Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 170)

Việt Nam

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng như đã trình bày ở trên, theo tác

giả trong thời gian tới, Nhà nước nên có những giải pháp để hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích,

hỗ trợ phát triển NLTT, góp phần đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường đã đặt ra, cụ thể như sau:

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo

a) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật để phát triển năng lượng tái tạo:

Một là, việc xây dựng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT phải được thực hiện từng bước, cẩn trọng phù hợp với điều kiện kinh tế,

kỹ thuật, xã hội, chính trị, trình độ dân trí, tuyệt đối không được nóng vội. Nhà

hoặc ngân sách nhà nước không đủ để hỗ trợ, hoặc gây ra phản ứng dữ dội từ phía người dân do phải tăng thuế, phí, từ đó dẫn tới không đảm bảo được an ninh năng lượng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Việc khai thác, sử dụng NLTT vì mục đích kinh tế hay sinh hoạt đều có

giá thành cao hơn rất nhiều so với việc khai thác, sử dụng NLSC, bởi các yếu tố

khách quan và tự nhiên đem lại, vì các nguồn NLTT thường tập trung tại các

vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo, miền núi hoặc nông thôn như thủy năng,

phong điện, địa nhiệt, thủy triều, khí sinh học; các thiết bị để đầu tư, khai thác và sử dụng NLTT thường có giá thành cao so với việc khai thác, sử dụng năng

lượng truyền thống. Đồng thời, các nước đều có quan điểm phát triển là kết hợp

NLTT với việc triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Giá thành năng lượng NLTT phải phản ánh được lợi ích mà nó đem lại cho môi trường, xã hội, tuy nhiên đây là giá trị khó có thể định lượng.

Cạnh tranh trong thị trường năng lượng sẽ là không công bằng đối với NLTT, nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ của chính phủ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các lợi ích về môi trường, xã hội tại chỗ cũng như việc

giảm các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu được lượng hoá và đưa vào giá

năng lượng thì trong nhiều trường hợp giá năng lượng từ một số nguồn NLTT có

thể cạnh tranh bình đẳng với một số nguồnnăng lượng truyền thống khác. Vì vậy,

Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT để nguồn

NLTT được phát triển,đủ khả năng cạnh tranh với nguồn NLSC.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển NLTT, một sốnước trên thế giới (EU,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Philipin, Ấn độ, Thái Lan,…) đã xây dựng, ban hành Luật

Năng lượng tái tạo nhằm thu hút vốn đầu tư vào các dự án, chương trình khai thác,

sử dụng NLTT, nhiều quốc gia đã có những chính sách tài chính hấp dẫn như giảm

thuế, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ về đất, mặt bằng…, trong đó, hầu hết các nước thuộc

EU và một số nước Châu Á đều có chính sách cắt giảm thuế khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển NLTT. Nhìn chung, hoạt động đầu tư vào các dự án khai thác, sử dụng NLTT được điều chỉnh bởi các nhóm văn bản pháp luật sau:

-Hệ thống các văn bản quy định về lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi, khuyến

hải đảo lại là các khu vực có tiền năng lớn về NLTT, do đó khi đầu tư vào lĩnh vực NLTT thì chủ đầu tư có thể được tiếp cận các ưu đãi khác nhau theo lĩnh vực và cả về địa bàn.

-Hệ thống các văn bản quy định về trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức

và cá nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng năng lượng nói chung và NLTT nói riêng. Thông qua các quy định sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và đặc biệt ưu tiên cho việc sử dụng năng lượng được khai thác từ nguồn NLTT, mặc dù giá thành sản phẩm được khai thác từ nguồn NLTT có thể cao hơn so với giá thành sản phẩm được khai thác từ nguồn NLSC.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT giải quyết được các vấn đề liên quan đến biện pháp kích thích lợi ích

kinh tế, đi đôi với trách nhiệm BVMT, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa NLTT và

NLSC là điều kiện cho NLTT được phát triển.

