm pháp luậtliên quan đến NLTT.

2.2.2. Nội dung của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Khi nói đến pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là đề cập tới toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư,

bảo vệ môi trường khi tiến hành đầu tư, khai thác và sử dụng NLTT của các chủ

thể có liên quan. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm pháp luật về vấn đề này. Trong đó, có quan điểm cho rằng pháp luật về các biện pháp

khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là toàn bộ các quy định pháp luật do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định nhằm phát triển NLTT. Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ mục đích của các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện đầu tư, khai thác NLTT. Như vậy, tất cả các quy định nhằm phát triển NLTT đều có tác động đến các biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT. Quan điểm này về cơ bản là đúng, xong có phạm vi rộng vì

phát triển NLTT là nhu cầu chung của toàn xã hội, với mong muốn được sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Do đó, nếu cho rằng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển bao gồm toàn bộ những quy định nhằm phát triển NLTT thì phạm vi quá lớn, có khả năng không cụ thể hóa được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan.

Cũng có quan điểm cho rằng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT bao gồm những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, triển khai các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT trong thực tiễn đời sống. Quan điểm này là chưa đầy đủ vì chủ thể được tiếp cận, sử dụng các biện pháp đó bao gồm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan nhà nước... Do đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT chỉ dừng lại ở các cơ quan quản lý nhà nước thì chưa đầy đủ và chính xác.

Theo tác giả, trong lĩnh vực pháp luật về đầu tư và môi trường, nội hàm pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT bao gồm:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, khai thác và sử dụng NLTT của các tổ chức, cá nhân. Bộ phận này là tập hợp các quy phạm pháp luật về hỗ trợ, đảm bảo đầu tư nói chung và pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT nói riêng, có phạm vi điều chỉnh liên quan trực tiếp tới các hành vi của mỗi chủ thể trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư, khai thác và sử dụng NLTT, cũng như nghĩa vụ của mỗi chủ thể khi tham gia quan hệ đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Nhóm quan hệ này bao gồm:

- Quy định về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư.

- Quy định về nhóm các biện pháp kích thích lợi ích kinh tế gồm: pháp

luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường.

- Quy định về nhóm các biện pháp tài trợ trong quản lý BVMT đối với

các dự án khai thác, sử dụng NLTT như ngân sách nhà nước trong BVMT, pháp

Thứ hai,các quy định của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT có liên quan trực tiếp quá trình tác động vào môi trường đối với các dự án đầu tư khai thác, sử dụng NLTT của các tổ chức, cá nhân. Bộ phận này là tập hợp các quy phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động đầu tư, khai thác, sử dụng các dạng thức năng lượng nói chung và đầu tư, khai thác, sử dụng NLTT nói riêng. Nhóm quan hệ này bao gồm:

- Quy định của pháp luật xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

trong việc triển khai, thực hiện dự án và BVMT đối với các dự án khai thác, sử dụng năng lượng nói chung và NLTT nói riêng, như: pháp luật về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường, thuế môi trường, phí BVMT...

- Quy định của pháp luật về nhóm các biện pháp nâng cao trách nhiệm xã

hội trong hoạt động giám sát đầu tư, BVMT bao gồm: pháp luật về giám sát hoạt động đầu tư, ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác,

sử dụng năng lượng từ thiên nhiên; pháp luật về đặt cọc – hoàn trả; pháp luật về

nhãn sinh thái...

Thứ ba,pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT

bao gồm các thiết chế để đảm bảo thực thi pháp luật về hỗ trợ, đảm bảo đầu tư và

BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Đây là toàn

bộ các quy định pháp luật về các biện pháp, chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng và BVMT.

2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là một

trong những công cụ quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư và BVMT trong hoạt động đầu tư, khai thác và sử dụng NLTT, đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các lợi ích, các chủ thể tham gia vào mối quan hệ này.

Để công cụ quản lý nhà nước này được triển khai, áp dụng có hiệu quả trên thực tế, thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước, những nhà làm luật phải đề ra các nguyên tắc cơ bản lấy đó là kim chỉ nan để hành động.

Các nguyên tắc được tác giả phân tích, luận giải dưới đây không bao gồm tất cả các nguyên tắc để quản lý nhà nước mặt kinh tế và môi trường, mà chủ yếu

đẩy, phát triển việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên NLTT một cách có hiệu quả; phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Hiện nay, các nguyên tắc này đã được nhiều công trình nghiên cứu dưới các khía cạnh khác nhau, cụ thể các nguyên tắc có tính tác động trực tiếp như sau:

a) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường

Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” (polluter pays principle – gọi tắt

là PPP) được xác định là nguyên tắc nền tảng, cơ bản và phổ biến trong quá

trình xây dựng chính sách, xây dựng luật và triển khai vận dụng các công cụ

quản lý môi trường vào thực tiễn. Ý nghĩa chủ đạo của PPP là đảm bảo sự công

bằng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường vì lợi ích chung; khi

một chủ thể xâm hại tới môi trường chung thì lợi ích chung của tất cả các thành viên đều bị xâm hại; ngoài ra nguyên tắc này còn tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của chủ thể thông qua đó tác động đến hành vi cư xử của các chủ thể đối với môi trường theo hướng có lợi cho môi trường, cụ thể:

- Những người gây ô nhiễm sẽ chịu mọi trách nhiệm (bao gồm trách

nhiệm pháp lý và trách nhiệm về mặt tài chính) khi xâm hại tới môi trường, không phù hợp với các điều kiện, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Là biện pháp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm và khuyến khích việc

khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hợp lý, không làm

phương hại tới môi trường.

