2.2.1.1. Đối với dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập để thực hiện tổng quan tài liệu và tình hình
triển khai các hoạt động BHTG trong những năm qua, các giải pháp đã được triển
khai và những kết quả thu được, những vấn đề còn tồn đọng, chưa giải quyết được trong hiện tại, từ đó xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập bổ sung dữ
liệu làm cơ sởđề xuất giải pháp, kiến nghị tiếp theo.
2.2.1.2. Đối với dữ liệu sơ cấp
Đối với dữ liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ có một khối lượng rất lớn các
thông tin, nhậnđịnh, đánh giá khác nhau, trên cơ sởđó, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thống kê, lựa chọn những dữ liệu liên quan, phù hợp với mụcđích, nội dung và phạm vi nghiên cứu;
- Phân loại dữ liệu từ vĩ môđến vi mô tương đồng với những dữ liệu thứ cấp thu thập được để hỗ trợ cho việcđánh giá, nhận định vàđưa ra giải pháp, đề xuất, kiến nghị phần sau.
39
2.2.2. Phương pháp phân tích và đánh giá
- Từ những dữ liệuđã được thống kê và xử lý, tác giả tiến hành phân tích
những dữ liệu, đánh giáđộ tin cậy, xác thực và phù hợp với thực tiễn về hoạt động của BHTGVN.
- Phân tích dữ liệu thu thập được liên hệ với thực tiễn hoạt động của BHTGVN và thông lệ quốc tế về hoạt động BHTGVN từđó đưa ra nhậnđịnh, đánh
giá và những đề xuất, kiến nghị phù hợp.
- Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi củanhững dữ liệu thu thập
được đối với môi trường hoạt động cũng như xu thế phát triển trong tương lai, từ đóđề xuấtnhững giải pháp tốiưu hoàn thiện cơ chế BHTG tại Việt Nam.
40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 được tác giả trình bày tổng quát quy trình, cách thức nghiên cứu,
các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Mô tả chi tiếtcác nguồn dữ
liệu đểthu thâp, cách thức và phương pháp thu thập, xửlý dữ liệu đáng tin cậy nhất.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, liên hệ với thực tiễn hoạt
động của tổ chức và các tổ chức liên quan đểđưa ra những hướng xửlý, đề xuất các
giải pháp, kiến nghị phần cuối của luận văn, có tính thuyết phục nhất, phù hợp với
41
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG CƠ CHẾBẢO HIỂM TIỀN GỬITẠIVIỆT NAM 3.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
3.1.1. Bối cảnhra đời
Tại châu Á, trước khủng hoảng tài chính –ngân hàng khu vực 1997-1998, hệ
thống BHTG đã được thành lập ở Ấn Độ, Philipines (1963), Nhật Bản (1971), Đài Loan (1985) và Hàn Quốc (1996). Khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến kinh tế -
xã hội và ảnh hưởng đời sống của người dân nhiều nước và là cơ sở cho việc định
hình xu hướng một loạt quốc gia khu vực thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG nhằm bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ hệ thống ngân hàng chống đỡ
tốt hơn trước những rủi ro tiềm ẩn. Từ năm 1995, xu hướng này dịch chuyển sang
nhóm nước có thu nhập dưới trung bình.Sau khủng hoảng, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore… thành lập mới tổ chức BHTG trong khi các tổ chức BHTG
khác tiếp tục cải cách chính sách pháp luật về BHTG bao gồm việc tăng thêm quyền hạn cho tổ chức BHTG để hướng tơi mô hình giảm thiểu rủi ro.
Pháp lệnh ngân hàng ban hành năm 1990 đã chuyển hoạt động hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, theo đó NHNN thực hiện chung việc quản lý Nhà nước; hoạt động kinh doanh do các TCTD thực hiện. Sự phát triển nhanh về quy
mô, loại hình và hình thức sở hữu của TCTD tạo thêm lựa chọn cho người tiêu dùng; mặt khác gia tăng rủi ro. Việc hàng loạt hợp tác xã tín dụng đổ vỡ để lại hậu quả nhiều năm sau. Trong bối cảnh đó, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 57- CT/TW về “củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”.
