Đánh giá thực trạng cơ chếBHTG tại BHTGVN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 73 - 77)

Qua gần 20 năm hoạt động, BHTGVN đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng

ghi nhận như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy một số tồn tại, hạn chế về cơ chế BHTG cần được hoàn thiện trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn hoạt động, phù hợp với Chiến lược phát triển của tổ chức và của ngành.

64

- Vềcơ sở pháp lý: trong quá trình triển khai Luật bảo hiểm tiền gửi và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gặp một số

khó khăn, vướng mắc.

Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định

thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho BHTGVN như cho vay đặc biệt đối với tổ chức

tín dụng được kiểm soát đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ

trợ... Do vậy, Luật bảo hiểm tiền gửi cũng cần được điều chỉnh để bổ sung cho phù

hợp; đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật bảo hiểm tiền gửi.

- Về năng lực tài chính: năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

còn hạn chế để thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tại nhiều tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bên

cạnh đó, BHTGVN khó có thể thực hiện việc tiếp nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ

chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủđể trả tiền bảo hiểm.

- Về hoạt độngphí bảo hiểm tiền gửi: Luật bảo hiểm tiền gửi quy định phí

bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được áp dụng trên cơ

sở kết quảđánh giá và phân loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên,

việc áp dụng hệ thống phí phân biệt cần có lộtrình phù hợp, đòi hỏi việc nghiên cứu

đầy đủvà thận trọng đểtránh những tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, ảnh

hưởng đến sựổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Về hoạt độngchia sẻthông tin báo cáo:nguồn thông tin cho hoạt động giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn hạn chế, thông tin từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp và dữ liệu nhận từ Ngân hàng Nhà nước còn có nhiều thiếu sót. Do vậy, việc triển khai hoạt động giám sát chuyên sâu gặp khó khăn, thiếu tính chính xác.

- Cơ chế tham gia xửlý TCTD yếu kém: hiện tại, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Các TCTD đã có những quy định mới về việc BHTGVN phải tham

65

gia phối hợp với cácđơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của BHTGVN còn gặp nhiều khó

khăn, thiếu cơ chế xử lý tập trung chủ yếu từ việc hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan như: hướng dẫn về nguồn để triển khai việc cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ...

- Công tác chi trả: còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, xác minh chính xác số tiền phải chi trả dẫn đến kéo dài thời gian chi trả.

- Hoạt động truyền thông: còn hạn chế, chưa tạo được tính tương tác giữa tổ

66

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Quagần 20 năm hoạt động, BHTGVN đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định,

phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các TCTD, bảo vệđược quyền và lợi ích

hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động của BHTGVN còncó những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sởphân tích thực trạng cơ chế

tổ chức và hoạt động BHTGVN, chương 3 nêu lên những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chếvà đặc biệt đưa ra được nhận định vềnguyên nhân

của những tồn tại, hạn chế. Từ đó đưa ra những giải pháp, những đề xuất, kiến nghịtrong chương tiếp theo nhằm hoàn thiện cơ chế BHTG ở Việt Nam.

67

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾBẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 73 - 77)