1.3.1.1. Các mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
Thứ nhất, mô hình chi trả (pay-box system): Mục tiêu chính sách công của
các hệ thống BHTG theo mô hình chi trảlà thực hiện chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Chức năng chính của mô hình chi trả bao gồm thu phí, quản lý quỹvà chi trả cho người gửi tiền. Hầu hết các tổ chức BHTG theo mô hình chi trả sử dụng nguồn vốn luân chuyển của mình thông qua việc vay tạm thời và có hạn mức từngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, một số tổ chức có quyền hạn tăng quỹ BHTG bằng việc
điều chỉnh thuếvà phí hoặc kinh doanh bằng nguồn vốn có sẵn của tổ chức.
Ngoài chức năng và nhiệm vụ chi trả, một số tổ chức BHTG còn có một số
26
gửiBHTG. Tuy nhiên, đối với mô hình chi trả thì tổ chức BHTG hầu như không có
quyền hạn đối với việc can thiệp, xử lý đổ vỡ hoặc phục hồi đối với các tổ chức tham gia BHTG.
Đối với tổ chức BHTG dưới mô hình chi trả, hầu hết các tổ chức thu thập
thông tin của các tổ chức thành viên thông qua cơ quan giám sát hơn là thu thập
thông tin trực tiếp từ các tổ chức thành viên. Một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi có mô hình chi trảđơn thuần trên thế giới như Chương trình bảo hiểm dịch vụtài chính
Anh (FSCS), Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Tây Ban Nha (FGD), v.v.
Thứ hai, mô hình chi trả với các quyền hạn mở rộng (Pay-box system with extended power): Ngoài các chức năng chính của mô hình chi trả (thu phí, quản lý quỹ và chi trả cho người gửi tiền), hệ thống BHTG chi trả với quyền hạn mở
rộng có thêm một số quyền hạn trong việc xử lý đổ vỡ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và chức năng giám sát và quản lý rủi ro tùy thuộc vào đặc tính của từng quốc gia.
Thứ ba, mô hình giảm thiểu tổn thất (loss-minimizer system): Tổ chức BHTG
theo mô hình giảm thiểu tổn thất tham gia tích cực vào việc lựa chọn các cách xử lý tổ chức tín dụng trong bộ đầy đủ các chiến lược xử lý với chi phí thấp nhất. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008/2009, các tổ chức BHTG đang mở rộng nhiệm vụ của mình, do đó các tổ chức BHTG trên thế giới có xu hướng tiến gần đến mô hình giảm thiểu tổn thất với một tập hợp đầy đủ các chức năng và trách nhiệm. Các chức năng mở rộng của mô hình giảm thiểu tổn thất được hình thành bằng sự chú ý của các tổ chức BHTG trong việc xây dựng cơ chế xử lý các tổ chức tham gia BHTG
hiệu quả.
Thứ tư, mô hình giảm thiểu rủi ro (risk-minimizer system): Tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền;
đánh giá giám sát rủi ro đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính và tham gia vào tái
thiết hệ thống tài chính ngân hàng.
