7. Cấu trúc của đề tài
4.2. Một số giải pháp chính sách về thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp
tiếp nƣớc ngoài nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế
4.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách từ phía nhà nước
4.2.1.1. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước, hoàn thiện môi trường
kinh doanh cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhằm hướng tới tính hiệu quả của chính sách
Thực tiễn tình hình thực hiện Luật doanh nghiệp trong hơn 03 năm qua cũng cho thấy, một số nội dung của Luật còn tồn tại những hạn chế nhƣ: Phân tán về thủ tục đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành. Một số thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp không còn phù hợp, không còn cần thiết, tạo ra chi phí không cần thiết cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Do đó, yêu cầu tiếp tục
đơn giản hóa và bãi bỏ thủ tục hành chính không còn phù hợp, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và xã hội là cần thiết, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hƣớng đến năm 2021.
Bên cạnh đó, một số quy định của Luật Đầu tƣ chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng, không tƣơng thích với sự thay đổi pháp luật có liên quan và với thực tiễn mới phát sinh. Một số quy định của Luật chƣa tạo thuận lợi cho cổ đông bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa tính đến doanh nghiệp trong đó Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối.
Cần hoàn thiện thể chế, chính sách và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh theo chuẩn mực thị trƣờng đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế là tiền đề quan trọng để đƣa ra đƣợc một thu hút ĐTNN đầy đủ gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế. Cần hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp, trình độ năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định thành công trong việc thu hút và sử dụng ĐTNN, tránh để trƣờng hợp doanh nghiệp biến mất mà không có một sự can thiệp nào từ các cơ quan quản lý. Đối với doanh nghiệp, cần phát triển, nâng cao năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là năng lực về công nghệ và quản trị là yếu tố quan trọng để tiếp nhận và tăng cƣờng liên kết với khu vực ĐTNN, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa của ĐTNN đối với nềnkinh tế.
Nếu cần thiết, nên chú ý những điều khoản dành cho các doanh nghiệp vi phạm những quy định về môi trƣờng, gian lận về thuế hoặc chuyển giá nhằm tăng tính răn đe và bảo đảm hiệu quả phục vụ mục tiêu phát triển gắn
với đảm bảo an ninh kinh tế. Chính sách cần chặt chẽ, đầy đủ các nội dung, có các chế tài nghiêm khắc xử lý vi phạm.
4.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm đảm bảo tính công bằng và tính đồng bộ của chính sách
Cần hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ tài chính đối vơidoanh nghiệp FDI. Hỗ trợ tài chính ở đây đƣợc hiểu là các chính sách ƣu đãi về thuế nhƣ giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu, cho thuê đất với mức giá ƣu đãi. Những tiêu chí quan trọng xác định loại hình và quy mô ƣu đãi bao gồm
- Địa điểm đầu tƣ (dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao…).
- Lĩnh vực đầu tƣ (có chính sách ƣu đãi dành cho những lĩnh vực đƣợc ƣu tiên nhƣ công nghệ cao hay giáo dục và y tế).
Đồng thời, Việt Nam cũng có cả những chính sách ƣu đãi nhƣ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp FDI bằng cách hạn chế phạm vi áp dụng ở các công ty đầu tƣ nƣớc ngoài và các bên nƣớc ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chính sách cũng dựa trên số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra. Những chính sách khuyến khích hành vi khác chủ yếu tập trung vào khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng, nâng cấp kỹ năngvà thúc đảy liên kết thông qua chuyển giao công nghệ. Các gói ƣu đãi cũng thƣờng đƣợc cung cấp thông qua các khu Công nghệ cao. Nhìn chung mục tiêu của những chính sáchƣu đãi của Việt Nam vừa dàn trải, chồng chất. Trong một số trƣờng hợp, kết quả dự kiến của một số chính sách ƣu đãi còn chƣa rõ ràng và còn chồng chéo giữa xúc tiến đầu tƣ FDI, thúc đẩytăng trƣởng bình đẳng, nâng cấp công nghệ, tạo việc làm và các mục tiêu xã hội khác.
Quan điểm về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cần thay đổi theo hƣớng ƣu đãi thuế không phải là yếu tố quyết định. Để đảm bảo đƣợc tính hiệu quả của
các chính sách ƣu đãi thuế, đặc biệt để các chính sách gắn bó chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế thì các yêu cầu về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định và minh bạch của thể chế có ý nghĩa rất quan trọng.
Cụ thể, về chính sách ƣu đãi thuế cần bám sát mục tiêu, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc, quản lý nợ công theo các Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội là “tập trung cơ cấu lại nguồn thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế... hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tƣ, điều tiết thu nhập hợp lý”.
