MÔ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG
3.1 Những giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Trong quá trình chuyển đổi mô hình, việc theo dõi sát sao và đưa ra những hướng dẫn sủa đổi kịp thời của hội đồng quản trị và tổng giám đốc là rất quan trọng trong việc áp dụng mô hình tại các chi nhánh. Chính vì vậy, các giải pháp đầu tiên có thể kể đến là các giải pháp từ cấp cao, liên quan đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
3.1.1 Định hướng tín dụng và chính sách tín dụng
Ngân hàng Công thương cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng, quy trình giám sát tín dụng và xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu để đưa ra những dự báo chính xác và kịp thời phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời NHCTVN cũng cần cân nhắc và xem xét lại cơ cấu tài sản nợ có để đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu huy động vốn nhằm giảm chi phí giá vốn tín dụng xuống mức thấp nhất.
3.1.2 Mở rộng mang lưới hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm
Ngân hàng Công thương cần quy hoạch, phát triển mạng lưới các Trung tâm kinh doanh chuyênphục vụ các khách hàng doanh nghiệp một cách hợp lý và tập trung được nguồn lực; Bên cạnh đó cần đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ (chủ yếu là các Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm, Điểm Giao dịch) chuyên phục vụ khách hàng cá nhân tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, như các khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các điểm tập trung đông dân cư. Việc