Nói chung, tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình giảm thiểu rủi ro có đầy đủ quyền hạn nhằm phản ánh vai trò và phạm vi trách nhiệm của mình. Các mục tiêu chính sách công của các tổ chức này đa dạng và có một số chính sách tương tự
27
với mô hình chi trả như góp phần vào sự ổn định tài chính và bảo vệ người gửi tiền. Các chính sách công với quyền hạn can thiệp và giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và có vai trò trực tiếp trong việc đánh giá rủi ro, giám sát và xử lý ngân hàng đổ vỡ.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có đầy đủ các chức năng bao gồm:
- Quyền chấp thuận hoặc chấm dứt bảo hiểm tiền gửi theo những nguyên
tắc nhất định;
- Khả năng độc lập về tài chính: i) quyền quyết định cơ chế tính phí hoặc
xây dựng và đệ trình lên cơ quan giám sát hợp nhất quyết định; ii) quyền tiếp cận nguồn tài chính bổ sung từcác cơ quan Chính phủvà trên thịtrường tài chính;
- Quản lý quỹ: Tổ chức giảm thiểu rủi ro đầu tư quỹtích lũy được vào thị trường tài chính thông qua các loại chứng khoán chính phủcó thu nhập cốđịnh;
- Quyền truy cập thông tin: Khả năng thu thập thông tin định kỳ và đột xuấttrực tiếp từ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc từ các cơ quan giám sát khác và quyền kiểm tra lại tính chính xác của thông tin;
- Chức năng giám sát rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính: xác định tổ chức bảo hiểm tiền gửi là bộ phận cấu thành của Hệ thống giámsát hợp nhất quốc gia. Trách nhiệm và phạm vi giám sát được phân định rõ ràng giữa các cơ quan giám sát;
- Khảnăng cảnh báo sớm và can thiệp sớm: xây dựng và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện can thiệp sớm theo nguyên tắc chi phí tối thiểu;
- Quyền quyết định phương pháp xử lý: được trao thẩm quyền linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp và triển khai hỗ trợtài chính hoặc tiếp nhận xửlý;
- Chi trảcho người gửi tiền được bảo hiểm;
- Có vai trò trong việc ổn định hệ thống tài chính, giải quyết khủng hoảng với tư cách là thành viên “Mạng an toàn tài chính quốc gia”;
28
Hình 1.4 Thống kê mô hình của các tổ chức thành viên của IADI
(Nguồn: website của IADI)
Thông lệ quốc tế về mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ là quy ước và không có một tiêu chuẩn cụ thểnào cho từng mô hình. Hiện nay, các nước áp dụng Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả để xác định chức năng nhiệm vụphù hợp mô hình áp dụng và phù hợp với tình hình thực tế của từng quốc gia.
1.3.1.2.Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Hạn mức trả tiền bảo hiểm là nội dung quan trọng và thiết yếu nhất trong
chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới, cơ
sở để xây dựng chính sách bảo hiểm tiền gửi, trong đó có chính sách về hạn mức, là
Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả (2014) và Hướng dẫn của IADI. Trên thực tế, IADI đã dựa vào nghiên cứu của chuyên gia và sàng lọc những kinh nghiệm tốt nhất tại các tổ chức đểxây dựng nên Bộ nguyên tắc
cơ bản và các tài liệu hướng dẫn. Bộ nguyên tắc cơ bản được công nhận là tiêu
Pay-box (Singapore, Lao,
Hong Kong…)
29%
Pay-box Plus (DIV, PDIC, Thai
land,…) 41% Loss Minimizer (DICJ, CDIC Canada, IDIC,… ) 16% Risk Minimizer (FDIC, CDIC Taiwan, KDIC,… ) 11% Other 3%
Thống kê các mô hình của tổ chức BHTG là thành viên của IADI
29
chuẩn quốc tế về bảo hiểm tiền gửi để các nước xây dựng mới hoặc cải cách hệ
thống bảo hiểm tiền gửi hiện hành.
Nguyên tắc 8, Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả quy định các nhà hoạch định chính sách phải xác định rõ ràng mức độvà
phạm vi bảo hiểm tiền gửi. Hạn mức nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền nhưng phải đảm bảo có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi
tuân theo kỷ luật thị trường. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi cần phù hợp với các mục
tiêu chính sách công và các đặc điểm thiết kế có liên quan của hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
1.3.1.3.Phí bảo hiểm tiền gửi:
Nguyên tắc 9 của Bộcác nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả cập nhật năm 2014 khuyến nghị về vấn đề cấp vốn cho cơ chế BHTG như sau: “Tổ chức BHTG cần phải có sẵn vốn quỹ và các cơ chế cấp vốn cần thiết để đảm bảo chi trả kịp thời các yêu cầu trả tiền bảo hiểm của người gửi tiền, bao gồm cả các cơ chế hỗ trợ thanh khoản. Trách nhiệm thanh toán chi phí về BHTG thuộc về các tổ chức tham gia BHTG”. Phí BHTG là nguồn cấp vốn chủ yếu cho quỹ BHTG.
