Định hướng sử dụng đất của huyện Lục Ngạ n

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 95)

3.5.2.1 Cơ sở chính để làm căn cứđể chuyển các kiểu sử dụng đất

- Kết quảđánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng

đất có triển vọng.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Lục Ngạn. - Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và lựa chọn cây trồng.

- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây trồng cho phù hợp với từng vùng, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

- Chỉđạo thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa người sản xuất và đơn vị thu mua, chế

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và phù hợp với địa phương.

- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trên cơ quan điểm và định hướng, điều kiện thực tế của địa phương, sự lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, đề xuất kiểu sử dụng đất theo từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như sau:

Tại tiểu vùng 1:

+ Kiểu sử dụng đất vải thiều với diện tích là 1.918 ha, chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích trồng cây ăn quả. Đây là vùng cho sản phẩm tốt nhất từ kiểu sử

dụng đất vải thiều và nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, là vùng có

điều kiện tự nhiên cực kì thích hợp với cây vải thiều (đất sỏi, độ dốc tương đối cao, khí hậu lạnh hơn so với các vùng khác…) Nhờ những yếu tố trên mà sản phẩm từ

kiểu sử dụng đất này cho chất lượng vượt trội so với các tiểu vùng khác nên hiệu quả kinh tếđạt mức cao. Xác định rõ kiểu sử dụng đất này là kiểu sử dụng đất chính của tiểu vùng, để phát huy hết tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng, đề xuất tiếp tục phát triển và tăng diện tích vải thiều thêm 150ha. Chuyển dần các diện tích canh tác vải thiều truyền thống sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để

năng cao hiệu quả. Có thể kết hợp trồng cây vải thiều với cây che phủđể góp phần bảo vệđất khỏi bị xói mòn, giữẩm cho đất cũng như cải thiện độ phì cho đất.

+ Kiểu sử dụng đất táo có diện tích 23 ha, nhỏ nhất trong 4 kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả chính. Tại đây kiểu sử dụng đất này đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường ở mức không cao nhưng vẫn có những chỉ tiêu đánh giá đạt mức khá, đề xuất giữ nguyên diện tích kiểu sử dụng đất táo để đa dạng hóa các loại sản phẩm của vùng. Tuy nhiên cần tập trung chăm sóc phát triển kiểu sử dụng đất này theo khuyến cáo của các chuyên gia và cơ quan chuyên môn, phát triển chú trọng đến vấn đề môi trường. Nghiên cứu kĩ các tính năng của cây trồng để đưa ra những giải pháp thích hợp giúp tăng năng suất, chất lượng và góp phần tăng hiệu quả kinh tế, phát triển hơn nữa đúng với tiềm năng của kiểu sử dụng đất này.

+ Kiểu sử dụng đất bưởi với diện tích là 195 ha, kiểu sử dụng đất cam với diện tích 158 ha, chiếm diện tích tương đối lớn, tuy nhiên dựa vào các đánh giá và kết quả nghiên cứu cho thấy dù hiệu quả kinh tếở mức trung bình nhưng hiệu quả

môi trường ở mức thấp, đề xuất giữ nguyên diện tích 2 kiểu sử dụng đất bưởi và cam, tuy nhiên cần vận dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Cùng với đó quan tâm đến vấn đề hiệu quả môi trường, sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Nghiên cứu để tìm ra các yếu tố của vùng thích hợp với kiểu sử dụng đất, từ đó tìm ra các biện pháp giúp phát triển 2 kiểu sử dụng đất này tương xứng với tiềm năng.

Thứ tự ưu tiên của 4 kiểu sử dụng đất chính như sau: vải thiều (1); cam (2); bưởi (3); táo (4).

Tại tiểu vùng 2

+ Kiểu sử dụng đất vải thiều ở tiểu vùng có diện tích là 1.661 ha. Do có thời gian phát triển cây vải thiều lâu đời nên kiểu sử dụng đất này vẫn là kiểu sử dụng

đất chính của vùng, diện tích lớn nhất trong 4 kiểu sử dụng đất. Tuy nhiên do sự

phát triển của những kiểu sử dụng đất khác nên vải thiều không còn là kiểu sử dụng

đất đem lại hiệu quả cao nhất trong tiểu vùng. Hiệu quả kinh tế và xã hội đạt mức trung bình, hiệu quả môi trường đạt mức cao. Đề xuất giữ nguyên hoặc giảm một phần diện tích (20ha) vải thiều canh tác nhỏ lẻở tiểu vùng, cần tập trung chăm sóc và phát triển vải thiều theo tiêu chuẩn quy định. Phát triển theo hướng hình thành từng vùng, không nhỏ lẻ. Cùng với đó cải thiện độ phì trong đất, có những biện pháp làm tăng năng suất và chất lượng quả vải.

