Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng người mang ký sinh trùng sốt rét không biểu hiện triệu chứng bằng kỹ thuật RT – qPCR tại huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 53 - 56)

- Địa điểm: Nghiên cứu tiến hành tại 3 xã lần lƣợt thuộc danh sách vùng có sốt rét lƣu hành nặng, vừa và nhẹ của huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông Trong đó, cụ

3.1.Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng tham gia nghiên cứu

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm dân số trên nhóm nghiên cứu 3 xã thuộc huyện Tuy Đức

TT Đặc điểm phân tích Quảng Trực (n = 590) Đăk Ngo (n = 899) Đăk Buk So (n = 1320) 1 Nam/ Nữ 387/203 519/380 713/607 2 Tuổi 39,6 ± 15,7 36,6 ± 15,2 39,2 ± 15,1 3 Dân tộc - Dân tộc thiểu số - Dân tộc Kinh 527 63 857 42 1218 102 4 Làm nông, rẫy (%) 90,1% 85,9% 79,7%

Tổng số mẫu thu tuyển gồm 2809 ngƣời không biểu hiện triệu chứng, trong đó 590 ngƣời tại xã Quảng Trực, 899 ngƣời tại xã Đăk Ngo và 1320 ngƣời tại xã

Đăk Buk So. Về giới tính, tỷ lệ nam/nữ ở các xã Quảng Trực, Đăk Ngo và Đăk Buk So lần lƣợt là 387/203; 519/380 và 713/607 và biểu hiện gần nhƣ tƣơng đƣơng giữa hai giới. Phần lớn là ngƣời đồng bào thiểu số tại chỗ hoặc một số nhóm dân tộc phía bắc di cƣ vào các tỉnh Tây Nguyên làm ăn kinh tế và lập nghiệp, trong đó có mặt hầu hết các huyện của tỉnh Đắk Nông từ 10-15 năm trở lên nhƣ M’Nông (chiếm đa số), H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Ê Đê.

Ngoài ra, còn có một số ngƣời rất ít dân tộc Thó, Khơ Me, Lào, Ktu từ huyện Buôn Đôn, Ea Sup sang đây gần 5 năm và số còn lại là ngƣời Kinh đang sinh sống trong các xã nghiên cứu. Số tuổi trung bình ở ba xã Quảng Trực, Đăk Ngo và Đăk Buk So của huyện Tuy Đức lần lƣợt (39,6 ± 15,7) tuôi; (36,6 ± 15,2) tuổi và (39,2 ± 15,8) tuổi.

Trên thực tế tại các vùng sốt rét lƣu hành (SRLH) thì đa số bệnh nhân mắc sốt rét là ngƣời lớn, tuổi từ 15 trở lên cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên nữ giới cũng có tham gia đi làm nƣơng rẫy và trang trại cùng với gia đình vào các mùa thu hoạch (nhiều nhất) hay có thể đi làm hàng ngày bất cứ mùa nào vì họ còn đi làm cỏ, đi làm bảo vệ rừng, lấy măng rừng, làm đậu xanh, mật ong rừng có thể ở lại trong rẫy một vài ngày vẫn có nên vẫn có nguy cơ mắc sốt rét nếu các biện pháp phòng bệnh cá nhân không đảm bảo nhƣ không nằm màn khi ngủ, làm việc ngoài nhà trƣớc khi ngủ vào ban đêm nhƣ cắt mì, bó cây thuê, lặt đậu và chặt mì vào ban đêm ngoài trời thì nguy cơ mắc sốt rét ở nữ và nam giới đều có thể xảy ra với cơ hội nhƣ nhau, nên nghiên cứu này đã điều tra và lấy máu để phân tích trên cả các nhóm đối tƣợng tham gia kể cả nam giới và nữ giới. Hơn nƣa, mặc dù hiện nay tại các vùng sốt rét lƣu hành, Chƣơng trình PCSR Quốc gia và các dự án liên quan đến PCSR đều cung cấp và phân bổ đầy đủ màn tẩm hóa chất cho mọi gia đình gần 100%, tuy nhiên, số ngƣời dùng màn để ngủ ban đêm hoặc có dùng nhƣng không phải loại màn tẩm hóa chất mà họ dùng một loại màn khác mua từ chợ và chƣa tẩm hóa chất, nên độ bao phủ nằm màn không đạt đƣợc tối đa và cũng có thể bị phơi nhiễm với muỗi sốt rét.

