Giải pháp từ phía chính quyền tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh (Trang 107 - 113)

7. Cấu trúc của đề tài

4.2.2. Giải pháp từ phía chính quyền tỉnh Bắc Ninh

Từ những hạn chế đã chỉ ra ở phần trƣớc, có thể kể ra những giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhƣ sau:

4.2.2.1. Chính sách phải đưa ra những lựa ch n về chủ đầu tư, lĩnh vực đầu tư

Có một vấn đề Bắc Ninh gặp phải là lĩnh vực đầu tƣvào tỉnh chủ yếu là các ngành nghề gia công, lắp ráp, những ngành nghề có giá trị gia tăng thấp và có tác động xấu đến môi trƣờng. Chính sách FDI thế hệ thứ nhất có thể chỉ tập trung vào số lƣợng dự án hay giá trị dự án, tuy nhiên, thế hệ FDI thứ hai yêu cầu một chính sách có tính bền vững hơn để đảm bảo an ninh kinh tế của địa phƣơng. Bắc Ninh có thể học tập kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc- một tỉnh mà số lƣợng dự án không nhiều nhƣng giá trị lại cao, và quan trọng hơn, Vĩnh Phúc sẵn sàng từ chối các dự án khổng lồ nhƣng không đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng. Bắc Ninh có thể không cần từ chối các dự án, nhƣng cần có cam kết bổ sung các hạng mục nhằm mục tiêu bảo vệ môi trƣờng; hoặc chính sách nên giữ lại những ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao, và giảm các chính sách ƣu đãi cho nhóm ngành lắp ráp truyền thống. Đặc biệt, chính sách cần khuyến khích chuyển giao công nghệ nhằm cải thiện dần dần nền kinh tế. Một trong những mong muốn của các địa phƣơng nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đó là chuyển giao công nghệ cho nƣớc sở tại. Một quốc gia không thể sống dựa quá lâu vào nguồn vốn nƣớc ngoài, bị vắt kiệt tài nguyên và lao động để làm giàu cho nhà đầu tƣ mà không thể cải thiện đƣợc phƣơng thức sản xuất trong nƣớc. Vì thế, mấu chốt là phải đƣa ra các chính sách khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào trong nƣớc, thì phải chấp nhận chuyển giao công nghệ cho địa phƣơng.

4.2.2.2. Chính sách phải hướng đến c n bằng giữa các địa bàn đầu tư

Tại Bắc Ninh, các KCN chủ yếu tập trung tại một số huyện có điều kiện hạ tầng giao thông tƣơng đối thuận lợi, vì thế dẫn đến những khó khăn trong công tác thu hồi đất, đảm bảo môi trƣờng, an ninh trật tự… Nên nếu tỉnh có thể đƣa ra những chính sách nhằm phân bổ lại các dự án đầu tƣ, cân bằng giữa các huyện trên địa bàn tỉnh sẽ giải quyết cả vấn đề nêu trên, thêm vào đó, là giúp trong việc phát triển đồng đều các địa phƣơng trong tỉnh.Phân bổ đều dự án sẽ giúp cho công tác thu hồi đất hay các thủ tục khác diễn ra dễ dàng hơn, do không có sự tập trung dồn các dự án vào cùng một khu vực. Khi các dự án có thể phân bố đồng đều, thì sẽ phân bố mật độ cƣ dân một cách hợp lý, tránh đƣợc những yếu tố về môi trƣờng hay mất an ninh trật tự do tập trung công nhân tại cùng một khu vực. Thêm vào đó, có thể thấy, các dự án di chuyển về các địa phƣơng có trình độ phát triển kém hơn sẽ là cơ hội phát triển cho địa phƣơng đó, nhƣ cơ sở hạ tầng, dịch vụ đều sẽ có khả năng đƣợc cải thiện. Vì thế, một chính sách nhằm cân bằng giữa các địa bàn đầu tƣ sẽ giúp đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh trật tự. Giải pháp về chính sách có thể là các tiêu chí ƣu đãi cho các dự án đầu tƣ vào khu vực khó khăn hơn, hay địa phƣơng nên chủ động giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng, giao thông … nhằm hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

4.2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư FDI

Tỉnh cần tiếp tục công cuộc cải cách hành chính, tăng hiệu quả trong công tác phối hợp xúc tiến đầu tƣ; hạn chế những bất cập trong công tác phối hợp sau cấp phép. Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch về trình tự thủ tục, thông tin về các quy hoạch và điều kiện cho đầu tƣ. Bên cạnh đó, tỉnh cần nâng cao vai trò trong công tác quản lý dự án, mối liên hệ giữa chính quyền với ban quản lý các KCN, kiểm soát tốt sự

vận hành của các dự án, tiến độ dự án hay lợi nhuận thực của dự án để kiểm soát thuế và các khoản thu nhà nƣớc.

4.2.2.4. C n bằng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước

Dù đầu tƣ nƣớc ngoài đang là động lực lớn cho sự phát triển của kinh tế Bắc Ninh, thì chính quyền tỉnh cần chú ý rằng: điều quyết định cho sự lớn mạnh bền vững và an ninh kinh tế đó là các thành phần kinh tế trong nƣớc. Nếu một nền kinh tế quá phụ thuộc vào đầu tƣ nƣớc ngoài thì sẽ không thể phát triển đƣợc. Chƣa kể, các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vốn đã có ƣu thế về vốn, về công nghệ, nhƣng khi vào tỉnh lại nhận đƣợc quá nhiều ƣu đãi (ví dụ nhƣ Dự án Samsung Display mới đây) so với doanh nghiệp trong nƣớc sẽ khiến doanh nghiệp trong nƣớc yếu thế, không thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế nƣớc ngoài. Để đảm bảo cho một nền kinh tế khỏe mạnh, đảm bảo an ninh kinh tế, Bắc Ninh cần đƣa ra các chính sách ƣu đãi hợp lý, đảm bảo quyền lợi giữa các thành phần kinh tế.

