7. Cấu trúc của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư - lao động:
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, dân số tỉnh là 1.038.229 ngƣời . Trong đó dân cƣ nông thôn là 74,1%, dân số thành thị là 25,9%. Thành phần dân số này có xu hƣớng tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn.
Dânsố Bắc Ninh là dân số trẻ với mức 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lƣợng đƣợc nâng cao, lƣợng dân số trẻ này là lực lƣợng lao động có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế:
“Có thể thấy, trong 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn thử thách, tuy vậy nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh luôn giữ ở mức cao. GDP tăng bình quân đạt mức 15,1% /năm, trong đó mức tăng công nghiệp- xây dựng là 18,3%, dịch vụ là 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 1,2%”. Đây là mức tăngcao nhất qua các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh. Năm 2010, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.800USD vƣợt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 20,4 triệu đồng, khu vực nông thôn là16,4 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2010 đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tƣ cho phát triển đƣợc đẩy mạnh, góp phần tăng cƣờng hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong 5 năm thực hiện trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.
Xuất phát là một tỉnh phần lớn dựa vào nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu nhƣ không có nhiều. Đến nay, tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung, hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với các nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động. Công nghiệp Bắc Ninh từ thứ 19 (2004) vƣợt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm”.Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng trong nƣớc mà còn tăng khối lƣợng sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tƣ phát triển. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 cả nƣớc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại đƣợc mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nông nghiệp:
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn khó khăn do diễn biến bất thƣờng của thời tiết nhƣng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lƣợng cây trồng tăng : năng suất lúa đạt 60 tạ/ha; sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha nhƣ: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh…
Giao thông:
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều ƣu thế về giao thông vận tải. Mạng lƣới giao thôngđƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ đã đƣợc hình thành và phát triển từ lâu. Thêm vào đó, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên đƣợc Chính phủ quan tâm
đầu tƣ cho phát triển các tuyến đƣờng quan trọng: Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn.
Bưu chính - viễn thông:
Trong thời kỳ cách mạng công nghệ, bƣu chính - viễn thông đƣợc coi là ngành quan trọng góp phần trong tăng trƣởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, Nhà nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã tập trung cho lĩnh vựcnày theo hƣớng ứng dựng công nghệtạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lƣợng.
Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần trong công tác chỉđạo, điều hành của các cơ quanNhà nƣớc.
Văn hóa - Du lịch:
Bắc Ninh đƣợc biết đến nhƣ là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu là công trình chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật văn hoá rất riêng của Bắc Ninhlà các làn điệu dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hƣơng Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Giáo dục - Đào tạo:
Bắc Ninh là nơi sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phƣơng duy nhất trong cả nƣớc có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ. Truyền thống hiếu học năm xƣa đã và đang đƣợc lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nƣớc, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổthông.
Nhƣ vậy, các yếu tố xã hội của Bắc Ninh cũng mang nhiều thuận lợi cho đầu tƣ vào tỉnhcũng nhƣ xây dựng các chính sách thu hút FDI cho tỉnh.
3.1.3 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh
3.1.3.1 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Mặc dù luồng vốn đầu tƣ từ khu vực FDI đƣợc kỳ vọng tạo tăng trƣởng cho Việt Nam, tuy nhiên theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tỷ trọng vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, và nếu so năm 2013 với 1995 thì chỉ giảm 1,6 điểm (từ 42% xuống 40.4%); một điều đặc biệt là từ khi hội nhập WTO năm 2017 đến nay, vốn đầu tƣ cho khu vực KKNN lại có xu hƣớng tăng lên, trong khi đó, khu vực ngoài nhà nƣớc và khu vực FDI có xu hƣớng giảm xuống.