Việc NHNN vừa thực hiện hàng loạt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá, đảm bảo an toàn hệ thống đồng thời phải bảo vệ người gửi tiền đặt ra yêu cầu về một công cụ BHTG hiệu quả.
Luật các TCTD năm 1997 đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thành
lập tổ chức BHTG và xây dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động BHTGVN, trong đó Khoản 1 Điều 17 nhấn mạnh: “Tổ chức tín dụng có trách
42
tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 218/1999/QĐ-TTg thành lập BHTGVN.
Quá trình xây dựng và trưởng thành hệ thống BHTGVN trải qua 3 cột mốc:
Thứ nhất, giai đoạn 1999-2004, BHTGVN xây dựng nền tảng phát triển hệ thống;
Thứ hai, giai đoạn 2005-2012, thời kỳ đẩy mạnh nghiên cứu đề xuất xây
dựng cơ sởpháp lý và hội nhập;
Thứ ba, giai đoạn 2013-nay, BHTGVN củng cố bộ máy, tăng cường năng
lực và ổn định đểphát triển.
Chính sách BHTG có sự thay đổi rõ nét: Nghị định 89 năm 1999 là văn bản
pháp lý đầu tiên về lĩnh vực BHTG. Năm 2005 là năm bản lề cho sự phát triển với việc ban hành Nghị định 109 giúp xác định rõ hơn vị thế của BHTGVN. Luật BHTG có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 – văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt
động BHTG giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.
3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của BHTGVN
Theo Quyết định 527/QĐ-TTg ngày 01/4/2016, “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, hoạt động không vì
43
Hình3.1 Sơ đồ tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam)
Trải qua 20 năm hoạt động, BHTGVN đã xây dựng mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở chính tại Hà Nội và 08 Chi nhánh khu vực. Mô hình tổ chức của BHTGVN gồm Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc (Ban Thư ký và Ban Kiểm
toán nội bộ); Bộmáy điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ
phận giúp việc (các phòng ban, chi nhánh khu vực), phù hợp với thông lệ quốc tếvà đảm bảo tính độc lập tương đối của tổ chức BHTG theo hướng:
44
- Về tổ chức, Thủtướng thành lập và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Vềtài chính, được cấp vốn điều lệ, hạch toán, bảo đảm an toàn vốn và tựbù đắp chi phí. BHTGVN hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, với
các hoạt động nghiệp vụ bao gồm Cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; Tính và thu phí; Giám sát tổ chức tham gia BHTG; Kiểm tra việc chấp hành quy định về
BHTG; đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; chi trả; Tham gia kiểm soát đặc biệtvà
thu hồi tài sản; cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; Thanh lý và thu hồi nợ; và Tuyên truyền chính sách BHTG.
3.2. Thực trạng cơ chếBHTGtại BHTGVN
3.2.1. Thực tiễn hoạt động và cơ sở pháp lý hiện hành của BHTGVN
3.2.1.1. Giai đoạn 1999-2004, giai đoạn xây dựng nền tảng phát triển hệ thống
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủtướng Chính phủ, và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 07/07/2000 theo khung pháp lý là Nghị định 89/1999/NĐ-CP về
bảo hiểm tiền gửi, Nghị định 109/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89), Quyết định 75/2000/QĐ-TTg phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt
động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo các văn bản pháp lý này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt
động ngân hàng.
Trong giai đoạn này, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm có Trụ sở chính và 6 Chi nhánh khu vực. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùng các Phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ. Các Chi nhánh cũng hình thành các phòng chức năng về bảo hiểm tiền gửi.
