Mô hình kiểm soát rủiro

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- VIETTINBANK (Trang 42 - 46)

2. Cơ cấu tổ chức của khối quản lýrủi ro

1.1.30Mô hình kiểm soát rủiro

2.1.1.18Mục đích của mô hình kiểm soát rủi ro

Kiểm tra giám sát tín dụng chuyên trách nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong việc tuân thủ qui định của Pháp luật và các qui chế, qui định, qui trình nội bộ;giúp Tổng giám đốc thực hiện việc kiểm tra để rà soát, tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, đảm bảo hoạt động cấp tín dụng an toàn hiệu quả, đúng pháp luật.

2.1.1.19Tần suất kiểm tra và giám sát:

Giám sát tín dụng được thực hiện thường xuyên hàng ngày;

Tại Chi nhánh, kiểm tra tín dụng được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt, thực hiện kiểm tra đột xuất khi có biểu hiện không bình thường, đảm bảo kịp thời phát hiện, báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý, phòng ngừa sai phạm, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Tại Trụ sở chính, tổ chức các đợt kiểm tra tín dụng đối với các phòng khách hàng và các phòng nghiệp vụ có liên quan tối thiểu mỗi năm một lần vào thời điểm thích hợp (trừ trường hợp có qui định khác).

Kiểm tra để rà soát, tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, đựợc thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất.

2.1.1.20Phương pháp kiểm tra và giám sát:

Phương pháp giám sát:

Sử dụng chức năng cảnh báo trực tuyến của hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu thông tin được thiết kế, cài đặt ngay trong các qui trình thuộc nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở chính, thuộc hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá

Ngân hàng và các qui định khác có liên quan.

Theo dõi và phân tích các loại báo cáo thống kê ngày, tháng, quí và năm liên quan đến hoạt động tín dụng trên hệ thống thông tin báo cáo quản lý (INCAS và thủ công).

Phương pháp kiểm tra:

Cán bộ kiểm tra sử dụng linh hoạt và tổng hợp các phương pháp kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ các hồ sơ tín dụng của khách hàng ( còn hoặc không còn dư nợ ). Trường hợp số lượng hồ sơ quá nhiều và không có đủ thời gian để kiểm tra hết, thì dùng phương pháp chọn mẫu một số hồ sơ để kiểm tra.

Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với khách hàng và kiểm tra thực tế về hồ sơ, sổ sách, tài liệu có liên quan và thực tế hiện trường của khách hàng. Phỏng vấn CBTD nhằm đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết và phát hiện các biểu hiện rủi ro đạo đức của CBTD.

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong mô hình mới của Ngân hàng Công thương thể hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng, tuy nhiên việc kiểm soát thể hiện rõ và chặt chẽ ở các khâu sau:

Thẩm định rủi ro tín dụng

Việc thẩm định rủi ro tín dụng do khối quản lý rủi ro tại TSC thực hiện với các công việc cụ thể: Nghiên cứu hồ sơ cho vay, dự thảo HĐTD, HĐBĐTVTV do Phòng khách hàng cá nhân cung cấp, tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra thực tế (nếu cần) để thu thập thêm thông tin, phát hiện các dấu hiệu rủi ro; lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và dự thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐTVTV. Trình báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng cho người /cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay…

Với việc tách riêng giai đoạn thẩm định tín dụng lên cho khối QLRR thì thông tin về khách hàng trở nên đầy đủ, khách quan và minh bạch hơn; thêm vào đó nhờ sự chuyên môn hóa công việc nên hiệu quả của việc thẩm định sẽ được nâng cao, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro phát sinh trong quá trình lập HĐTD, HĐBĐTVTV.

