PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 36 - 37)

II.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu là giống đay cách, được trồng tại xã Thạnh An – Thạnh Hóa – Long An. Thời điểm lấy mẫu vào tháng 9 niên vụ 2009. Kích thước trung bình của cây: chiều cao trung bình 2,8m; đường kính 18 mm, thân cây có màu xanh

Khối lượng nguyên liệu dùng cho nghiên cứu là 4 tấn đay tươi, được chia làm 2 phần: một nửa bảo quản ngoài trời, một nửa bảo quản trong nhà có mái che.

Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính:

+ Nghiên cứu các điều kiện công nghệ P-RC-APMP đối với nguyên liệu đay mới thu hoạch.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản, phương pháp bảo quản tới chất lượng nguyên liệu và khả năng sản xuất bột giấy của nguyên liệu.

II.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU II.2.1. Hoá chất II.2.1. Hoá chất

Hoá chất sử dụng chính trong nghiên cứu là hoá chất công nghiệp: NaOH, độ thuần 98%; H2O2 nồng độ 50% độ tinh khiết 98,8% và một số hóa chất phụ khác: MgSO4, natrisilicat, DTPA…

Các hoá chất phân tích khác dạng tinh khiết của Trung Quốc

II.2.2 Thiết bị

- Máy nghiền bột tiêu chuẩn PFI, Áo sản xuất - Máy nghiền hà lan 20 lít, Đức

- Máy nghiền bột cơ học do Ấn Độ sản xuất:

+ Công suất động cơ dẫn động đĩa nghiền, kW: 37 + Công suất động cơ vít nạp mảnh, kW : 1,5 + Tốc độ đĩa nghiền, vòng/phút: 1448

+ Đường kính đĩa nghiền, φ350

+ Đĩa nghiền đơn

31

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất - Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank Prufgerate sản xuất - Máy đo độ chịu bục do hãng Metrotex sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield do hãng Siber Hegner sản xuất

- Máy đo độ trắng, Đức

- Các ống đong và pipet của Đức và Trung Quốc

- Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy Sĩ

II.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II.3.1. Xác định thành phần hóa – lý của nguyên liệu đay

a. T trng

Tỷ trọng (hay còn gọi là khối lượng thể tích) của nguyên liệu được xác định theo tiêu chuẩn TAPPI – T258 os – 76. Thể tích mỗi mẫu được xác định bằng thể tích nước bị chiếm chỗ khi nhấn chìm mẫu trong nước, trọng lượng khô kiệt của mẫu sấy ở 1050C được cân chính xác đến mg. Khối lượng trên 1 đơn vị thể tích của mỗi mẫu được tính toán theo công thức (II.1), khối lượng trung bình của các mẫu trên một đơn vị thể tích được tính toán theo công thức (II.2):

ρm (kg/m3) = Pk / Vm (II.1) ρ (kg/m3) = Σρm/n (II.2) Trong đó:

*ρm là khối lượng thể tích của mẫu (tỷ trọng mẫu)

*ρ là khối lượng thể tích trung bình của các mẫu (tỷ trọng trung bình) * Pk là trọng lượng khô kiệt của mẫu (sấy ở 1050C), kg

* Vm là thể tích mẫu, m3 * n là số lượng mẫu

Tỷ trọng của đay chỉ xác định đối với mẫu đay tươi ban đầu với toàn bộ thân cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 36 - 37)