+ Kiểu sử dụng đất táo có diện tích 170 ha. Tại tiểu vùng hiệu quả kiểu sử

dụng đất táo đạt mức trung bình, có tiềm năng, thế mạnh riêng khi được đầu tư và nghiên cứu phát triển, đây là kiểu sử dụng đất có chi phí đầu tư tương đối thấp, điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp nên chất lượng sản phẩm táo cao nhất trong các tiểu vùng. Để phát triển kiểu sử dụng đất này, định hướng tăng diện tích thêm 30 ha. Tập trung sản xuất theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn với phương châm chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đâu, chú trọng và quan tâm đến bảo vệ môi trường. Áp dụng những tiến bộ khoa học, những biện pháp để tăng giá trị và năng suất sản phẩm.

+ Kiểu sử dụng đất bưởi có diện tích là 223 ha. Đây là kiểu sử dụng đất duy nhất tại tiểu vùng đạt hiệu quả cao ở cả 3 tiêu chí. Hiệu quả kinh tế đạt mức cao và giải quyết được các vấn đề xã hội, bên cạnh đó nhờ áp dụng theo khuyến cáo của cơ

quan chuyên môn về sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng nghiêm ngặt trong sản xuất theo quy trình Global GAP và VietGAP nên hiệu quả môi trường cũng đạt mức cao. Nhờ điều kiện tự nhiên cùng với kĩ thuật chăm sóc phù hợp nên năng suất và chất lượng của cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng ở tiểu vùng 2 luôn được đánh giá cao và đã hình thành thương hiệu cho huyện Lục Ngạn như

bưởi ngọt, bưởi da xanh, bưởi đào đường… Trong thời gian tới, để phát huy tốt hơn nữa thế mạnh của vùng, định hướng tăng diện tích kiểu sử dụng đất này thêm 100 ha, tiếp tục chú trọng phát triển và tiếp cận các tiến bộ khoa học giúp cho hiệu quả

kinh tếđạt mức cao hơn nữa.

+ Kiểu sử dụng đất cam có diện tích đứng thứ 2 trong 4 kiểu sử dụng đất chính của tiểu vùng, 671 ha. Là kiểu sử dụng đất cùng với kiểu sử dụng đất bưởi

đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội ở mức cao. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất này hiệu quả môi trường chỉ đạt mức trung bình. Để có thể phát triển kiểu sử dụng đất trên

đúng với giá trị hiện có và theo hướng bền vững, lâu dài thì cần chú trọng phát triển quan tâm đến hiệu quả môi trường. Áp dụng các biện pháp tối ưu giúp năng suất tăng, chất lượng sản phẩm đạt mức cao hơn nữa. Đề xuất giữ nguyên diện tích kiểu sử dụng cam tại tiểu vùng nhưng tăng diện tích cam theo tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP lên và giảm diện tích cam không theo quy chuẩn chăm sóc.

Thứ tự ưu tiên của 4 kiểu sử dụng đất chính như sau: Bưởi (1); cam (2); vải thiều (3); táo (4).

Tại tiểu vùng 3

+ Kiểu sử dụng đất vải thiều ở tiểu vùng có diện tích là 3.221 ha. Vẫn là kiểu sử dụng đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây ăn quả của tiểu vùng. Dựa vào những tiêu chí đánh giá có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù phát triển từ lâu với những nền tảng nhất định nhưng vải thiều không còn là kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả cao nhất trong tiểu vùng, tuy nhiên đây vẫn là kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả tương đối cao. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình, hiệu quả xã hội và môi

trường đạt mức cao. Là tiểu vùng tương đối thích hợp với kiểu sử dụng đất vải thiều tuy nhiên do có những kiểu sử dụng đất khác đem lại hiệu quả cao hơn nên vải thiều không còn được người dân tập trung phát triển như trước. Định hướng thời gian tới giảm diện tích 50 ha vải thiều canh tác không tập trung, nhỏ lẻ. Tập trung chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn, áp dụng những tiến bộ kĩ thuật giúp năng suất tăng, chất lượng quả vải tăng để tăng hiệu quả kinh tế. Phát triển theo vùng tập trung. Đảm bảo tiêu chuẩn từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch.