Theo định nghĩa chính thức của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD) thì nguyên tắc này được xác định như sau: “nguyên tắc được dùng để

phân bổ chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhằm khuyến khích việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên môi trường khan hiếm và tránh làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại quốc tế” (OECD, 1975). Theo

đó, được hiểu là những người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm theo quy định của nước sở tại nhằm đảm bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận được. Từ đó (1975) đến nay, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường và nguyên tắc phòng ngừa đã trở thành tập quán quốc tế và đã được hoàn thiện, phát triển trên quy mô toàn cầu để trở thành nguyên tắc đặc trưng của hoạt động BVMT. Các án lệ, pháp luật quốc

gia cũng căn cứ và nguyên tắc này để đưa ra phán quyết hay xây dựng thành các quy định pháp luật mang tính chất bắt buộc, ví dụ như ở Việt Nam, Điều 4 Luật

BVMT năm 2005 quy định “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy

thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”. Chủ thể phải trả tiền là những

chủ thểkhai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và những chủ thể gây ô nhiễm

môi trường theo nghĩa rộng. Để thực hiện nguyên tắc thì phải đảm bảo những yêu cầu là cái giá (số tiền) phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với

tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường, tiền phải trả cho hành vi

gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các chủ thể.

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan

pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT thì nguyên tắc

này được hiểu như sau:

- Các chủ thể thực hiện việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên

nhiên phải có trách nhiệm với môi trường, kể cả sử dụng nguồn tài nguyên sơ

cấp hay tái tạo. Theo đó, các chủ thể này phải có trách nhiệm nộp các loại thuế,

phí với mục đích BVMT.

- Các chủ thể khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên gây phương

hại tới môi trường (chủ yếu là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sơ cấp) có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra cho môi trường, việc đền bù này có thể thông qua các hình thức như: phí xả thải vào môi trường, phí làm sạch môi trường và đền bù thiệt hại khi có tranh chấp về môi trường xảy ra…

b) Nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền

(beneficiary-pays principle– BPP):

Nếu như nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải bồi thường” đòi hỏi chủ thể gây ra tác động tiêu cực tới môi trường phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra, thì ngược lại nguyên tắc “người hưởng lợi từ tài nguyên môi trường” phải trả một khoản tiền nhất định cho sự hưởng lợi đó. Việc triển khai, áp dụng nguyên tắc này, sẽ đem lại một khoản thu nhất định để bảo vệ môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, ý thức về môi trường cộng đồng ngày càng cao, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng thì càng có nhiều người muốn thụ hưởng môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe cho bản thân,

vì thế họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nhất định để được sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đối với các nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam thì việc

sử dụng nguyên tắc này sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong thực tiễn, bởi đại đa số người tiêu dùng hiện nay đều không mong muốn, hay không có điều kiện để trả thêm các khoản tiền để cải thiện môi trường sống. Như vậy, dẫn tới tình trạng mất công bằng trong xã hội, đó là những người có điều kiện phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền để cải thiện môi trường, trong khi môi trường là của chung trong toàn xã hội. Ví dụ như, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên NLTT vì mục đích điện năng, hay nhiệt năng sẽ góp phần giảm thiểu gánh nặng lên môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên NLSC như than, dầu…; nhưng giá thành của các sản phẩm, dịch vụ được khai thác từ NLTT sẽ cao hơn so với giá thành của các sản phẩm, dịch vụ được khai thác từ nguồn NLSC; mặt khác, lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ được khai thác từ NLTT lại không định lượng được, nên người tiêu dùng vẫn có xu hướng

phổ biến là sử dụng các sản phẩm, dịch vụ được khai thác từ nguồn NLSC.

c) Nguyên tắc mệnh lệnh –hành chính (công quyền can thiệp)

Đây là công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo hài hòa, công bằng về mặt

lợi ích giữacác chủ thể tham gia khi cùng tham gia vào quan hệ pháp luật về đầu

tư và BVMT nói chung, và quan hệ trong lĩnh vực phát triển NLTT, giảm phát

thải nhà kính nói riêng. Mục đích của sự can thiệp này là đảm bảo cơ chế phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách mà Đảng đã đề ra, đồng thời phải phù hợp với những cam kết quốc tế

mà Việt Nam đã tham gia. Lợi ích môi trường chính là lợi ích công cộng, và

cộng đồng dân cư, người tiêu dùng chính là những người yếu thế một cách tự nhiên khi một chủ thể hay một nhóm chủ thể xâm hại tới môi trường, vì vậy cần phải có sự can thiệp của cơ quan công quyền. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật, Nhà nước (mà cụ thể là cơ quan nhà nước hay các tổ chức nhân danh nhà nước) có thể:

- Nhân danh quyền lực công cộng; hoặc

- Không nhân danh quyền lực công cộng [tr 190, 62].

nhân, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản của những người yếu thế thì Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)