Mức dùng hóa chất:
+ H2O2: 40% lượng còn lại của tổng mức dùng
+ NaOH: 1,5% + Natrisilicat: 3% +DTPA: 0,4% + MgSO4: 0,05% Điều kiện tẩy: + Nồng độ: 15 %
+ Thời gian tẩy: 180 phút + Nhiệt độ tẩy: 850C.
b. Tẩy trắng bằng đithionit:
Tất cả các mẫu thí nghiệm đều được tẩy theo quy trình: + Na2S2O4: 1% so với bột KTĐ
+ Nồng độ tẩy: 10% + Thời gian: 20 phút + Nhiệt độ : 600C
37
Bột sau tẩy rửa sạch và trung hòa bằng H2SO4 tới pH = 5 – 5,5 trước khi đem nghiền tới 37 – 400SR trong máy nghiền tiêu chuẩn PFI. Xeo mẫu và phân tích tính chất bột.
Quá trình tẩy được tiến hành trong túi PE.
Để chọn được điều kiện tối ưu cho quy trình sản xuất bột cơ học theo công nghệ P-RC-APMP, phương pháp quy hoạch thực nghiệm Box-Wilon đã được lựa chọn [4]. Trong đó chủ yếu là tối ưu hóa các điều kiện công nghệ trong giai đoạn thẩm thấu bao gồm: mức dùng NaOH; mức dùng H2O2 và thời gian thẩm thấu. II.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và phương pháp bảo quản tới khả năng sản xuất bột giấy của nguyên liệu đay
Sau khi sử dụng phương pháp quy hoạch thưc nghiệm, tối ưu hóa và lựa chọn được quy trình tối ưu nhất đối với nguyên liệu đay mới thu hoạch. Quy trình này sẽ được áp dụng cho các mẫu đay được bảo quản 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng đối với cả 2 phương pháp bảo quản. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá ảnh hưởng của thời gian và phương pháp bảo quản tới chất lượng bột thương phẩm, cũng như những điều chỉnh về mặt công nghệ.
II.3.5. Phân tính chất cơ lý của bột cơ học
Các tính chất của bột P-RC- APMP sau tẩy trắng được xác định theo các tiêu chuẩn sau:
+ Xeo mẫu để xác định độ trắng của bột: TCVN 6729 : 2000 + Xác định định lượng: TCVN 1270 : 2000 + Xác định độ bền kéo: TCVN 1862-1: 2000 + Xác định độ bền xé: TCVN 3229 : 2000 + Xác định độ trắng: TCVN 1865 : 2000
38
CHƯƠNG III