Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính công đoàn tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)

2 1 Tài chính công đoàn

2.4.2. Khung phân tích

Khung phân tích đề tài được trình bày Hình 2.1

Hình 2.1 Khung phân tích (Nguồn đề xuất của tác giả)

Kết quả công tác quản lý tài chính từ

năm 2016-2018

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài

chính

- Quản lý quá trình tạo lập nguồn tài chính công đoàn;

- Quá trình phân phối nguồn tài chính công đoàn;

- Quá trình sử dụng nguồn tài chính công đoàn.

Thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

21

2.4.3. Các tiêu chí cụ để đánh giá công tác quản lý tài chính công đoàn

hiện nay

Chỉtiêu thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác được đánh giá

bằng cách so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu thực hiện, giữa năm sau với năm trước. Tuy nhiên, do cơ chế thu tài chính hiện nay thay đổi như là KPCĐ (2%) chuyển khoản trực tiếp về Tổng Liên đoàn đối với các CĐCS sản xuất kinh doanh sau đó Tổng liên đoàn phân chia tỷ lệ % trích chuyển khoản cho LĐLĐ cấp Tỉnh, Huyện và công đoàn cơ sở, vì vậy số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn có thể

chưa phản ảnh hết thực chất của công tác thu tài chínhcông đoàn.

Năm 2018 số trích 2% KPCĐ của các doanh nghiệp chuyển về Tổng Liên

đoàn và Tổng Liên đoàn phân chia tỷ lệ chuyển trả cho công đoàn cơ sở là 68%, Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thành Phố 10%, Liên đoàn Lao động Huyện, ngành tương đương 20% còn Tổng Liên đoàn giữ 2%.

Số đơn vị đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn theo Báo cáo quyết toán, dự

toán hàng năm. Qua tổng hợp hàng năm cho thấy, tỷ lệ đơn vị cơ sở có báo cáo quyết toán, dự toán trên tổng số đơn vị quản lý đạt tỷ lệ khoản 65%, nhiều cơ sở không có báo cáo dự toán, quyết toán về công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Vì vậy, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng không thể tổng hợp được số liệu thu, chi tài chính của các cơ sở không nộp báo cáo quyếttoán lên cấp trên.

Công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được đánh giá thông qua tỷ trọng chi của từng cấp, tỷ trọng chi (hiện nay là khoán chi) của các mục chi theo

mục lục thu, chi tài chính công đoàn, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính công đoàn,

việc thực hiện Luật Công đoàn năm 2012.

Theo quy định của Tổng Liên đoàn hiện nay: Đối với công đoàn cơ sở tỷ lệ chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách không vượt 30%, chi hành

chính không quá 10%, chi hoạt động phong trào 60% tổng số của nguồn tài chính

công đoàn cơ sở được sử dụng ( hỗ trợ du lịch không quá 10% của chi hoạt động, trường hợp cần điếu chỉnh tăng tỷ lệ hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân

22

cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhưng tố đa không quá

20% của chi hoạt động phong trào).

Đốivới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, chi lương và phụ cấp cho cán bộ

công đoàn chuyên trách theo đúng hệ số, ngạch bậc quy định của Ban Tổ chức

Trung ương đối với cán bộ đảng, đoàn thể, chi phụ cấp cán bộ công đoàn không

chuyên trách theo hệ số của từng chức danh, các khoản chi hành chính, chi phong trào theo định mức, tiêu chuẩn đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, chi khen thưởng không quá 8% và chi đào tạo.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 trình bày khái quát về tài chính công đoàn, các nội dung chi, định mức thu, chi tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính và tiêu chí đánh giá tài chính công đoàn. Cuối cùng, tác giảđề xuất khung phân tích, cách thức thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu đểlàm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu.

23

Chương 3. THC TRNG CÔNG TÁC QUN LÝ TÀI CHÍNH

CÔNG ĐOÀN HUYN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Khái quát chung về Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình 3.1.1. Khái quát về Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình

Địa chỉ: Thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình

Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch (kiêm thủ quỹ), 01 Chuyên viên văn phòng, 01 Chuyên viên tài chính Kế toán.

Tính đến ngày 31/12/2018, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình quản lý 120 công đoàn cơ sở (gồm 13 công đoàn cơ sở Xã, Thị trấn, 64 công đoàn cơ sở Trường học, 32 công đoàn cơ sở Ngành và 11 công đoàn cơ sở Sản xuất Kinh

doanh) với 6.745 lao động, trong đó có 4.654 đoàn viên công đoàn.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN

THANH BÌNH

Chủ tịch Liên đoàn Lao động

Huyện

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Huyện

(kiêm Thủ quỹ)

Chuyên viên văn

phòng Chuyên viên Tài

24

3.1.2.1. Chức năng

- Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao

động trên địa bàn huyện.

- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám

sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng

nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, Công đoàn

ngành địa phương, Trường học, Công đoàn Công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên

địa bàn và hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ

chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng

quy định của phápluật.

Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia

vào quá trình tố tụng khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh; các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng và nghị quyết đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của CNVCLĐ.

Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế -

25

Vận động công đoàn viên, CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hướng

dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, nghiệp

đoàn. Công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động Tỉnh xây dựng Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh.

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại Liên đoàn Lao huyện Thanh Bình từ năm 2016 đến năm 2018

3.2.1. Đánh giá kết quả chỉ tiêu thu tài chính công đoàn Thu đoàn phí công đoàn

Thực hiện phân cấp thu và quản lý tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng Tháp.

Liên đoànLao động huyện Thanh Bình đã thực hiện phân cấp cho công đoàn

cơ sở thu và quản lý tài chính các công đoàn cơ sở, Liên đoàn Lao động huyện trực tiếp thu kinh phí và quản lý tài chính công đoàn đối với 120 công đoàn cơ sở trực

thuộc theo hướng dẫn của Liênđoàn Lao động Tỉnh Đồng Tháp.

Số liệu chỉ tiêu thu kinh phí công đoàn tại Bảng số 3.1

Bảng 3.1 Tổng hợp chỉ tiêu thu kinh phí công đoàn (2%)

Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu Tỉnh giao Thực hiện trong năm Tỷ lệ % 1 Năm 2016 2.805 2.965 105,70 2 Năm 2017 6.421 3.202 49,86 3 Năm 2018 3.691 3.708 100,46 Cộng 12.917 9.875 256,02

26

Theo số liệu thu kinh phí công đoàn từ năm 2016-2018, số thu kinh phí công

đoàn của Liên đoàn Lao động huyện hàng năm đều tăng tổng cộng là 9.875 triệu

đồng /12.917 triệu đồng, đạt khoản 75%.

Cụ thể dự toán thu kinh phí công đoàn (2%) năm 2016 do Liên đoàn Lao

động huyện Thanh Bình không gửi dự toán của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

nên Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định số 1147/QĐ-LĐLĐ ngày

10/12/2015 về việc Thông báo kinh phí năm 2016 cho đơn vị. Trong 2% kinh phí công đoàn chỉ giao thu 35% thì chỉ tiêu giao là 981,909 triệu đồng cho khu vực hành chính sự nghiệp và 8 triệu đồng cho sản xuất kinh doanh. Khi đó nguồn thu từ Công đoàn Huyện đối với khu vực hành chính sự nghiệp là 2.700 triệu đồng, khu vực sản xuất kinh doanh là 257 triệu đồng. Cho nên trong năm 2016 thu đạt tới 105,70 %.

Năm 2017 thu kinh phí được Tỉnh giao khá cao do thực hiện theo Luật Công đoàn năm 2012, số thu kinh phí công đoàn bao gồm cả thu kinh phí của đơn vị có tổ chức công đoàn và chưa có tổ chức công đoàn, đối tượng thu mở rộng hơn và thu chỉ đạt 49,86% (trong số này thì xảy ra thất thu tại công đoàn sản xuất kinh doanh là 226 triệu đồng/3.900 triệu đồng đạt 17, 3%).

Trong năm 2018 số thu KPCĐ đạt 100,46% do chỉ tiêu giao thu KPCĐ năm

2018 thấp, do số thu KPCĐ trong các doanh nghiệp thu các năm trước không đạt,

nguyên nhân không tiếp xúc trực tiếp với chủ doanh nghiệp nên xảy ra thất thu kéo

dài, vẫn còn thất thu trong công đoàn sản xuất kinh doanh 544 triệu đồng/843 triệu đồng đạt 64,5%.

Thu đoàn phí công đoàn

27

Bảng 3.2 Tổng hợp chỉ tiêu thu đoàn phí công đoàn (1%)

Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu Tỉnh giao Thực hiện trong năm Tỷ lệ % 1 Năm 2016 1.160 1.340 115 2 Năm 2017 2.160 1.587 73,47 3 Năm 2018 1.465 1.488 105,6 Cộng 4.785 4.415 294,07

Nguồn: Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình

Nhìn chung chỉ tiêu Tỉnh giao và số thu đoàn phí công đoàn (1%) năm 2017 cao hơn so với năm 2016 và 2018. Nguyên nhân trong năm 2017 tỷ lệ lao động trong Công đoàn cơ sở mà chủ yếu là doanh nghiệp chưa phản ánh đúng thực tế các công đoàn cơ sở doanh nghiệp còn báo luôn số lao động và số công đoàn viên.

Trong năm 2018 số liệu được xác định theo số lao động được kết nạp công đoàn do các đơn vị báo cáo định kỳ theo mẫu số liệu tổ chức, số liệu dự toán được giao sát hơn so với năm 2017 đạt 105,6%.