Phê duyệt cho vay và ký HĐTD, HĐBĐTVTV

Với mô hình tín dụng giai đoạn 2, các cấp phê duyệt tín dụng được chia thành các cấp phê duyệt tại chi nhánh và các cấp phê duyệt tại TSC. Cụ thể, tại chi nhánh có

các cấp được quyền phê duyệt tín dụng: Giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở. Trong khi đó, tại TSC có các cấp: trưởng/phó phòng xếp hạng tín dụng và phê duyệt GHTD, trưởng/phó phòng kiểm soát và phê duyệt tín dụng, phòng kiểm soát và phê duyệt tín dụng kéo dài tại TP.HCM, tổng giám đốc/ phó tổng giám đốc, hội đồng tín dụng TSC, hội đồng quản trị.

Người /cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay căn cứ nội dung tờ trình thẩm định, đối chiếu đề xuất của Phòng khách hàng cá nhân và Phòng/tổ QLRR (nếu có) với các điều kiện cho vay của NHCTVN và thẩm quyền phán quyết của mình để quyết định:

Nếu đồng ý, phải ghi rõ: (i) số tiền cho vay, (ii) phương thức cho vay, (iii) thời hạn cho vay, (iv) lãi suất cho vay, (v) cách thức trả nợ gốc và lãi, (vi) biện pháp bảo đảm tiền vay, kiểm tra lại HĐTD, HĐBĐTVTV và ký.

Nếu không đồng ý, phải ghi rõ quyết định và lý do không cho vay.

Nếu chưa đủ thông tin để quyết định, có thể yêu cầu Phòng khách hàng cá nhân bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ cho vay hoặc thẩm định lại hoặc có thể yêu cầu Phòng/ tổ QLRR thẩm định rủi ro tín dụng.

Việc hình thành thêm các cấp phê duyệt tín dụng mới tại TSC với vai trò thay thế các phòng QLRR tại chi nhánh đã giảm bớt quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh cũng như tập trung các quyền này về phía TSC. Điều này đồng nghĩa với việc khối QLRR tại trụ sở chính giờ đây sẽ đóng vai trò quyết định chính trong việc cấp tín dụng hay không đối với các khoảng vay có quy mô thông thường.

2.1.1.21Thẩm định tài sản đảm bảo

Để quyết định cho vay hay không, việc thẩm định khách hàng, phương án sử dụng vốn vay, phương án sản xuất kinh doanh... là điều cần thiết. Tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời TSĐB cũng tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay. Do đó mục đích thẩm định tài sản bảo đảm là để xác định tài sản có đúng chủ sở hữu không? Có tranh chấp

không? Khi phát mại có dễ bán không? Giá trị thu được thực tế có bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế, phí theo quy định hay không?

NHCT ban hành quy định về cấp Đảm bảo tín dụng, trong đó có quy định cụ thể các đối tượng khách hàng được phép nhận đảm bảo tín dụng, các loại tài sản có thể làm tài sản đảm bảo… Việc định giá tài sản phải được thực hiện bởi tổ định giá hoặc công ty định giá độc lập trong các trường hợp đặc biệt theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHCT cũng quy định định kỳ hàng năm hoặc ngắn hơn khi cần thiết các đơn vị phải tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo để xem xét khả năng bảo đảm an toàn của tài sản đảm bảo.

2.1.1.22Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

NHCT thực hiện trích lập một khoản dự phòng chung bằng 0.75% trên tổng các khoản cho vay chưa được thanh toán thuộc các nhóm từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 và các thu bảo lãnh còn hiệu lực, thư tín dụng, các cam kết cho vay không hủy ngang tại ngày cuối tháng hoặc ngày cuối quý trước đo.

NHCT cũng trích lập dự phòng cụ thể trên cơ sở rủi ro tín dụng thuầ của cá khoản vay và tạm ứng (được tính sau khi đã trừ đi giá trị của cá khoản bảo đảm đã nhận) đối với mỗi khách hàng theo tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm nợ Phận loại nợ Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhớm 4 Nợ nghi ngờ 50%

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- VIETTINBANK (Trang 42 - 46)