Để xác định mức miễn, giảm thuế đối với việc khai thác, sử dụng NLTT cần phải được xác định trên cơ sở: miễn, giảm đối với loại thuế nào?, căn cứ để được miễn, giảm?, dự án, chương trình khai thác, sử dụng NLTT được triển khai

ở khu vực nào?, có quy mô như thế nào?, mức độ tác động tới an sinh xã hội,

kinh tế và môi trường ra làm sao?, từ đó mới xác định được miễn, giảm loại thế nào và mức miễn, giảm như nào là phù hợp. Đặc biệt là việc xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường của các dự án khai thác, sử dụng năng lượng, cần phải có một hệ thống giám sát, đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định. Đây thực sự là

vấn đề khó đốivới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể tóm tắt các biện

pháp kích thích lợi ích kinh tế mà các nước đang áp dụng như sau:

-Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất ưu đãi và miễn,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng hầu hết ở các nước thuộc EU và Trung Quốc. Trong đó, chủ đầu tư được miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận thu được từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải (Cers) thuộc cơ chế phát triển sạch (CDM).

-Ưu đãi về thuế nhập khẩu: hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện

miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị sử dụng trực tiếp trong dây

được yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả.

-Ưu đãi về thuế môi trường, năng lượng: các loại thuế này được đánh vào

các doanh nghiệp thực hiện khai thác, sử dụng nguồn NLSC; đối với việc khai thác, sử dụng nguồn NLTT thì tùy theo mức độ ảnh hưởng tới môi trường mà được xem xét miễn, giảm. Đối với thuế môi trường được áp dụng hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, riêng đối với thuế năng lượng thì chủ yếu được áp dụng tại các nước khu vực Châu âu.

-Hỗ trợ trực tiếp từ NSNN hoặc từ Quỹ BVMT, Quỹ phát triển NLTT:

Đối với các dự án thân thiện với môi trường, trong đó có dự án phát triển NLTT

được xem xét trợ cấp trực tiếp từ NSNN (hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, thông qua

giá điện hoặc bố trí mặt bằng, đất đai) hoặc hỗ trợ thông qua Quỹ BVMT (một số nước của Châu âu)hoặc Quỹ phát triển NLTT (Trung Quốc).

-Nghĩa vụ hạn ngạch bắt buộc: quy định này được đặt ra tại các nước thuộc thành viên OECD và theo Nghị định thư Kyoto, theo đó các quốc gia thành viên sẽ phải cắt giảm một lượng khí thải nhất định. Để thực hiện được cam kết này, các quốc gia buộc phải tự đặt ra nghĩa vụ hạn ngạch bắt buộc đối với sản xuất NLTT trong tổng sơ đồ phát triển năng lượng của quốc gia. Tại Trung Quốc không bị rằng buộc bởi nghĩa vụ này, xong Chính phủ cũng đặt ra lộ trình phát triển NLTT trong tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia.

-Ưu đãi trong hoạt động đấu thầu: hiện nay chỉ có một số quốc gia trên

thế giới thực hiện quy định này, như Pháp (ưu đãi trong đấu thầu năng lượng

gió), Ai Len, Trung Quốc. Theo đó, Chính phủ được quyền chỉ định trực tiếp nhà thầu thực hiện và cam kết mua toàn bộ sản lượng điện năng phát ra khi nhà máy hoạt động.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát

triển NLTT trên cơ sởđánh giá sự tác động của quy định lên đời sống xã hội:

- Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc quy định về các

biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT cho thấy nó đã có sự tác động tích cực lên đời sống xã hội và môi trường; theo đó các chủ thể trong xã hội đã nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng được khai thác từ nguồn NLTT, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Thực tế cũng chỉ ra rằng, đối với

các dự ánkhai thác, sử dụng NLSC và năng lượng hạt nhân luôn tiềm ẩn các rủi ro về môi trường trong quá trình vận hành, ví dụ như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt là ô nhiễm do chất thải phóng xạ. Từ bài học kinh nghiệm từ các vụ nổ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản hay ô

nhiễm không khí từ các phương tiện công cộng sử dụng nhiên liệu sơ cấp (dầu

DO) của Ấn độ và ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện của các nước khác trên thế giới, hiện nay các nước đã và đang tập trung nghiên cứu, đưa ra nhiều giải pháp nhằm khuyến khích phát triển NLTT, góp phần bảo vệ môi trường.

- Việc ban hành và áp dụng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ

trợ phát triển NLTT đòi hỏi phải có cơ cấu, thể chế phù hợp, đặc biệt là việc giám sát thực thi chính sách, quy định. Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành Luật NLTT, xong các quy định về khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT đã được hình thành và nằm rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều Bộ, ngành trực tiếp soạn thảo, theo dõi. Thực tế hiệu lực thực thi các quy định trong cuộc sống còn thấp, có nhiều quy định không có tính khả thi thực hiện và không có chế tài bắt buộc thực hiện. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đưa các quy định về phát triển NLTT vào cuộc sống.

