3.3.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Vềcơ sởpháp lý, trong quá trình triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Luật chưa quy định về (i) việc xửlý số tiền nợ phí bảo hiểm tiền gửi, nợ tiền phạt nộp chậm phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đến thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; (ii) việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm; (iii) nội dung bảo vệpháp lý đối với cán bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
62
Hiện tại, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã quy định thêm chức năng,
nhiệm vụ mới cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như cho vay đặc biệt đối với tổ chức
tín dụng được kiểm soát đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ
trợ... Do vậy, Luật Bảo hiểm tiền gửi cũng cần được điều chỉnh để bổ sung những chức năng, nhiệm vụ mới của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; đồng thời xửlý những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Ngoài ra, với hệ thống cơ sở pháp lý hiện hành, chưa có điều khoản bảo vệ pháp lý đối với người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ và tuân thủđúng các quy định về bảo hiểm tiền gửi.
- Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng đòi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải liên tục đổi mới và cập nhật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong việc giám sát, kiểm tra và
xửlý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, các vụ, cục liên quan và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
- Hiện nay, chưa có cơ chế cụ thể cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trong trường hợp nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủđể trả tiền bảo hiểm.
- Việc thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi đòi hỏi người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm tiền gửi chưa có điều khoản bảo vệ pháp lý đối với người lao
động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụvà phảituân thủ đúng các quy định về bảo hiểm tiền gửi.
Nguyên nhân chủ quan
- Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi chưa được phê duyệt, các nghiệp vụ chưa có định hướng phát triển rõ ràng trong trung và dài hạn.
- Hạn mức trả tiền bảo hiểm chưađược thường xuyên rà soát, đánh giá để đề
xuất điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
63
- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao như cán bộ giám sát, phân tích, truyền thông, công nghệ thông tin vẫn còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và
kinh nghiệm còn hạn chế. Cơ chế tiền lương chưa mang tính cạnh tranh nênBảo hiểm tiền gửi Việt Namgặp hạn chế trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được tổ chức theo hướng
chuyên nghiệp.
3.3.2.2. Bài học kinh nghiệm
- Cần kiên định mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp
phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
- Thực sự cầu thị, bám sát thực tiễn và yêu cầu của ngành ngân hàng, kết hợp
nghiên cứu chuyên sâu về lý luận nền tảng và kinh nghiệm quốc tế để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đã không còn phù hợp, nhằm
thích ứng với xu thếphát triển không ngừng của hoạt động ngân hàng.
- Coi trọng yếu tố khoa học công nghệ và con người, xem đó là điều kiện then chốt để phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách vềtrình độphát triển so với
các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
đến công chúng, coi truyền thông là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động động của BHTGVN góp phầntriển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
- Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào các hoạt động nghiệp vụ
bảo hiểm tiền gửi để hướng tới phù hợp với thông lệ quốc tế, xu hướng tất yếu của
các tổ chức bảo hiểm tiền gửi.