Điều kiện tự nhiên của huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trong vĩ tuyến 210 15’N và 210 15’N, kinh tuyến 1080 30’E và 1080 45’E cách thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông Bắc, ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và phía Nam giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 103.253,05 ha với 30 đơn vị hành chính và được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp và vùng cao; địa bàn huyện có quốc lộ 31, quốc lộ 279, tỉnh lộ 289, 290 và 248 chạy qua.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp:

Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, HộĐáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh,

độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên.

Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển.

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C, vào tháng 6 cao nhất là 27,80C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,80C.

- Độẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. - Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông, mùa hạ có có gió mùa đông nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Thủy văn: Lục Ngạn có sông Lục Nam chảy qua theo hướng Đông- Tây với chiều dài khoảng 60 km. Ngoài ra còn có rất nhiều suối nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã; Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum, đập Đá Mài, đập Bấu, Đập Hồ.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất đai

Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 103.253,05 ha. Theo kết quảđiều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.148,15 ha - Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha

- Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 – 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha.

- Nhóm đất Feralít trên núi, ởđộ cao từ 200 – 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha

- Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp có diện tích là 56.878,42 ha, - Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km, nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Ngoài sông Lục Nam, trên

địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng cao, hệ thống ao hồ

chứa tương đối nhiều do kết quả hoạt động tích cực của phong trào thuỷ lợi, đắp đập ngăn nước. Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20–25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư.

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thểđáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 39.921,09 ha, chiếm 38,66 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 29.710,70 ha, chiếm 74,42 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất

rừng phòng hộ là 10.210,39 ha, chiếm 25,58 % tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. * Tài nguyên khoáng sản

Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng. Ngoài ra Lục Ngạn còn có một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác

để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

* Tài nguyên nhân văn

Lục Ngạn là huyện có dân số là 204.416 người, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, có 29 xã và 1 thị trấn bao gồm 397 thôn bản. Nhân dân các dân tộc trong huyện

đang tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế

thị trường, phát triển mạnh kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại tạo nên những vườn cây đặc sản vải thiều, môi trường sinh thái đẹp và có sức hấp dẫn du khách tham quan du lịch sinh thái. Đó là nguồn tài nguyên nhân văn, giàu truyền thống tốt đẹp

để phát huy nội lực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)