Năm 2003, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã ký kết Biên bản hợp tác
với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào… tạo cơ hội học hỏi, chia sẻ những thành công riêng của từng nước để vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
45
3.2.1.2. Giai đoạn 2005-2012, thời kỳđẩy mạnh nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý và hội nhập
Năm 2007, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì,
phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ
sở đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềcác nội dung của Luật. Trong quá trình xây dựng Luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ
chức quốc tếnhư Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á. Luật Bảo hiểm tiền gửi chính thức được thông qua ngày 18/06/2012 và có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2013, hoạt động bảo hiểm tiền gửi đã được điều chỉnh bởi cơ sở pháp lý cao
nhất. Trong giai đoạn này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, tham
mưu với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộngành hữu quan xây dựng, hoàn
thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn luật; đồng thời, chủ động triển khai các hoạt
động theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Đáng chú ý trong năm 2007, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Ủy ban khu vực châu Á thuộc Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế, qua đó, khẳng định vị thế của mình.
3.2.1.3. Giai đoạn 2013 - nay, củng cố bộ máy, tăng cường năng lực, mở rộng hợp
tác cùng phát triển
Ngày 01/4/2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 527/QĐ-TTg về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013.
Tại Quyết định này, mô hình tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
đã được xác định rõ: “là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ”.
Việc xác định rõ mô hình hoạt động đã tạo ra địa vị pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Ngày 24/3/2016, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Thống đốc NHNN chấp thuận cho mở thêm 02 chi nhánh mới theo Quyết định số 405/QĐ-NHNN về việc
46
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 về cơ cấu, tổ
chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm: Chi nhánh khu vực Tây Bắc Bộcó
trụ sở tại Thành phố Việt Trì và Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở tại Thành phố Đà
Nẵng, chính thức đưa sốchi nhánh trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lên 8 chi nhánh trên toàn quốc. Song song với việc thành lập thêm 02 chi nhánh mới, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập thêm 2 phòng mới: Phòng Tham gia kiểm
soát đặc biệt và Thu hồi tài sản và Phòng Đào tạo.
Đến năm 2017, trong bối cảnh tái cơ cấu ngân hàng đang trởnên hết sức cấp
bách trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ
chức tín dụng (Luật số 17/2017/QH14) được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/1/2018 đã tạo ra cơ sở pháp lý nhằm củng cố, lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn tới. Theo đó,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được trao thêm một số chức năng, nhiệm vụ theo
hướng tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng một cách phù
hợp với nguồn lực, quy mô hoạt động của tổ chức.
Cụ thể là, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào việc hỗ trợ các tổ chức
tín dụng yếu kém bao gồm: (i) cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt; (ii)tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi quỹtín dụng
nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; (iii) phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản tổ
chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín
47 Bảng 3.1 Cơ sởpháp lý hiện hành về bảo hiểm tiền gửi Văn bản Nội dung Luật Bảo hiểm tiền gửi 06/2012/QH13 của Quốc Hội Quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
Nghị định số 68/2013/NÐ-CP
ngày 28/6/2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi
Quyết định số 1394/QÐ-TTg
ngày 13/8/2013 của Thủtướng
Chính phủ
Quyết định về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Quyết định số 1395/QÐ-TTg
ngày 13/8/2013 của Thủtướng
Chính phủ
Quyết định phê duyệt Điều lệ về tổ chức và
hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Quyết định 3090/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2013 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Về cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Thông tư số 24/2014/TT-
NHNN ngày 6/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi Thông tư số 177/2015/TT- BTC ngày 12/11/2015 của Bộ Tài chính
Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng
đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Quyết định 405/QĐ-NHNN
ngày 24/03/2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết
định 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềcơ cấu, tổ
48
Văn bản Nội dung
Quyết định số 527/QĐ-TTg
ngày 01/04/2016 Thủ tướng
Chính phủ
Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủtướng Chính phủ Quyết định số 21/2017/QĐ- TTg ngày 15 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm
Quy định về hạn mức trả tiền mới là 75 triệu
đồng cho một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Thông tư 312/2016/TT-BTC
ngày 24/11/2016 của Bộtài chính
Thông tư về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Thông tư 34/2016/TT-NHNN
ngày 28/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam