Dây chuyền sản xuất bột P-RC-APMP từ cây đay cách tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 28 - 30)

Cây đay cách được trồng trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ rất lâu, nó được coi như là cây bản địa của vùng, chủ yếu được trồng để lấy sợi. Diện tích tập chung lớn nhất là trên địa bàn tỉnh Long An, tính đến năm 1997 diện là 6.323 ha và năm 2005 là 5.817 ha trong đó đay trồng lấy sợi là 5.653 ha còn lại là để lấy hạt, diện tích trồng cao nhất là 9.000ha và năm 2007 và thấp nhất là năm 2008 chỉ còn 1.500ha. Hiện tại người dân trồng chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ sợi trên thị trường, giá cả không ổn định, lệ thuộc vào khả năng thu mua của các xí nghiệp, cơ sở kinh doanh sợi.

23

Tiêu thụ đay sợi chủ yếu là nhà máy Gradi – Sở Công nghiệp, Công ty đay sợi Sài Gòn, tuy nhiên sản phẩm của nhà máy đang dần bị thu hẹp vì bao chứa sản xuất từ sợi đay đang dần được thay thế bằng các bao bì làm từ polyme hữu cơ có giá thấp và tiện lợi, do vậy cây đay đang dần gặp khó khăn trong tiêu thụ. Việc một nhà máy bột giấy sử dụng nguyên liệu đay đặt tại vùng sẽ mở ra một hướng mới cho người trồng đay.

Trước khi đầu tư xây dựng nhà máy, chủ đầu tư (trước đây là TRACODI) cũng đã tiến hành nghiên cứu khả thi vùng nguyên liệu cũng như khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất bột giấy cơ học tẩy trắng từ cây đay.

Đối với cây đay, chủ đầu tư cũng đã kết hợp với trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây công nghiệp – Bộ nông nghiệp tiến hành thí nghiệm một số giống đay đã sơ tuyển như: giống đay cách Việt Nam (cây bản địa); đay cách HC-583; Việt Viên 4 ; Việt Viên 5; JRC 212; đay Everglade 41 (của Mỹ) về khả năng thích ứng đối với môi trường và điều kiện sinh thái ở một số vùng của ĐBSCL như: Thốt nốt – Cần Thơ; Huyện Hồng ngự - Đồng Tháp; Thạnh Hóa – Long An...Kết quả cho thấy trên vùng đất đặc trưng của khu vực ĐBSCL: hay úng lút, đất chua phèn pH = 4 – 5 chỉ có 3 giống đay phù hợp, cho năng suất cao là đay cách Việt Nam, đay cách HC- 583 và đay cách Everglade 41: thời điểm trồng vụ hè thu; chu kỳ sinh trưởng 120 – 145 ngày ; chiều cao 2,8 – 2,9m; năng suất thân cây tươi đạt 55 – 60 tấn/ha; bẹ tươi 21 – 25 tấn/ha...

Về mặt công nghệ, chủ đầu tư cũng đã kết với Tập đoàn công nghệ giấy và bột giấy Andritz nghiên cứu khả năng làm bột giấy cơ học từ cây đay theo công nghệ P-RC-APMP. Do điều kiện trái vụ đay ở Việt Nam nên quá trình thử nghiệm mẫu đay được lấy từ công ty Kenaf Industries, Texas – USA, bảo quản trên 4 năm, tồn trữ tự nhiên, không bao che (giống Everglade 41, loại giống sẽ được trồng tại Thạch Hóa – Long An). Mẫu được đưa tới phòng thí nghiệm của hãng tại Springfield, Ohio, USA để thí nghiệm trên dây chuyền pilot. Quá trình thí nghiệm trên 40 mẫu chạy thử đã khẳng định: ở độ nghiền CSF 250ml, bột giấy từ đay được sản xuất theo công nghệ P-RC-APMP đạt độ bền đứt 47,6N.m/g, chỉ số xé 6,1mN.m2/g, độ tán xạ ánh sáng là 52m2/kg, độ trắng chưa tẩy đạt 73,5%ISO và qua tẩy trắng đạt 78%ISO. Với chất lượng này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu bột giấy

24

dùng cho sản xuất giấy in, giấy viết...[3]. Trên cơ sở đó chủ đầu tư đã ký hợp đồng với hãng Andritz theo hình thực “ chìa khóa trao tay ” 01 dây chuyền bột cơ học công suất 100.000 tấn/năm với thiết bị đồng bộ và công nghệ P-RC-APMP.

Các công đoạn của dây chuyền sản xuất của nhà máy bao gồm: (xem sơ đồ công nghệ ở trang sau)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy APMO từ cây đay việt nam (kency) (Trang 28 - 30)