Bảng 3.1. Cấu trúc vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp
Năm Cơ cấu
Tổng số DN NN DN NNN DN FDI 1995 100 42,0 27,6 30,4 1996 100 49,1 24,9 26,0 1997 100 49,4 22,6 28,0 1998 100 55,5 23,7 20,8 1999 100 58,7 24,0 17,3 2000 100 59,1 22,9 18,0 2001 100 59,8 22,6 17,6 2002 100 57,3 25,3 17,4 2003 100 52,9 31,1 16,0 2004 100 48,1 37,7 14,2 2005 100 47,1 38,0 14,9 2006 100 45,7 38,1 16,2
Năm Cơ cấu Tổng số DN NN DN NNN DN FDI 2007 100 37,2 38,5 24,3 2008 100 33,9 35,2 30,9 2009 100 40,5 33,9 25,6 2010 100 38,1 36,1 25,8 2011 100 37,0 38,5 24,5 2012 100 40,3 38,1 21,6 2013 100 40,4 37,7 21,9 2014 100 39,9 38,4 23,3 2015 100 38,0 38,7 23,3 2016 100 37,6 39,0 23,4 2017 100 Nguồn: Tổng cục thống kê
Mặc dù số vốn của khu vực FDI chỉ chiếm khoảng 22% trong tổng vốn nhƣng giá trị xuất nhập khẩu của khu vực này ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu cao, cao nhất là 2008 với tổng mức nhập siêu lên tới trên 18 tỷ Đô la Mỹ. Đối với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hoàn toàn là vấn đề lớn, trong trƣờng hợp nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc. Tuy nhiên thực tế là, phần lớn các loại hàng hóa đƣợc nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu … dùng cho sản xuất phải nhập khẩu, rồi sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu. Điện tử, máy tính và linh kiện: điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép là một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam … lại mang nặng tính gia công, hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp, giá trị thu về cho nền kinh tế không cao. Theo nghiên cứu về tình hình nhập siêu
và tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 2000-2016, nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trƣởng khá trong giai đoạn này. Năm 2012, dù xuất siêu đạt 284 triệu USD thì tăng trƣởng GDP vẫn đạt đƣợc 5,03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.
Số liệu thống kê cho thấy rằng, từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO (2007) đến nay, độ mở của nền kinh tế Việt Namrất lớn, xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2007-2016 tăng 364%, nhập khẩu hàng hóa tăng 279%. Tuy nhiên, nếu xét kỹ theo sở hữu, có thể thấy khu vực FDI tăng nhanh hơn khu vực trong nƣớc khá nhiều, xuất khẩu hàng hóa của khu vực FDI tăng 472%, tăng trƣởng xuất khẩu bình quân của khu vực FDI giai đoạn 2007-2016 tăng khoảng 21% một năm và tăng trƣởng bình quân về nhập khẩu khu vực FDI khoảng 22% một năm, trong khi tăng trƣởng về xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực này giai đoạn tƣơng ứng là 11% và 7% năm. Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng cho thấy khu vực FDI đang nhanh chóng chiếm thị phần xuất khẩu và cả nhập khẩu, năm 2005 xuất khẩu của khu vực FDI chiếm trong tổng giá trị xuất khẩu khoảng 57% thì đến năm 2016 xuất khẩu khu vực này chiếm trong tổng giá trị xuất khẩu lên đến 72%, tƣơng tự, cơ cấu nhập khẩu của khu vực FDI cũng tăng từ 35% năm lên 59% năm 2016.
Xu hƣớng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI trở nên ngày càng lấn lƣớt, dần chiếm lĩnh thị phần của các bộ phận kinh tế trong nƣớc. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nƣớc trong năm 1995 chiếm tới 73% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhƣng đến năm 2000 giảm chỉ còn 52,98%, năm 2017 là 27,5%; cùng với đó, khu vực FDI tăng lên tƣơng ứng từ 27% năm 1995 lên 47,02% năm 2000 và 72,5% năm 2017. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự thay đổi lớn, khi mà khu vực kinh tế trong nƣớc đã nhƣờng lại 33,2% thị phần cho khu vực FDI trong giai đoạn 2000-2017.
Bảng 3.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 1995-2017
ĐVT:%
Năm Khu vực kinh tế trong nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1995 73,0 27,0 1996 70,3 29,7 1997 65,0 35,0 1998 65,7 34,3 1999 59,4 40,6 2000 53,0 47,0 2001 54,8 45,2 2002 52,9 47,1 2003 49,6 50,4 2004 45,3 54,7 2005 42,8 57,2 2006 42,1 57,9 2007 42,8 57,2 2008 44,9 55,1 2009 46,8 54,2 2010 45,8 55,2 2011 43,1 56,9 2012 36,9 64,1 2013 33,2 66,8 2014 32,6 67,4 2015 29,4 70,6 2016 28,5 71,5 2017 27,5 72,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 3.3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 1995-2017
Năm Khu vực kinh tế trong nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1995 82,0 18,0 1996 81,7 18,3 1997 72,4 27,6 1998 76,8 23,6 1999 71,2 28,8 2000 72,2 27,8 2001 69,3 30,7 2002 66,1 33,9 2003 65,1 34,9 2004 65,3 34,9 2005 62,9 37,1 2006 63,3 36,7 2007 65,4 34,6 2008 65,5 34,5 2009 62,7 37,3 2010 56,4 43,6 2011 57,4 42,6 2012 47,3 52,7 2013 43,6 56,4 2014 43,0 57,0 2015 41,4 58,6 2016 41,5 58,5 2017 40,1 59,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu cho thấy, thì khu vực kinh tế trong nƣớc đều nhập siêu suốt từ 1995 đến 2017 và khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài luôn xuất siêu. Nếu năm 1995, khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ xuất siêu 5 triệu USD thì đến năm 2017, xuất siêu của khu vực này lên đến trên 25 tỷ USD; trong năm 1995 thì khu vực trong nƣớc nhập siêu 2,7 tỷ USD và đến 2017 thì con số là trên 25 tỷ USD. Rõ ràng, tổng số xuất siêu đều đến từ khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài, nên, dù cán cân thƣơng mại có cân bằng đi nữa, thì thực tế, nguồn lợi khi xuất siêu là nguồn lợi cho ngƣời khác chứ không dành cho Việt Nam.
