Máy ép bột thành kiện – đóng gó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 33 - 36)

Bột khô từ cyclon làm nguội được rơi vào hai máng dẫn bột vào máy ép bột. Bột ban đầu được ép dồn theo phương ngang vào trong buồng ép chính, ở đó máy ép sẽ thực hiện nhiều lần ép để thành một kiện dầy. Mỗi kiện có trọng lượng 200kg với kích thước 900 x 630 x 365 mm.

Các kiện bột đủ trọng lượng được xếp vào nhau theo quy cách thẳng hàng, kiện bột được đẩy tới trạm bao gói, ở đây giấy bao gói từ các cuộn giấy sẽ bọc các kiện bột lại. Quá trình bao gói, gấp bao gói được thực hiện tự động hóa, sau đó kiện bột được chuyển qua máy buộc dây kẽm. Các kiện sau đó được hệ thống băng tải, và xe nâng chuyển tới kho chứa.

Ngoài hệ thống dây chuyền thiết bị chính hãng, hiện đại nhà máy còn trang bị các hệ thống phụ trợ đồng bộ khác như: hệ thống xử lý nước thải kết hợp giữa xử lý hóa học – xử lý kỵ khí – xử lý hiếu khí; hệ thống xử lý và cung cấp nước sản xuất; trạm điện và hệ thống cung cấp; nồi hơi động lực...

Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, lâu dài chủ đầu tư đã lập phương án quy hoạch vùng nguyên liệu và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt giai đoạn 2001 – 2010: Vùng nguyên liệu sẽ tập trung tại hai huyện Mộc Hóa và Thạnh Hóa với tổng diện tích là 15.000 ha bao gồm:

+ Huyện Thạnh Hóa gồm các xã: Tân Hiệp, Thạnh Phước, Thuận Nghĩa Hòa, 1 phần xã Thạnh Phú, một phần xã Thủy Đông, 1 phần xã Tân Tây, 1 phần xã Tân Đông và khu vực ngoại vị thị trấn Thạnh Hóa với tổng diện tích 10.000 ha

28

+ Huyện Mộc Hóa gồm các xã: Bình Tân, Bình Hiệp, Thạnh Trì, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Thạnh, Tân Thành và một phần xã Bình Phong Thạnh với tổng diện tích là 5.000 ha.

Mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương, các sở ban ngành và nhân dân trong vùng ủng hộ cùng với sự nỗ lực của chủ đầu tư, song do lĩnh vực mới nên trong quá trình thực hiện, dự án vẫn gặp một số khó khăn:

1. Trong quá trình thiết kế công nghệ, hạng mục về thu gom, vận chuyển, xử lý, bảo quản nguyên liệu chủ đầu tư đã tự làm song do không lường hết được các khó khăn như: đặc điểm của ĐBSCL là mùa thu hoạch đay rất ngắn, trong mùa mưa lũ, nên không thể phơi khô, tồn trữ tại ruộng mà phải được vận chuyển về khu vực cao ráo và xử lý trước khi bảo quản. Hơn nữa chủ đầu tư cũng chưa có nghiên cứu và lựa chọn phương pháp bảo quản tối ưu, phù hợp với điều kiện khí hậu ở ĐBSCL. Chính vì vậy hàng ngàn tấn đay tươi và đay sợi của niên vụ 2007 và 2008 đã không được thu gom, bảo quản tốt (đay tươi xếp đống tại bãi của nhà máy) nên đã hư hỏng rất nhiều: mốc đen, mục nát, vỏ tách khỏi thân...

2. Về công nghệ, chưa có nghiên cứu từ nguyên liệu đay trồng trên thực địa của vùng ĐBSCL cũng như những thay đổi về chất lượng theo thời gian bảo quản nguyên liệu.

3. Trong quá trình thực hiện dự án đã vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, nên mặc dù máy móc nhập về khá đầy đủ song chủ đầu tư không đủ tiềm lực để tiếp tục thực hiện dự án dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, kéo theo hệ lụy là nguyên liệu đay người dân trồng không tiêu thụ được dẫn đến vùng nguyên liệu có nguy cơ bị mất do người dân chuyển qua trồng loại cây trồng khác (như vụ đay 2007, người dân lỗ nặng: tổng sản lượng của huyện Thạnh Phước là 123.000 tấn đay tươi, nhà máy chỉ mua được 3.500 tấn nên lượng còn lại người dân phải mang ra sông ngâm để lấy sợi)

4. Để thúc đẩy dự án, Chính phủ đã có quyết định giao dự án nhà máy bột giấy Phương Nam cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư thay công ty

29

Tracodi Co., Ltd từ ngày 5/8/2009 và ngày 10/01/2010 dự án đã chính thức được khởi động lại.

Chủ đầu tư mới đang rất băn khoăn về tính khả thi của nguyên liệu cũng như vùng nguyên liệu cho dự án. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ P-RC-APMP cho nguyên liệu là cây đay Việt Nam là rất cần thiết.

I.2.4. Kết luận từ tổng quan

1. Công nghệ P-RC-APMP là công nghệ sản xuất bột cơ học tẩy trắng có nhiều ưu điểm đã, đang và sẽ được áp dụng nhiều trên thế giới.

2. Nguyên liệu cây đay cách là một loại nguyên liệu khá tốt dùng cho sản xuất bột giấy. Tuy nhiêu đối với sản xuất bột P-RC-APMP thì vẫn còn là mới mẻ cho các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất.

3. Nguyên liệu đay cách khá phù hợp với khu vực điều kiện đất đai, khí hậu ĐBSCL, cây cho năng suất cao, xơ sợi tốt. Dự án sản xuất bột giấy từ cây đay sẽ đảm bảo đầu ra cho cây đay của vùng ĐBSCL.

4. Với dự án nhà máy giấy Phương Nam: công nghệ P-RC-APMP cần được khẳng định lại với nguyên liệu của địa phương; phương án thu gom, xử lý và bảo quản chưa rõ ràng cần được nghiên cứu và lựa chọn tối ưu đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu của khu vực ĐBSCL. Mặt khác cũng cần nghiên cứu thêm các loại nguyên liệu khác mà địa phương có thế mạnh nhằm thay thế một phần cây đay nêu nguyên liệu đay không đủ.

30

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 33 - 36)