4.2.2.5. Đảm bảo nguồn nh n lực chất lượng cao, tránh hiện tượng chảy máu chất xám ngay trong nước

Tuy chƣa có một số liệu cụ thể đƣa ra về tình hình lao động có chất lƣợng bỏ các cơquan nhà nƣớc hay thậm chí là doanh nghiệp trong nƣớc (bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc), nhƣng có một hiện tƣợng mà các nhà quản lý cần để ý. Đó là chính sách giữ ngƣời tài cho khối nhà nƣớc đang gặp vấn đề, khi ngƣời lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề sẵn sàng rời khu vực nhà nƣớc để sang khu vực doanh nghiệp nƣớc ngoài với mức thu nhập cao hơn nhiều lần. Rõ ràng, với việc mất đi nguồn nhân lực chất lƣợng cao vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ làm cho các thành phần kinh tế trong nƣớc càng trở nên khó khăn trong việc cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Trong suốt những nămqua, chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế của Việt Nam nói chung và tại Bắc Ninh nói riêng đã thu đƣợc những kết quả bƣớc đầu khá đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới với nhiều yêu cầu về đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và an ninh kinh tế, chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế cần có những điều chỉnh theo những tiêu chí đánh giá chính sách. Chính sách cần chủ trọng vào tính hiệu quả, tính công bằng để nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế. Nhƣ vậy, cần có những điều chỉnh từ phía trung ƣơng và những điều kiện áp dụng ở địa phƣơng nhằm hƣớng tới một chính sách hiệu quả.

Trong điều chỉnh chiến lƣợc và chính sách FDI, Bắc Ninh cần đặt FDI trong chiến lƣợc phát triển chung của nền kinh tế, xác định lại vị trí của FDI cũng nhƣ quan hệ của FDI với doanh nghiệp trong nƣớc, điều chỉnh lại các chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Cần đặt các chủ thể FDI trong cơ chế cạnh tranh bình đẳng của thị trƣờng, lấy sự phát triển lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc làm trọng tâm, dẫn đến việc hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc sẽ trở thành FDI với nƣớc ngoài, đó mới là mục tiêu phù hợp, đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển kinh tế bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2018, Dự thảo Chiến lược thu hút FDI giai đoạn

2018-2030

2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng,2017, Đầu tư nước ngoài: Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp.

3. Nguyễn Thị Kim Anh, 2014, Đánh giá chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Tuệ Anh cùng các cộng sự, 2006, Tác động của đầu tư trực

tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, CIEM.

5. Nguyễn Bạch Đằng, 2017, Luận án Tiến sĩ “Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội

6. Khổng Văn Thắng, 2017, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, tập 33, số 1.

7. Nguyễn Quốc Việt cùng các cộng sự, 2014, Đánh giá chất lượng của thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam,

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 1. 8. Chính phủ, 2005, Luật Đầu tư,

9. Phan Phan Tuấn Anh, 2013, Tác động hai mặt của FDI đến nền kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, trang 12, số. 184

10. Phạm Văn Hùng, 2015, Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở vùng kinh tế tr ng điểm phía

11. Nguyễn Thị Mai Hƣơng, Trần Thị Mơ, 2014, Thực trạng và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 3-2014.

12. Hà Quang Tiến, 2014, Luận án Tiến sĩ “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

13. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017. 14. Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, 2018.

15. Đặng Thành Cƣơng, 2012, Luận án Tiến sĩ “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An”, Đại học kinhtế quốc dân. 16. Lê Công Toàn, 2001, Luận án Tiến sĩ “Các giải pháp tài chính nhằm

tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam”, ĐH kinh tế Quốc dân 17. Trần Đăng Long, 2002, Luận án Tiến sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện

công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại TP. Hồ Chí Minh”

18. Trƣơng Thái Phiên cùng các cộng sự, 2000, Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phụ vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, BộTài chính.

Tài liệu nƣớc ngoài

1. Khun Sokang, 2018, The Impact of Foreign Direct Investment on the Economic Growth in Cambodia: Empirical Evidence, International Journal of Innovation and Economic Development Volume 4, Issue 5, December 2018, Pages 31-38.

2. Eduardo Borensztein, Jose De Gregorio, Jong-Wha Lee, 1998, How does foreign direct investment affect economic growth, Journal of International Economics, v45(1,Jun), 115-135

3. Mehdi Behname, 2012, Foreign direct investment and economic grow: Evidence from Southern Asia, Atlantic Review of Economics, 2st Volume.

4. Jame K Jackson, 2013, Foreign Investment and National security: Economic Considerations, Congressional Research Service.

5. Ghaith Alzaidy, Mohd Naseem Bin Niaz Ahmad, Zakaria Lacheheb, 2014, The Impact of Foreign-direct Investment on Economic Growth in Malaysia: The Role of Financial Development, International Journal of Economics and Financial Issues.

6. Jorge Bermejo Carbonell, Richard A.Werner, 2018, Does Foreign Direct Investment Generate Economic Growth? A New Empirical Approach Applied to Spain, Journal Economic Geography, Volume 94, issue 4. 7. Cosmin Gabriel Bolea, 2014, The relation between the foreign direct

investments and the economic security in Latin America, National Autonomus University of Mexico.

8. Anna Strelchuk, 2012, The effect of FDI entry mode on Economic growth: Ukraine, MA thesis, Kyiv School of Economics.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)