Thu khác

Chỉ tiêu thu khác tại Bảng số 3.3

Bảng 3.3 Tổng hợp chỉ tiêu thu khác của công đoàn

Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu Tỉnh giao Thực hiện trong năm Tỷ lệ % 1 Năm 2016 - 55 - 2 Năm 2017 - 67 - 3 Năm 2018 - 23 - Cộng - 145 -

28

Ngoài nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, thu khác cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn thu tài chính công đoàn. Liên đoàn Lao động Tỉnh không giao dự toán thu khác.

Nhưng căn cứ vào số liệu dự kiến của đơn vị Liên đoàn lao động huyện Thanh Bình. Chỉ tiêu thu khác là chỉ tiêu phấn đấu, không phải chỉ tiêu pháp lệnh, đơn vị nào khai thác tốt nguồn này thì có điều kiện để tổ chức các hoạt động tại đơn vị tốt hơn như tăng nguồn thu nhập cho cán bộ chuyên trách tại đơn vị.

Như vậy, từ năm 2016 - 2018, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình luôn

có nguồn thu khác để tiết chế trong các hoạt động cũng như thu nhập tăng thêm cho cán bộ chuyên trách đơn vị tổng số tiền 145 triệu đồng.

3.2.2. Về phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn

Kết quả thực hiện phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng Tháp, Liên đoàn Lao

động huyện Thanh Bình đã chủ động phân cấp cho Công đoàn cơ sở thu tài chính và quản lý tài chính công đoàn cơ sở, hàng năm đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung việc phân cấp cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Việc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình với Công đoàn cơ sở tuy đã có nhiều đổi mới nhằm khuyến khích, động viên những đơn vị cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt dự toán thu, chi tài chính công đoàn.

Hàng năm Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình duyệt dự toán thu, chi tài

chính cho các Công đoàn cơ sở sở bao gồm: Thu kinh phí công đoàn, thu đoàn phí công đoàn và thu khác. Việc phân phối kinh phí cho Công đoàn cơ sở được bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ trước khi giao dự toán thu, chi tài chính hàng năm và điều hành thực hiện dự toán theo kế hoạch.

Liên đoànLao động huyện Thanh Bình được Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng

Tháp giao chỉ tiêu trích nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn theo quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dự toán của Liên đoàn Lao động huyện gửi đầu năm.

29

Năm2016 số thu kinh phí công đoàn 2% là 2.900 triệu đồng, đoàn phí 1.300

triệu đồng, nộp nghĩa vụ về Liên đoàn Tỉnh là 1.400 triệu đồng.

Năm 2017 thu kinh phí công đoàn 3.200 triệu đồng, đoàn phí công đoàn 1.500 triệu đồng, nộp nghĩa vụ về Liên đoàn Lao động Tỉnh là 600 triệu đồng/2.4 00 triệu đồng, số tiết kiệm nộp là 242 triệu đồng.

Tong năm 2018 số thu kinh phí công đoàn 2% là 3.708 triệu đồng, đoàn phí 1% là 1.488 triệu đồng và các khoản trích nộp về Liên đoàn Lao động Tỉnh theo quy định là: Nộp nghĩa vụ 844 triệu đồng /838 triệu đồng, đạt 100,73%, nộp tiết kiện hành chính, phong trào 204 triệu đồng /213 triệu đồng, đạt 95,77%.

Đốivớicác công đoàn các cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao huyện Thanh Bình

thực hiện theo đúng tỷ lệ quy định của Liên đoàn Lao động Tỉnh tại từng thời điểm

cụ thể như đã trình bày ở chương 1. Ví dụ như năm 2017, đơn vị HCSN hoặc doanh

nghiệp nộp kinh phí công đoàn 2% thì Công đoàn cơ sở được cấp đủ 67% của số kinh phí công đoàn đã đóng lên cấp trên. Về đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở thu đoàn phí công đoàn được giữ lại 60%, nộp lên cấp trên 40% số thu đoàn phí công đoàn.

Bên cạnh đó trong quá trình giao thu và phân phối nguồn thu tài chính công

đoàn cũng gặp nhiều hạn chế tuy đãđược thực hiện trên diện rộng nhưng chưađiều

chỉnh kịp thời,vẫn còn mang tính bình quân, khoán thu.Do tình hình số lượng công

đoàn viên của các công đoàn cơ sở khác nhau, nhất là khu doanh nhiệp, hợp tác xã

có số lao động theo hợp đồng, mùa vụ nên việc thu kinh phí gặp khó khăn, trình độ

nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của kế toán công đoàn cơ sở không đồng đều, chủ

yếu kiêm nhiệm. Nên có đơn vị khi được phân cấp thu, chi quản lý tài chính công

đoàn thì làm đúng theo quy định Tổng Liên đoàn, có đơn vị không phát huy được gây thất thu và quyết toán tài chính sai quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính công đoàn tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)