Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 32)

2.5.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp.

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX= Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm.

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tốđầu vào và dịch vụ sử

dụng trong quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất.

Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

TNHH = GTSX - CPTG

GTNC = TNHH/số công lao động/ha/năm.

- Hiệu quảđồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí). HQĐV = TNHH/CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPSX, TNHH/CPTG). Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử

dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, TNHH/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Bản chất của hiệu quả kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng công tác của một doanh nghiệp hay một quá trình hoạt động kinh tế nào đó. Một sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận hay không được biểu hiện không những ở nội dung chất lượng sản phẩm, mà còn thể

hiện sản phẩm đó được bán ra ở mức giá nào.

Từ thực tế đó, khi đánh giá hiệu quả thì kết quả cũng như chi phí đều dựa trên sở giá thị trường tại thời điểm xác định. Tuy nhiên khi cần nghiên cứu động thái của hiệu quả thì phải sử dụng giá tại thời điểm gốc để so sánh.

Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhưng luôn luôn bị giới hạn về diện tích

- Hiệu quả sử dụng đất: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất được đặc biệt coi trọng không chỉ ở thời gian trước mắt mà đòi hỏi phải lâu dài, bền vững thông qua các phương pháp như: Lựa chọn hệ thống cây trồng vật nuôi thích hợp với đất, thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, mở rộng diện tích v.v...một cách hợp lý.

- Hiệu quả sinh học: Nâng cao hiệu quả sinh học thông qua các biện pháp: Giống mới, thay đổi công nghệ sản xuất, thời vụ thích hợp v.v...

Cả hai mặt trên đều hòa quyện bổ sung cho nhau nhằm đạt mục tiêu là thu

được lượng kết quả lớn nhất trên một đơn vị diện tích với lượng chi phí thấp nhất.

Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả

- Năng suất, sản lượng; - Chi phí trung gian; - Giá trị sản xuất; - Lợi nhuận;

- Giá trị ngày công lao động; - Hiệu quảđồng vốn.

1.5.3.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. - Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng.

- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,.. - Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.

1.5.3.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

- Đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững. - Đánh giá quản lý đất đai bền vững.

- Đánh giá hệ thống quản lý cây trồng.

- Đáng giá về tính bền vững với việc duy trì, bảo vệ độ phì của đất và bảo vệ cây trồng.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian để có thể kiểm chứng và đánh giá. Dựa trên cơ sở phân tính cùng với việc

điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở

việc đánh giá ảnh hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai, việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình sử dụng đất hiện tại.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng

đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2020.

Địa điểm nghiên cứu: Đề tại được nghiên cứu tại một số vùng đặc trưng, trọng điểm trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn

- Điều kiện tự nhiên: Đánh giá các yếu tố vị trí địa lý, địa hình, địa mạo; khí hậu thủy văn (chếđộ nhiệt, lượng mưa, độẩm, gió...); tài nguyên đất đai; tài nguyên rừng; tài nguyên nước.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Đánh giá qua các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành nông - lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, du lịch, dịch vụ); thực trạng dân số và lao động; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…).

- Phân tích, đánh giá những thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng đất trồng cây ăn quả.

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn

- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

- Hiện trạng sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn. - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất và kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả

trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn theo các tiêu chí:

- Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua: Giá trị sản xuất (GTSX); Thu nhập hỗn hợp (TNHH); Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một

đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho 1000 đồng chi phí); Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

- Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua: Mức độ chấp nhận của người dân; Hiệu quả giải quyết việc làm; Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

- Hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua: Ảnh hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai; Việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình sử dụng đất.

2.3.4 Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất, loại cây ăn quả thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu tập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu bao gồm:

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, tình hình sử dụng đất… các số liệu này thu thập từ các cơ

quan chuyên môn của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Số liệu được thu thập từ việc điều tra những người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Nội dung điều tra chủ

yếu là loại cây trồng, diện tích, năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, mức

độ thích hợp của cây trồng với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường. Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ theo phiếu điều tra, tổng số hộđiều tra là 120 hộ,

mỗi tiểu vùng điều tra 40 hộ, chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Căn cứ vào địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện, mỗi vùng có đặc điểm sử dụng đất khác nhau. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 3 tiểu vùng trọng điểm như

sau:

- Tiểu vùng 1 (Vùng đồi núi cao) gồm các xã đại diện: Tân Sơn, Phong Vân, Biên Sơn. Cây ăn quả chính và chủ lực của vùng là vải thiều, bên cạnh đó còn một số loại cây đang có tiềm năng phát triển là cam, bưởi… Trong đó, điều tra xã Tân Sơn 13 hộ, Phong Vân 13 hộ, Biên Sơn 14 hộ.

