Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 38)

Để đánh giá hiệu quả của loại hình sử dụng đất hoặc kiểu sử dụng đất, nghiên cứu dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu là: kinh tế, xã hội, môi trường. Các chỉ tiêu

được đánh giá phân cấp ở 3 mức: cao, trung bình, thấp. Việc phân cấp dựa vào việc tham thảo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý, nông dân sản xuất giỏi ởđịa phương.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu: - Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản x năng suất

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX – CPTG + Giá trị ngày công lao động (GTNC):

GTNC= TNHH/ số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG

Các chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả kinh tếđược được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Cao 3 >250 >190 >2,8 Trung Bình 2 150-250 110-190 2,3-2,8 Thấp 1 <150 <110 <2,3

- Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế cho một kiểu sử dụng đất: Tổng số có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất có số điểm tối đa là 9 điểm . Trong đó chỉ tiêu cao được 3 điểm, chỉ tiêu trung bình

được 2 điểm và chỉ tiêu thấp được 1 điểm.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (7-9) :Hiệu quả kinh tế cao. Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (5-6): Hiệu quả kinh tế trung bình. Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng sốđiểm (<5): Hiệu quả kinh tế thấp. * Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu:

+ Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ.

+ Giá trị ngày công lao động của các loại sử dụng đất (GTNC) = TNHH / CLĐ. Các chỉ tiêu đánh giá được phân thành các mức khác nhau (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm CLĐ (Công) GTNC (1000đ/công) Cao 3 > 650 >292 Trung bình 2 480-650 229-292 Thấp 1 <480 <229 - Tổng hợp đánh giá hiệu quả xã hội cho một kiểu sử dụng đất: Tổng số có 2 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất có số điểm tối đa là 6 điểm . Trong đó chỉ tiêu cao được 3 điểm, chỉ tiêu trung bình

được 2 điểm và chỉ tiêu thấp được 1 điểm.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (5-6): Hiệu quả

xã hội cao.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (3-4): Hiệu quả xã hội trung bình.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng sốđiểm (<3): Hiệu quả xã hội thấp.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường - Hiệu quả môi trường được đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Mức sử dụng phân bón: So sánh mức bón của người nông dân với cơ quan chuyên môn cho từng loại cây trồng cụ thể.

+ Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật mà các nông hộđã sử dụng so với khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Cao 3 Theo định mức (gồm cả phân vô cơ và hữu cơ) Sử dụng thuốc BVTV theo định mức (có sử dụng thuốc BVTV thảo mộc, sinh học) Trung bình

2 Theo định mức (Phân vô cơ), lượng phân hữu cơ thấp hơn định mức

Sử dụng thuốc BVTV theo định mức

Thấp 1 Không theo định mức Sử dụng thuốc BVTV không theo định mức

- Tổng hợp hiệu quả môi trường của một kiểu sử dụng đất: Cách tổng hợp hiệu quả môi trường tương tự tổng hợp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Lục Ngạn

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trong vĩ tuyến 210 15’N và 210 15’N, kinh tuyến 1080 30’E và 1080 45’E cách thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông Bắc, ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và phía Nam giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 103.253,05 ha với 30 đơn vị hành chính và được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp và vùng cao; địa bàn huyện có quốc lộ 31, quốc lộ 279, tỉnh lộ 289, 290 và 248 chạy qua.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp:

Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, HộĐáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh,

độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên.

Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển.

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C, vào tháng 6 cao nhất là 27,80C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,80C.

- Độẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. - Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông, mùa hạ có có gió mùa đông nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Thủy văn: Lục Ngạn có sông Lục Nam chảy qua theo hướng Đông- Tây với chiều dài khoảng 60 km. Ngoài ra còn có rất nhiều suối nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã; Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum, đập Đá Mài, đập Bấu, Đập Hồ.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất đai

Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 103.253,05 ha. Theo kết quảđiều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.148,15 ha - Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha

- Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 – 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha.

- Nhóm đất Feralít trên núi, ởđộ cao từ 200 – 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha

- Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp có diện tích là 56.878,42 ha, - Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km, nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Ngoài sông Lục Nam, trên

địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng cao, hệ thống ao hồ

chứa tương đối nhiều do kết quả hoạt động tích cực của phong trào thuỷ lợi, đắp đập ngăn nước. Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20–25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư.

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thểđáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 39.921,09 ha, chiếm 38,66 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 29.710,70 ha, chiếm 74,42 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất

rừng phòng hộ là 10.210,39 ha, chiếm 25,58 % tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. * Tài nguyên khoáng sản

Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng. Ngoài ra Lục Ngạn còn có một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác

để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

* Tài nguyên nhân văn

Lục Ngạn là huyện có dân số là 204.416 người, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, có 29 xã và 1 thị trấn bao gồm 397 thôn bản. Nhân dân các dân tộc trong huyện

đang tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế

thị trường, phát triển mạnh kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại tạo nên những vườn cây đặc sản vải thiều, môi trường sinh thái đẹp và có sức hấp dẫn du khách tham quan du lịch sinh thái. Đó là nguồn tài nguyên nhân văn, giàu truyền thống tốt đẹp

để phát huy nội lực.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho quá trình phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện và tạo cơ sở cho sự

phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Nông nghiệp

Tổng diện tích cây lương thực có hạt 7.042 ha, giảm 3.526 ha so với năm 2008; sản lượng đạt 36.585 tấn (tăng 4.283 tấn so với năm 2008). Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 27.000 ha (tăng 5.822 ha so với năm 2008), trong đó vải thiều là 15.290 ha (giảm 3.210 ha so với năm 2008), các loại cây như cam, bưởi, nhãn, táo khoảng 7.700 ha (tăng hơn 5.600 ha, so với năm 2008); sản lượng hàng năm ước đạt từ 100.000-130.000 tấn; giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 3.000-

3.500 tỷđồng/năm (tăng 2.991 tỷđồng so với năm 2008). Lãnh đạo huyện quan tâm chỉđạo phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, khai thác tốt lợi thế của địa phương. Đa dạng hoá cây trồng và vặt nuôi và chú trọng một số loại cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Chất lượng con giống được cải thiện rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ thuật trong chăn nuôi được cải tiến, thức ăn cho chăn nuôi được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp. Môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, các trang trại, gia trại lớn đều có hầm Biogas để xử lý chất thải đồng thời tận dụng khí làm chất đốt. Chuồng, trại chăn nuôi dần được kiên cố. Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉđạo, công tác tiêm phòng luôn được chú trọng thực hiện.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Huyện đã tập trung chỉđạo việc hoàn thiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án; tăng cường các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thu hút đầu tư vào

địa bàn (Tính đến hết năm 2018 toàn huyện có 180 doanh nghiệp). Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được quan tâm, hỗ trợ phát triển.Các ngành nghề

sửa chữa cơ khí, chế biến lương thực, buôn bán vật liệu xây dựng...không ngừng phát triển cả về quy mô và doanh thu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế huyện.

Thương mại - dịch vụ

Ngành thương mại và dịch vụ được quan tâm và đầu tư. Tổ chức lễ hội Trái cây, hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, lễ hội đền Từ

Hả... Bên cạnh đó, cùng với việc được đầu tư phát triển vùng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn đã tận dụng thế mạnh và đưa loại hình du lịch sinh thái vườn đồi vào khai thác, tạo được sự mới mẻ và thu hút được nhiều du khách tham gia. Trong kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là vận tải, may mặc, dịch vụăn uống, giải trí... tăng theo hàng năm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao hơn.

Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2015-2019 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2019 của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2018 Năm 2019

Nông – lâm – thủy sản % 42,23 35,1 30,5 Công nghiệp – xây dựng % 23,63 28,8 34,6 Dịch vụ - thương mại % 34,14 36,1 34,9

(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy kinh tế của huyện Lục Ngạn đã có bước phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm lực, lợi thế, thế mạnh của các ngành Nông lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – thương mại trên địa bàn. Các ngành phát triển theo hướng

đồng đều, không có sự chênh lệch lớn giữa các ngành.

3.1.2.2 Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

Dân số tính đến năm 2019 toàn huyện Lục Ngạn có hơn 226.540 người (Nam: 113.398 người; nữ: 112.026 người), mật độ dấn số là 223 người/km2.. Dân số thành thị 7.770 người, chiếm 3,43%; dân số nông thôn 218.770 người, chiếm 96,57%. Diễn biến dân số của huyện Lục Ngạn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Diễn biến dân số của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000-2019 Nội dung ĐVT Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011 Năm 2013 Năm 2019

1. Dân số trung bình Người 186.389 200.600 208.523 212.509 226.540 Nam Người 92.207 99.170 105.872 107.339 113.398 Nữ Người 94.182 101.430 102.651 105.170 112.026 2.Phân theo khu vực

Thành thị Người 6.471 6.700 7.035 7.191 7.770 Nông thôn Người 179.918 193.900 201.488 205.318 218.770 2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự

nhiên % 15,32 12,06 11,51 10,1 9,2

Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào với 162.600 lao động. Tỷ lệ

người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn huyện. Lao động nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 38)