Theo đó cải cách ƣu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tƣ có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nƣớc trong giai đoạn sắp tới trên cơ sở thu hẹp diện ƣu đãi theo ngành, lĩnh vực, chỉ tập trung khuyến khích ƣu đãi thuế vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, lĩnh vực xã hội hóa, công nghệ, môi trƣờng và liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thống nhất toàn bộ ngành, lĩnh vực, địa bàn ƣu đãi thuế đƣợc quy định tại các Luật thuế, không thực hiện theo các luật chuyên ngành.
Về chính sách ƣu đãi tài chính khác cần hoàn thiện chính sách ƣu đãi về đất đai theo hƣớng rà soát lại các ƣu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tƣ và các chính sách khác của Nhà nƣớc. Xác định rõ đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi về đất đai để ƣu đãi của Nhà
nƣớc đến đƣợc trực tiếp với ngƣời đƣợc thụ hƣởng. Việc ƣu đãi phải thực chất và chỉ nên thực hiện đối với các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trƣờng, đầu tƣ vào địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các đối tƣợng chính sách.
4.2.1.3. Thực hiện các chính sách để tăng cường liên kết các nguồn đầu tư FDIhướng tới tính hiệu quả
Nền tảng nhà cung cấp trong nƣớc mạnh là một tài sản cạnh tranh trong xúc tiến đầu tƣ và là yếu tố quan trọng để duy trì đầu tƣ FDI cũng nhƣ cải thiện gia tăng giá trị trong nƣớc. Sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc cũng cho phép chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển năng lực công nghệ trong nƣớc. Việt Nam vẫn còn chậm thực hiện các chính sách hiện hành đƣợc thiết kế để hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ trong nƣớc tham gia vào chuỗi cung ứng FDI. Cụ thể đây là phân khúc FDI định hƣớng xuất khẩu và thuộc nhóm tìm kiếm hiệu quả, là lĩnh vực mà sự phát triển của các liên kết thƣợng nguồn cần có chính sách cụ thể hơn. Cụ thể là các chính sách kết nối doanh nghiệp FDI đồng bộ và thực hiện các chính sách kết nối doanh nghiệp FDI. Các chính sách này nên hƣớng vào việc khuyến khích chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Mục tiêu của chính sách thu hút FDI giai đoạn mới là hi vọng FDI có thể giúp cải thiện phƣơng thức sản xuất trong nƣớc, nhằm phát triển nền kinh tế theo hƣớng hiện đại, chứ không phải là nền kinh tế dựa vào lắp ráp và gia công. Nếu chính sách có thể đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ, sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh kinh tế, trên cơ sở nền kinh tế có cơ sở tăng trƣởng bền vững theo hƣớng hiện đại.
4.2.1.4. Giải pháp chính sách thúc đẩy nguồn cung kỹ năng
Nhà đầu tƣ ở tất cả các lĩnh vực đều cần nguồn nhân lực có kỹ năng cần thiết (kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng mềm…). Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có chƣơng trình cụ thể và dài hơi. Trƣớc tiên phải nắm bắt đƣợc cung cầu quốc gia theo ngành nghề, có thể tiến hành bằng khảo sát. Sau đó tiến hành các chƣơng trình có sự phối hợp giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp thông qua các khóa dạy nghề, các cải cách giáodục dài hạn…
Có một vấn đề đang diễn ra ở Việt Nam, đó là các trƣờng Đại học thì rất nhiều nhƣng chất lƣợng đầu ra không đảm bảo. Các đây vài năm, khi Intel đầu tƣ vào Việt Nam và tuyển kỹ sƣ cho nhà máy, thì số lƣợng ứng viên ngƣời Việt đáp ứng đƣợc yêu cầu của công ty là không nhiều. Rõ ràng, nếu với tình trang đào tạo nhƣ hiện giờ, Việt Nam sẽ không thể là điểm đến cho các dự án có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao, chúng ta sẽ lại đi vào lối mòn của các dự án chỉ dựa vào thâm dụng lao động, thâm dụng vốn và đất đai. Tuy nhiên, tất cả đều biết, những dự án nhƣ thế không thể giúp cải thiện phƣơng thức sản xuất trong nƣớc theo hƣớng hiện đại, giúp nền kinh tế có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dƣ.
Chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế không thể bỏ qua việc đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là cơ sở thu hút các ngành nghề tạo ra lƣợng lớn giá trị gia tăng, vì thế, Nhà nƣớc cần xây dựng những chính sách nhằm cải thiện kết quả đầu ra của ngành giáo dục. Ví dụ: cần nắm bắt đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng lao động, các tiêu chí mà doanh nghiệp cần, để xây dựng khung chƣơng trình phù hợp cho từng trƣờng, từng chuyên ngành đào tạo. Có các chính sách khuyến khích sự liện kết giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng, đảm bảo cung đáp ứng đƣợc cầu, cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng…
4.2.2. Giải pháp từ phía chính quyền tỉnh Bắc Ninh
Từ những hạn chế đã chỉ ra ở phần trƣớc, có thể kể ra những giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhƣ sau:
4.2.2.1. Chính sách phải đưa ra những lựa ch n về chủ đầu tư, lĩnh vực đầu tư
Có một vấn đề Bắc Ninh gặp phải là lĩnh vực đầu tƣvào tỉnh chủ yếu là các ngành nghề gia công, lắp ráp, những ngành nghề có giá trị gia tăng thấp và có tác động xấu đến môi trƣờng. Chính sách FDI thế hệ thứ nhất có thể chỉ tập trung vào số lƣợng dự án hay giá trị dự án, tuy nhiên, thế hệ FDI thứ hai yêu cầu một chính sách có tính bền vững hơn để đảm bảo an ninh kinh tế của địa phƣơng. Bắc Ninh có thể học tập kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc- một tỉnh mà số lƣợng dự án không nhiều nhƣng giá trị lại cao, và quan trọng hơn, Vĩnh Phúc sẵn sàng từ chối các dự án khổng lồ nhƣng không đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng. Bắc Ninh có thể không cần từ chối các dự án, nhƣng cần có cam kết bổ sung các hạng mục nhằm mục tiêu bảo vệ môi trƣờng; hoặc chính sách nên giữ lại những ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao, và giảm các chính sách ƣu đãi cho nhóm ngành lắp ráp truyền thống. Đặc biệt, chính sách cần khuyến khích chuyển giao công nghệ nhằm cải thiện dần dần nền kinh tế. Một trong những mong muốn của các địa phƣơng nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đó là chuyển giao công nghệ cho nƣớc sở tại. Một quốc gia không thể sống dựa quá lâu vào nguồn vốn nƣớc ngoài, bị vắt kiệt tài nguyên và lao động để làm giàu cho nhà đầu tƣ mà không thể cải thiện đƣợc phƣơng thức sản xuất trong nƣớc. Vì thế, mấu chốt là phải đƣa ra các chính sách khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào trong nƣớc, thì phải chấp nhận chuyển giao công nghệ cho địa phƣơng.
4.2.2.2. Chính sách phải hướng đến c n bằng giữa các địa bàn đầu tư
Tại Bắc Ninh, các KCN chủ yếu tập trung tại một số huyện có điều kiện hạ tầng giao thông tƣơng đối thuận lợi, vì thế dẫn đến những khó khăn trong công tác thu hồi đất, đảm bảo môi trƣờng, an ninh trật tự… Nên nếu tỉnh có thể đƣa ra những chính sách nhằm phân bổ lại các dự án đầu tƣ, cân bằng giữa các huyện trên địa bàn tỉnh sẽ giải quyết cả vấn đề nêu trên, thêm vào đó, là giúp trong việc phát triển đồng đều các địa phƣơng trong tỉnh.Phân bổ đều dự án sẽ giúp cho công tác thu hồi đất hay các thủ tục khác diễn ra dễ dàng hơn, do không có sự tập trung dồn các dự án vào cùng một khu vực. Khi các dự án có thể phân bố đồng đều, thì sẽ phân bố mật độ cƣ dân một cách hợp lý, tránh đƣợc những yếu tố về môi trƣờng hay mất an ninh trật tự do tập trung công nhân tại cùng một khu vực. Thêm vào đó, có thể thấy, các dự án di chuyển về các địa phƣơng có trình độ phát triển kém hơn sẽ là cơ hội phát triển cho địa phƣơng đó, nhƣ cơ sở hạ tầng, dịch vụ đều sẽ có khả năng đƣợc cải thiện. Vì thế, một chính sách nhằm cân bằng giữa các địa bàn đầu tƣ sẽ giúp đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh trật tự. Giải pháp về chính sách có thể là các tiêu chí ƣu đãi cho các dự án đầu tƣ vào khu vực khó khăn hơn, hay địa phƣơng nên chủ động giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng, giao thông … nhằm hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
4.2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư FDI
Tỉnh cần tiếp tục công cuộc cải cách hành chính, tăng hiệu quả trong công tác phối hợp xúc tiến đầu tƣ; hạn chế những bất cập trong công tác phối hợp sau cấp phép. Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch về trình tự thủ tục, thông tin về các quy hoạch và điều kiện cho đầu tƣ. Bên cạnh đó, tỉnh cần nâng cao vai trò trong công tác quản lý dự án, mối liên hệ giữa chính quyền với ban quản lý các KCN, kiểm soát tốt sự
vận hành của các dự án, tiến độ dự án hay lợi nhuận thực của dự án để kiểm soát thuế và các khoản thu nhà nƣớc.
4.2.2.4. C n bằng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài và