Xuất phát từ yêu cầu thực của tiễn, trong những năm qua quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp trong xu
hướng hội nhập. Quy trình đánh giá đất theo FAO được vận dụng trong đánh giá đất
đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên là 0,43 ha/người, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử
dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác…Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động [5]. Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về
sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm và là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai nói chung và đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố.
- Năm 1983, Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “ Phương pháp phân hạng đất cấp huyện”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu của việc
đánh giá phân hạng đất đã xác định và đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá
đất cho từng loại cây trồng chủ yếu.
- Vùng đồng bằng sông Hồng đã có những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995), Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992).
- Vùng Tây Nguyên với các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, ĐỗĐình Đài, Nguyễn Văn Tuyển (1995).
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong và Cộng sự (1991,1995).
- Đoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giátrị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động
để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây".
- Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng mô hình bài toán tối
ưu đa mục tiêu để xác định phương án tổ chức sản xuất trên đất canh tác cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bài toán tối ưu được giải bằng Modul Solver trong phần mềm Excel, theo phương pháp nhượng bộ từng bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của huyện Gia Viễn tương đối đa dạng. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là dưa chuột. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, huyện cần chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp.
- Phan Sỹ Cường (2000) đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Những đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả có những đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở
cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu vềđất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử
dụng và bảo vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu vềđất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, ít nghiên cứu chi tiết cho từng địa phương cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho
từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới nâng cao hiệu quả
sử dụng đất theo hướng bền vững