+ Kiểu sử dụng đất táo có diện tích là 92 ha. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử

dụng đất này đạt mức trung bình, do có những yếu tố phù hợp với vùng nên dù chỉ

mới được đưa vào trồng ở vùng những năm gần đây nhưng đã được đánh giá là kiểu sử dụng đất có tiềm năng, thế mạnh để phát triển. Thời gian tới, đề xuất giữ nguyên diện tích kiểu sử dụng đất táo. Cần áp dụng những biện pháp để tăng giá trị và năng suất sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cùng với đó kết hợp với những kiểu sử dụng đất cây ăn quả khác để đa dạng hóa các loại sản phẩm từ cây ăn quả. Tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

+ Kiểu sử dụng đất bưởi có diện tích 671 ha. Là kiểu sử dụng đất mà hiệu quả kinh tế và xã hội đạt mức cao, tuy nhiên hiệu quả môi trường đạt thấp, điều đó cho thấy trong việc canh tác không chú trọng đến các vấn đề môi trường, nguyên nhân chủ yếu ở đây là việc lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất cây trồng, kéo dài thời gian thu hoạch… Trong thời gian tới, để phát huy

được thế mạnh kiểu sử dụng đất bưởi trong tiểu vùng, cần áp dụng các tiến bộ khoa học trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Chú trọng đến hiệu quả môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn,

định hướng giữ nguyên diện tích kiểu sử dụng đất này nhưng giảm diện tích canh tác theo hướng tự phát, tăng diện tích cây bưởi sản xuất theo quy trình Global GAP, hướng tới sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định.

+ Kiểu sử dụng đất cam có diện tích tương đối lớn là 1320 ha. Là kiểu sử

dụng đất đem lại hiệu quả kinh tếở mức cao và cũng là kiểu sử dụng đất duy nhất ở

tiểu vùng đạt hiệu quả cao ở cả 3 chỉ tiêu đánh giá. Nhận thấy thế mạnh của kiểu sử

và phát triển một cách có định hướng, đa số diện tích cam ở tiểu vùng đều sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP và Viet GAP. Là kiểu sử dụng đất đem lại giá trị kinh tế cao nhất trong tiểu vùng. Những sản phẩm cam ở tiểu vùng đã thành thương hiệu như: cam lòng vàng, cam ngọt, cam Xoàn… Tuy nhiên chi phí đầu tư vào cây cam còn ở mức cao, có thể thấy là cao nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính. Để có thể

phát triển hơn nữa kiểu sử dụng đất cam, đề xuất tăng diện tích cam thêm 150ha, chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch để giảm tối đa chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và giá trị của sản phẩm.

Thứ tự ưu tiên của 4 kiểu sử dụng đất chính như sau: Cam (1); bưởi (2); vải thiều (3); táo (4).

3.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.5.3.1 Sử dụng đất gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển một cách bền vững

Sử dụng đất gắn với quy hoạch vùng, bố trí hợp lý các vùng sản xuất nhằm khai thác tối đa lợi thế tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm từ cây ăn quả trên thị trường.

Chuyển những diện tích đất trồng những loại cây ăn quả có hiệu quả thấp sang trồng loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên vẫn phải giữđược tính đa dạng hóa các loại sản phẩm từ cây ăn quả. Mỗi một thời gian trong năm lại có một sản phẩm từ cây ăn quả.

3.5.3.2 Tăng cường các biện pháp kỹ thuật canh tác theo hướng đầu tư chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Đầu tư phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh chuyển

đổi cơ cấu cây trồng hướng tăng hiệu quả và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như giống, công nghệ sinh học, biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.

Đẩy mạnh thâm canh, sản xuất theo VietGAP và GlobalGAP để có thể xuất khẩu sang tất cả các thị trường, kể cả những thị trường khó tính; phát triển đa dạng

cây ăn quả, nâng cao năng suất, chất lượng vải thiều, giữ vững thương hiệu sản phẩm cây ăn quả. Mở rộng diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế; hình thành vùng sản xuất với các loại cây có giá trị kinh tế cao, có đầu ra ổn định.

Đối với những cây ăn quả chủ lực cần giải quyết tốt công tác phòng trừ sâu

đục quả, bệnh thán thư, sương mai... Thâm canh tăng năng suất bằng việc sử dụng công nghệ sinh học để có vùng cây ăn quả chất lượng cao và an toàn, phục vụ cho xuất khẩu và chế biến. Xây dựng kế hoạch đầu tư hỗ trợ cải tạo vườn cây ăn quả

theo cơ cấu giống rải vụ bằng phương pháp trồng lại và ghép cải tạo; trong đó, phương pháp ghép cải tạo là giải pháp chính.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trồng các khu tập trung vải thiều, cây có múi… theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với các nhà máy chế biến nông sản của huyện cũng như của tỉnh có mặt trên địa bàn huyện, nhằm tăng giá trị sử dụng của nông sản hàng hóa, bên cạnh đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khép kín từ khâu sản xuất, thu hoạch đến khâu chế biến.

Tăng cường mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ

tiên tiến, kiến thức cho người dân, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ

quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật từ huyện tới xã.

Thu hút và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cây ăn quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ từ sản phẩm cây

ăn quả như tiêu thụ và chế biến.

3.5.3.3 Thực hiện tốt các chính sách liên quan đến sử dụng đất

Chính từ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chung tạo cho vùng cơ cấu lại đất đai, lao động và phương hướng sản xuất theo hướng hàng hóa hiệu quả cao,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)