Một số trẻ em cũng đƣợc đƣa vào nghiên cứu này bởi vì ngoài giờ đi học thì chúng còn tham gia đi cùng bố mẹ vào trong rẫy và rừng để tham gia công việc nƣơng rẫy, hoặc chúng có thân hình nhỏ đƣợc bố mẹ cho len lỏi vào bụi tre để cắt lấy măng rừng và có thể ở lại qua đêm ở đó và cũng có thể mắc bệnh sốt rét. Do vậy không những ngƣời lớn mà còn có cả trẻ em cũng tham gia vào nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn tuyển vào hoặc tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu trong đề cƣơng nghiên cứu. Số ngƣời tham gia đa số đang làm nông, làm rẫy hoặc công việc liên quan đến rừng rẫy chiếm đa số, lần lƣợt tại 3 xã là 90,1%; 85,9% và 79,7%. Số còn lại là họ đi vận chuyển gỗ thuê, nghề nghiệp tự do từ thuê mƣớn theo mùa vụ, có thể tham gia lái xe, thu mua bán hàng nông sản theo từng mùa (bắp, bơ, sầu riêng, mức, xoài), hay thu mua thú rừng, kinh doanh mua bán nhỏ, hoặc hàng năm có khoảng thời gian làm nƣơng rẫy, thời gian còn lại họ đi vào các tỉnh phía nam làm thuê, gần mùa thu hoạch, họ lại trở về và đã từng mắc sốt rét trƣớc đây và các dữ liệu trên đây đều phù hợp với tiêu chuẩn chọn.

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng trên nhóm nghiên cứu 3 xã thuộc huyện Tuy Đức

TT Đặc điểm phân tích Quảng Trực (n = 590) Đăk Ngo (n = 899) Đăk Buk so (n = 1320) 1 Thân nhiệt trung bình 36,9 ± 0,4 36,9 ± 0,2 36,9 ± 0,5 2 Cân nặng trung bình 48,6 ± 5,3 50,8 ± 9,1 46,9 ± 7,0

Về thân nhiệt trung bình ở quần thể nghiên cứu tại 3 xã Quảng Trực, Đăk Ngo và Đăk Buk So lần lƣợt là (36,7 ± 0,4)0

C; (36,9 ± 0,2)0C và (36,9 ± 0,5)0C và cân nặng trung bình lần lƣợt tại 3 xã (48,6 ± 5,3)kg; (50,8 ± 9,1) kg và (46,9 ± 7,0) kg. Hầu hết các đối tƣợng tham gia nghiên cứu đều không có biểu hiện triệu chứng của sốt rét (sốt nóng, rét run, đau đầu). Nhiệt độ trung bình cơ thể ở trên các quần thể tham gia nghiên cứu ở 3 xã trong giới hạn bình thƣờng và cân nặng trung bình của nhóm đối tƣợng tham gia lần lƣợt tại 3 xã chƣa thấy trƣờng hợp nào suy dinh dƣỡng.

Nhìn chung, các đối tƣợng tham gia nghiên cứu đều đã và hiện đang sống hoặc làm việc lâu dài trong vùng sốt rét lƣu hành ở ba xã này của huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông nên ít nhiều họ đã có miễn dịch chống lại sốt rét (dù miễn dịch có thể không bền vững), nên nếu có nhiễm thì cũng không hoặc rất ít biểu hiện hoặc biểu hiện với các triệu chứng thông thƣờng không nghĩ đến bệnh sốt rét, đặc biệt triệu chứng sốt bị che lấp trên các ngƣời đang có miễn dịch hoặc bán miễn dịch.

Đây chính là điểm quan trọng trong nghiên cứu này khi đề cập có hay không ngƣời mang ký sinh trùng không biểu hiện triệu chứng trong cộng đồng, nếu có sẽ cùng với một tỷ lệ ngƣời bệnh sốt rét có triệu chứng trở thành gánh nặng bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét cao hơn trong cộng đồng và sẽ là một thách thức kỹ thuật cho Lộ trình phòng chống và loại trừ chủng P. falciparum kháng thuốc tại khu vực đó từ nay đến năm 2025 đối với loài P. falciparum và vào năm 2030 đối với tất cả loài KSTSR Plasmodium spp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng người mang ký sinh trùng sốt rét không biểu hiện triệu chứng bằng kỹ thuật RT – qPCR tại huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 53 - 56)