Mục tiêu chủ yếu của việc áp dụng pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT nhằm đạt được một sự liên kết hữu hiệu giữa chính sách kinh tế và môi trường. Hệ thống các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ

phát triển NLTT đã được các nước công nghiệp phát triển OECD và Trung Quốc nghiên cứu, áp dụng thành công. Đây cũng chính là cơ hội để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam học tập, ứng dụng. Hiện nay, nhu cầu được sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường đang là nhu cầu thiết yếu của người dân, đồng thời trình độ dân trí cũng được phát triển, vì vậy đây được coi là cơ hội thuận lợi để xây dựng, áp dụng các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT một cách có hiệu quả hơn.

Theo quan điểm của tác giả, từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực

và trên thế giới đã thành công trong việc phát triển NLTT, việc thiết lập một hệ thống các quy phạm vừa mang tính khuyến khích, xong lại có tính cưỡng chế cao sẽ được coi là mấu chốt để thành công, đây là cơ sở pháp lý để thực thi được

các chính sách vào cuộc sống. Như vậy, việc hệ thống hóa và xây dựng một văn bản Luật về vấn đề này là hết sức cần thiết để đạt các mục tiêu quốc gia về phát triển NLTT đã đề ra. Văn bản Luật là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất, quan trọng nhất để các cấp từ Trung ương tới địa phương triển khai, thực hiện, không hình thành cơ chế “xin - cho”, qua đó sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước

về NLTT, thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng NLTT vì

mục đích kinh doanh và sinh hoạt, bổ sung công suất cho hệ thống, thay thế nguồn

NLSC đang dần cạn kiệt, đảm bảo cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, miền núi,

hải đảo đáp ứng mục tiêu điện khí hoá nông thôn Việt Nam và thúc đẩy hoạt động

nghiên cứu, phát triển và và chuyển giao công nghệ về sử dụng nguồn NLTT.

Cùng với việc thiết lập hành lang pháp lý, Việt Nam cũng cần phải tiến

hành mạnh mẽ hơn nữa về công tác cải cách thủ tục hành chính, đi đôi với nó là cơ chế thanh tra, kiểm tra và giám sát việc khai thác, sử dụng NLTT trên nguyên tắc

đảm bảo là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an toàn, BVMT và hơn hết

là đáp ứng được nhu cầu của người dân được sống trong môi trường trong lành, sử dụng được các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, cụ thể:

- Nhà nước phải đơn giản hóa các thủ tục, quy trình đầu tư.

- Công khai lộ trình phát triển NLTT và các biện pháp khuyến khích, hỗ

trợ từ phía nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

- Áp dụng hài hòa các nguyên tắc PPP, BPP, kích thích lợi ích kinh tế,

công quyền can thiệp; đồng thời phổ cập chúng tới toàn thể các đối tượng trong xã hội để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với môi trường, ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, trong đó có nguồn NLTT.

- Xây dựng hệ thống các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tính chất của

nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

- Đảm bảo tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thông qua hệ thống

kích thích lợi ích kinh tế như thuế, phí và các biện pháp tài chính, hỗ trợ khác, Nhà nước đóng vai trò như người trọng tài công tâm.

Các quy định rõ ràng về khuyến khích, hỗ trợ phát triển NLTT là rất cần thiết nhằm cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng trong thực tiễn cuộc sống,

đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020;

sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị

Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

quản lý tài nguyên và BVMT… Các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chính là những cam kết rõ ràng nhất của Việt Nam đối với các nước trên thế giới trong công cuộc BVMT, giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu, tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của người dân.

b) Rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, để đảm bảo pháp luật không bị chồng ch o, mâu thuẫn và có khoảng trống pháp luật:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống pháp luật còn nhiều tồn tại, hạn

chế, quá trình thực thi không đạt được hiệu quả. Vì vậy việc rà soát, hệ thống hóa và ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp tới phát triển NLTT là hết sức cần thiết, cần phải khẩn trương thực hiện, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Rà soát các quy định về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển

NLTT đang rải rác ở các Luật có liên quan để đảm bảo nguyên tắc thống nhất,

đồng bộ, ví dụ như Luật Điện lực, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật BVMT,

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)