Phí đồng hạngáp dụng như nhau đối với tất cảcác tổ chức tham gia BHTG chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi mới thành lập hệ thống BHTG, không có tác
dụng khuyến khích các tổ chức giảm thiểu rủi ro hoạt động. Xu hướng hiện nay trên
thế giới là áp dụng Phí phân biệt theo rủi ro, tổ chức có rủi ro cao sẽ phải đóng
nhiều phí hơn, điều này có tác dụng khuyến khích các tổ chức tự cải thiện để được
hưởng mức phí thấp hơn. Khảo sát năm 2018 của IADI cho thấy: 41 tổ chức (khoảng 30%) trong tổng số 135 tổ chức BHTG tham gia khảo sát đang áp dụng phí phân biệt theo rủi ro, 24 tổ chức áp dụng song song 2 hình thức đồng hạng và phân
biệt.
1.3.1.4.Nguồn và sử dụng nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Một tổ chức BHTG phải có sẵn các quỹ và tất cả các cơ chế cấp vốn nhằm
đảm bảo chi trả kịp thời cho người gửi tiền, bao gồm cảcơ chế cấp vốn thanh khoản
30
Tổ chức BHTG có trách nhiệm đầu tư và quản lý an toàn các quỹ do mình
quản lý. Tổ chức BHTG có chính sách đầu tư quỹ cụ thể, đảm bảo các yếu tố sau: - Bảo toàn nguồn vốn quỹvà duy trì thanh khoản, và
- Có đầy đủ chính sách và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, hệ
thống công bốthông tin và báo cáo.
Bảng 1.1 Các hình thức đầu tư vốn của các tổ chức BHTG
Tổ chức BHTG
Trái phiếu Tiền gửi
Trái phiếu chính phủ Trái phiếu ngân hàng Trái phiếu công ty Trái phiếu chính phủ Mỹ Trái phiếu tài chính nƣớc ngoài Tại NHTW Tại các tổ chức tài chính an toàn Khác Australia - - - - Áp dụng cơ chế cấp vốn sau đổ vỡ Azerbaijan V - - V V V V Trái phiếu quỹ cầm cố Bangladesh V - - - - Hồng Kông V - - V - V V Các sản phẩm tài chính phái sinh có phòng ngừa rủi ro Ấn Độ V - - - - V - - Indonesia V - - - - Trái phiếu phát hành bởi NHTW
31 Nhật Bản V - - - V - Kazakhstan V V V V V V - Chứng khoán phái sinh, giao dịch mua lại và mua lại đảo ngược Hàn Quốc V V - - - - V Trái phiếu phát hành bởi ngân hàng trung ương Malaysia V - - - - Nga V V V - V V - Cổ phiếu công ty Singapore V - - - - V - - Đài Loan V - - - - V - - Thái Lan V - - - - V - Gửi tiền tại tổ chức tài chính chuyên biệt Philippines V - - - - V V - Vietnam V - - - - V V -
(Nguồn: kết quả khảo sát của APRC) 1.3.1.5. Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong tái cơ cấu tổ chức tham gia BHTG
Đối với chủ đề về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, các tổ chức quốc tế như Ủy ban ổn định tài chính (Financial Stability Board – FSB), Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) cũng đã có những tài liệu hướng dẫn mang tính chất tổng hợp, trình bày thông lệ quốc tế về hoạt động xửlý tổ chức tín dụng yếu kém nói
32
chung và vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng. Có thể kể tới 2 tài liệu
mang tính chất tổng hợp, khuyến nghịchính như sau:
Thứ nhất, Bộ nguyên tắc cơ bản của cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém (Key
Attributes of Effective Resolution Regimes) của FSB (Sau đây gọi tắt là Bộnguyên tắc)
FSB là tổ chức quốc tế thực hiện giám sát và kiến nghị về hệ thống tài chính toàn cầu. FSB là sáng kiến của các nước G20 nhằm thúc đẩy ổn định tài chính quốc tế. FSB phối hợp với các cơ quan ban hành tiêu chuẩn quốc tế nhằm xây dựng các chính sách giám sát và quản lý hệ thống tài chính.
Bộ nguyên tắc của FSB được ban hành năm 2011 và sửa đổi, bổ sung vào tháng 10/2014. Bộnguyên tắc bao gồm các nguyên tắc cơ bản của cơ chế xửlý hiệu quảđối với ngân hàng yếu kém. Bộnguyên tắc được coi là tiêu chuẩn quốc tế trong xử lý ngân hàng yếu kém. Các nước G20 bao gồm cả Nhật Bản đang xem xét, cải
cách hệ thống cơ chế xử lý ngân hàng của nước mình theo khuyến nghị của Bộ nguyên tắc.