- Tiểu vùng 2 (Vùng thấp) gồm các xã đại diện: Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Quang. Các cây ăn quả trọng điểm của vùng này là bưởi, cam, táo… Trong đó, điều tra xã Hồng Giang 13 hộ, Giáp Sơn 13 hộ, Tân Quang 14 hộ.

- Tiểu vùng 3 (Vùng đồi núi thấp) gồm các xã đại diện: Thanh Hải, Quý Sơn, Tân Mộc. Vùng này có những loại cây ăn quả trọng điểm nổi bật như: cam, bưởi, vải thiều… Trong đó, điều tra xã Thanh Hải 13 hộ, Quý Sơn 13 hộ, Tân Mộc 14 hộ.

- Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kĩ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để có cái nhìn chính xác nhằm đánh giá và đưa ra loại hình hợp lý.

2.4.2.Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng, từng nội dung chuyển quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như

số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình. - Phương pháp tổng hợp

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp

Số hiệu sau khi tổng hợp, xử lý được biểu đạt bằng bảng số liệu, đồ thị minh hoạ và bằng câu văn.

2.4.3 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này cho phép phát hiện những điểm giống và khác nhau giữa các thời điểm đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định, đồng thời giúp cho việc phân tích được các hướng phát triển của chúng.

2.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả của loại hình sử dụng đất hoặc kiểu sử dụng đất, nghiên cứu dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu là: kinh tế, xã hội, môi trường. Các chỉ tiêu

được đánh giá phân cấp ở 3 mức: cao, trung bình, thấp. Việc phân cấp dựa vào việc tham thảo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý, nông dân sản xuất giỏi ởđịa phương.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu: - Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản x năng suất

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX – CPTG + Giá trị ngày công lao động (GTNC):

GTNC= TNHH/ số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG

Các chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả kinh tếđược được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (Lần) Cao 3 >250 >190 >2,8 Trung Bình 2 150-250 110-190 2,3-2,8 Thấp 1 <150 <110 <2,3

- Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế cho một kiểu sử dụng đất: Tổng số có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất có số điểm tối đa là 9 điểm . Trong đó chỉ tiêu cao được 3 điểm, chỉ tiêu trung bình

được 2 điểm và chỉ tiêu thấp được 1 điểm.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (7-9) :Hiệu quả kinh tế cao. Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (5-6): Hiệu quả kinh tế trung bình. Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng sốđiểm (<5): Hiệu quả kinh tế thấp. * Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu:

+ Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ.

+ Giá trị ngày công lao động của các loại sử dụng đất (GTNC) = TNHH / CLĐ. Các chỉ tiêu đánh giá được phân thành các mức khác nhau (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm CLĐ (Công) GTNC (1000đ/công) Cao 3 > 650 >292 Trung bình 2 480-650 229-292 Thấp 1 <480 <229 - Tổng hợp đánh giá hiệu quả xã hội cho một kiểu sử dụng đất: Tổng số có 2 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất có số điểm tối đa là 6 điểm . Trong đó chỉ tiêu cao được 3 điểm, chỉ tiêu trung bình

được 2 điểm và chỉ tiêu thấp được 1 điểm.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (5-6): Hiệu quả

xã hội cao.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (3-4): Hiệu quả xã hội trung bình.

Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng sốđiểm (<3): Hiệu quả xã hội thấp.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường - Hiệu quả môi trường được đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Mức sử dụng phân bón: So sánh mức bón của người nông dân với cơ quan chuyên môn cho từng loại cây trồng cụ thể.

+ Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật mà các nông hộđã sử dụng so với khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Cao 3 Theo định mức (gồm cả phân vô cơ và hữu cơ) Sử dụng thuốc BVTV theo định mức (có sử dụng thuốc BVTV thảo mộc, sinh học) Trung bình

2 Theo định mức (Phân vô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 32)