Cũng từ số liệu của Tổng cục thống kê, xuất khẩu củ khu vực FDI là rất lớn (72,5%), nhƣng giá trị gia tăng đóng góp vào GDP chỉ khoảng 18% trong tổng giá trị xuất khẩu. Thực ra so với đóng góp của khu vực tƣ nhân là 10%, khu vực nhà nƣớc là 32%, khu vực cá thể 33%, điều này chứng minh nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế gia công manh mún; không một quốc gia nào có thể phát triển nếu nền kinh tế dựa vào gia công và cá thể nhỏ lẻ. Nhƣng thực tế là từ năm 2005 đến nay, tỷ trọng này không thay đổi đáng kể.
Bảng 3.4. Tỷ trọng đóng góp GDP của các thành phần kinh tế ĐVT :% Năm KTNN KTNNN KTCT Khu vực có vốn ĐTNN KTCT KTTT KTTN 2005 37,6 32,1 6,6 8,5 32,1 15,2 2006 36,7 31,9 6,3 9,0 31,9 16,1 2007 35,3 31,9 6,1 9,7 31,9 17,0 2008 35,1 47,5 5,9 10,2 31,4 17,4 2009 34,7 48,0 5,8 10,5 31,7 17,3 2010 33,5 48,8 5,3 10,7 32,8 17,7 2011 32,7 49,3 5,2 10,9 33,2 18,0 2012 32,2 48,3 5,0 10,9 32,3 19,5
Năm KTNN KTNNN KTCT Khu vực có vốn ĐTNN KTCT KTTT KTTN 2013 32,3 48,4 4,5 8,7 35,3 19,3 2014 31,9 48,2 4,5 8,7 35,0 19,9 2015 31,9 48,0 4,5 8,8 34,8 20,1 2016 32,0 47,3 4,4 9,1 33,8 20,7 2017 28,63 41,74 3,76 8,64 29,34 19,63 Nguồn Tổng cục Thống kê
Sản xuất của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu là làm gia công và phần thu đƣợc từ xuất khẩu của khu vực này chỉ là phần gia công, hàm lƣợng giá trị gia tăng cực kỳ thấp trong giá trị xuất khẩu. Về bản chất xuất khẩu của khu vực này là xuất khẩu của nƣớc chủ sở hữu mƣợn thị trƣờng Việt Nam do có sự ƣu đãi hơn sang những nƣớc thứ 3 khác. Nếu hàng hóa do khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất nhƣng bán tại Việt Nam thì thực chất là họ xuất khẩu sang Việt Nam và lợi nhuận cao hơn khi họ sản xuất trong nƣớc hoặc lựa chọn xuất khẩu sang Việt Nam do đƣợc nhận quá nhiều ƣu đãi và nhân công rẻ mạt. Điều này đƣợc thể hiện qua đóng góp của khu vực FDI trong GDP tuy giá trị xuất khẩu lớn nhƣng giá trị gia tăng của khu vực này rất thấp.
Xét theo nguyên tắc thƣờng trú thì sựlớn mạnh của khu vực FDI có thể làm tăng GDP nhƣng lại làm nguồn lực của nền kinh tế ngày càng bị thu hẹp thông qua chỉ tiêu về tiết kiệm của nền kinh tế, trong khi các chỉ tiêu này của các nƣớc của quản của doanh nghiệp FDI lại tăng. Một vấn đề đặt ra là ngoài việc khu vực FDI có trình độ quản lý tốt, nguồn vốn mạnh, thì các chính sách của Việt Nam lại đang làm lợi cho khu vực này quá nhiều, trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc lại không đƣợc hƣởng những ƣu đãi này. Chính sách thuế của Việt Nam bao gồm cả việc miễn thuế cho các doanh nghiệp làm gia công (mà FDI chủ yếu gia công), nếu doanh nghiêp nội địa
cũng nhập loại hàng hóa đó để sản xuất bán trong nƣớc thì phải chịu đủ từ thuế nhập khẩu đến VAT trong khi các doanh nghiệp gia công đƣợc miễn thuế. Vậy, chính sách này sẽ làm hạn chế khả năng phát triển của công nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ.
3.1.3.2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào Bắc
Ninh và tác động của nó đến phát triển kinh tế nói chung và an ninh kinh tế