Bộ nguyên tắc áp dụng đối với các tổ chức mà nếu đổ vỡ có thể gây ảnh
hưởng lớn đến hệ thống tài chính trong nước hoặc toàn cầu. Bộnguyên tắc áp dụng cả đối với ngân hàng và các tổ chức dịch vụ tài chính khác như công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm. Bộnguyên tắc đưa ra các yếu tố cơ bản của quá trình xử lý tổ chức yếu kém như cơ quan có thẩm quyền xửlý, quyền hạn trong xửlý, xử lý tài sản, bảo vệpháp lý, nguồn tài chính cho xử lý, cơ chế phối hợp xuyên quốc gia, lập kế hoạch xửlý và thu hồi, tiếp cận và chia sẻthông tin, v.v.
Thứ hai, Bộnguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của
IADI và Ủy ban Basel vềGiám sát ngân hàng (BCBS)
Bộnguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả (2014) của IADI gồm 16 nguyên tắc cơ bản đề cập đến tổng thể các vấn đề của hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Bộ nguyên tắc cơ bản được công nhận là tiêu chuẩn quốc tế về
bảo hiểm tiền gửi để các tổ chức thành viên xây dựng mới hoặc cải cách hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
Bộ nguyên tắc cơ bản đề cập đến vấn đề xử lý đổ vỡ tại Nguyên tắc 14.
33
bảo vệngười gửi tiền và góp phần vào ổn định tài chính (tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có đủ quyền lực pháp lý và nguồn lực tài chính để tham gia xửlý đổ vỡ, hơn
nữa cần có sự hỗ trợ và phân chia rõ ràng trách nhiệm giữa các thành viên trong
mạng an toàn tài chính). Cơ chế xử lý đặc biệt phải được quy định trong các văn
bản pháp luật.
Bảng 1.2 Cơ chế xửlý các tổ chức tham gia BHTG
Định nghĩa Điều kiện lựa chọn Chi trả trực tiếp Chi trả bảo hiểm trực tiếp là việc tổ chức BHTG thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo
các quy định pháp luật bằng cách
trả trực tiếp hoặc chuyển số tiền đó vào một tài khoản của ngân hàng khác và đảm bảo rằng số tiền đó
thuộc quyền sở hữu của người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bịđổ vỡ.
Là phương thức xử lý có chi phí thấp nhất hoặc được đánh giá cao hơn các phương thức xử lý khác về sự ảnh
hưởng đến quỹ bảo hiểm tiền gửi và ổn
định hệ thống tài chính; Việc chi trả
kịp thời cho người gửi tiền giúp ngăn
chặn phản ứng đổ vỡdây chuyền; Tổ chức đổ vỡ là tổ chức có quy mô tương đối nhỏ hoặc thực sự không còn
khảnăng phục hồi và không còn giá trị
chuyển nhượng;
Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền đã
ra quyết định tuyên bố phá sản hoặc buộc giải thể với tổ chức đó. Hỗ trợ tài chính Cấp hỗ trợ thông qua các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại tài sản, mua cổ phần, gửi tiền có mục đích,
hỗ trợ chia sẻ lỗ hoặc các hình thức
khác.
Hỗ trợ nhằm phục hồi tổ chức có nguy cơ đổ vỡ còn uy tín và năng
lực hoạt động nhưng không còn
khảnăng tự phục hồi;
Hỗ trợ các tổ chức lành mạnh thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại một phần hay toàn bộ
tổ chức đổ vỡ;
Hỗ trợ Ngân hàng bắc cầu để mua lại tổ chức đổ vỡ và duy trì hoạt
động bình thường trong thời gian
tìm kiếm giải pháp xửlý.
Chi phí cho hỗ trợ thấp hơn chi phí ước
tính cho chi trả bảo hiểm;
Việc đóng cửa ngay có thể gây ảnh
hướng nghiêm trọng đến ổn định hệ
thống hoặc ảnh hướng đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng ở khu vực tổ
34 Định nghĩa Điều kiện lựa chọn Ngân hàng bắc cầu
Ngân hàng bắc cầu là một ngân hàng được tổ chức BHTG thành