Những nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 34)

tại Việt Nam

Khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, công tác giải phóng mặt bằng của Hà Nội được thực hiện theo văn bản sau: Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về BT, HT, TĐC khi Nhà mước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 108/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 108/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội; Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố đã thực hiện GPMB cho 1.160 dự án với diện tích 15.000 ha bố trí TĐC cho 6.300 hộ. Những năm qua, Thành phố đã giải quyết nhiều dự án phức tạp. Công tác quản lý đất đai của thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả, trình độ cán bộ làm công tác GPMB khá cao, đáp ứng được nhu cầu của công việc và công tác GPMB được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp.Tuy nhiên, công tác GPMB trên địa bàn thành phốvẫn tồn tại những hạn chế: tình trạng mất dân chủ,thiếu công khai trong công tác BT gây bức xúc cho người bị thu hồi đất, nhiều dự án triển khai còn chậm, kéo dài, gây lãng phí đồng thời chất lượng nhà TĐC cũng chưa đảm bảo đời sống cho người TĐC, việc HT, đào tạo nghề thiếu tính đồng bộ, không giải quyết được việc làm cho người mất đất mất tư liệu sản xuất...

* Công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Đã Nẵng được thực hiện theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009

của UBND Thành phố Đã Nẵng về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 14/3/2015 của UBND Thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Trong 15 năm (1997-2012) Đà Nẵng đã thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để triển khai 1.390 dự án với tổng diện tích 17.500 ha, với khoảng 95.000 hộ dân phải giải tỏa, di dời đất đai. Khi thu hồi đất, không chỉ BT bằng tiền mà sử dụng hình thức tiền kết hợp với nhà ở, đất ở. Trong công tác BT, HT, TĐC, việc vận dụng các chính sách, chủ trương hợp lý, sáng tạo phù hợp với thực tế, thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư, người có đất bị thu hồi. Vì vậy công tác BT, HT, TĐC của các dự án trên địa bàn thành phố đã được đại đa số nhân dân từ đó để giúp đổi mới diện mạo thành phố, đời sống người dân được cải thiện.

* Công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm qua, công tác BT, HT, TĐC của thành phố đã đạt được kết quả cao, riêng năm 2013 thành phố đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB cho 9 dự án với diện tích 5,96 ha, phối hợp với cơ quan xử lý tài sản trên đất của 15 khu đất với diện tích 8,65 ha, trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi đất thuộc quỹ đất xây dựng dự án xây dựng cầu Bình Tiên và Tuyến đường vành đai 2. Để đạt được những kết quả trên, đó là sự hoạt động có hiệu quả cao của 02 Trung tâm tư vấn dịch vụ thẩm định giá, các trung tâm này đã xác định giá đất phù hợp với thị trường trình UBND Thành phố quyết định

giá để tiến hành BT, đó là cách triển khai khách quan, đảm bảo sự đồng thuận giữa Nhà nước và người có đất bị thu hồi. Vì vậy, công tác BT, HT, TĐC trên địa bàn Thành phố đạt được nhiều kết quả , được sự ủng hộ cao của người dân từ đó giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khinh tế-xã hội của Thành phố và thay đổi cuộc sống cho người dân.

* Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Thanh Hóa

Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành đơn giá BT thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc trên đất trong GPMB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về quy định chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành các quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác BT GPMB. Ban GPMB và TĐC đã tiến hành chỉ đạo sát sao, tăng cường kiểm tra tiến độ và đề ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với mỗi dự án. Đối với các hộ dân, đơn vị phải di dời chỗ ở được UBND thành phố, huyện bố trí TĐC tại các phường, xã trên địa bàn theo hướng nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

Nhờ việc áp dụng tốt các chính sách pháp luật công tác BT, HT, TĐC tại tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp đời sống nhân dân ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đó là giá do UBND tỉnh đưa ra còn thấp so với giá thị trường, HT về việc làm cho những người bị thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền mà chưa quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người dân,... Từ đó làm chậm tiến độ của dự án, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 34)