Phòng quản lýrủi ro thị trườngPhòng pháp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- VIETTINBANK (Trang 53 - 58)

Phòng pháp

chế

vụ khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả hoạt động mà còn góp phần thực hiện chính sách tín dụng phân tán, chia nhỏ rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

3.1.3 Chú trọng nâng cao chất lương nguồn nhân sự

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của Ngân hàng, quyết định đến hiệu quả tín dụng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng Công thương cần thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, giúp ngân hàng sử dụng đúng người, đúng việc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồnnhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó ngân hàng Công thương cần thường xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo đủ về số lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Đồng thời ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm các cá nhân tham gia vào bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro, ngân hàng Công thương cần có chính sách và giải pháp nhằmthường xuyên đánh giá, sàng lọc và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

3.1.4 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

quyết định có đầu tư hay không. Để thẩm định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải thu thập, thẩm định, xử lý thông tin liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ góp phần giúp việc đánh giá, thẩm định chính xác, nâng cao tốc độ xử lý và chất lượng của quyết định cho vay và đầu tư.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thông tin giúp phòng ngừa, ngặn chặn và hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

3.1.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sóttrong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Thêm vào đó cần thực hiện chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị. Đây là cơ chế động lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt và xử lý những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của Ngân hàng tuỳ theo mức độ vi phạm. Có thưởng, phạt nghiêm minh mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mỗi cán bộ nhân viên nghiệp vụ, từng đơn vị, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng.

Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên nghiệp trực thuộc Khối Quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giao quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng độc lập một cách khoa học, hợp lý.

Rà soát, thống kê và phân tích cơ sở dữ liệu cấp tín dụng, các khoản tín dụng rủi ro, đánh giá nguyên nhân rủi ro để xây dựng hệ thống phân cấp phê duyệt tín dụng một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (2011), “Xếp hạng tín nhiệm”, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (2011), “Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Quản trị ngân hang thương mại hiện đại”, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Sổ tay tín dụng Vietinbank (2011).

Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần VietinBank. Được lấy ngày 05/01/2013, từ http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/about/index.html.

Website Trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực Vietinbank: http://www.vietinbankschool.edu.vn.

Mỹ Linh, Thanh Nga (2013). “Chuyển đổi mô hình tín dụng hướng tới khách

hàng”. Được lấy ngày 20/03/2013, từ

http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichinhnganhang/20 13/20130226.html.

Ths. Nguyễn Đức Tú - Giảng viên Trường ĐT và PTNNL (2011). “Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Được lấy ngày

01/03/2013. Từ http://www.vnba.org.vn/?

PHỤ LỤCPhụ lục 2: Bảng chấm điểm xếp hạng khách hàng cá nhân. Phụ lục 2: Bảng chấm điểm xếp hạng khách hàng cá nhân. Điểm số Hạng khách hàng Đặc điểm Mức độ rủi ro Nhóm nợ 91 – 100 AAA Tình hình tài chính lành mạnh,

thu nhập ổn định, công việc/ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, đạo đức tín dụng cao, khả năng trả nợ tốt.

Rất thấp. 1

81 – 90 AA Tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập ổn định, đạo đưc tín dụng cao, khả năng trả nợ tốt. Rất thấp, nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng AAA. 1 74 - 80 A Khách hàng có thể chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

Mức độ rủi ro thấp.

1

70 - 73 BBB Khahcs hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Trung bình 2

63 – 69 BB Tiềm lực tài chính trung bình, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn hoặc chịu ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh tài chính có

Trung bình, tuy nhiên khả năng trả nợ gốc và lãi thấp hơn mức

khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

BBB 60 – 62 B Khách hàng có nhiều nguy cơ

mất khả năng trả nợ

Cao hơn mức trung bình

2 56 – 59 CCC Khách hàng đang bị suy giảm

khả năng trả nợ. Trong điều kieenjcacs yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận. Xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao 3

53 - 55 CC Khách hang đang bị suy giảm khả năng trả nợ Rất cao, khả năng trả nợ của khách hàng kém 3 44 – 52 C Khách hàng trong trường hợp đã làm thủ tục xin phá sản hoặc các đông thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn được duy trì

Rất cao, ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay

4

20 – 43 D Khách hàng mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã xảy ra

Đặc bệt cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi vốn cho vay

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- VIETTINBANK (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w