Phân nhóm dựa vào đặc điểm hình thái của 40 mẫu lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu trình tự gen để nhận diện nhanh và xác định mức độ đa dạng của nhóm lan dendrobium khu vực phía nam (Trang 83 - 86)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.2 Phân nhóm dựa vào đặc điểm hình thái của 40 mẫu lan

Hình 3.2 Cây phân nhóm dựa trên 72 đặc điểm hình thái của 40 mẫu giống lan Dendrobium

Theo kết quả phân nhóm (Hình 3.2), hai mẫu D. amabile và D. palpebrae tách riêng thành một nhóm I do hai loài này có hình dạng lá, các thành phần hoa khá giống nhau, tuy nhiên nhóm này lại tách biệt hẳn với nhóm các loài Hoàng thảo thủy tiên khác. Trong nghiên cứu có 5 loài Hoàng thảo thủy tiên thuộc nhóm Callista, ngoài 2 loài kể trên, ba loài còn lại là D. sulcatum, D. densiflorum và D. chrysotoxum có sự tương cận nhiều về hình thái nên tách thành một nhánh nhỏ trong nhóm IIA; trong đó, D. densiflorum và D. chrysotoxum có mức độ tương đồng về hình thái nhiều hơn so với D. sulcatum.

Nhóm II được tách thành 2 nhóm nhỏ hơn là IIA và IIB. Nhóm IIA có 17 đại diện thì chỉ có 1 mẫu D. hemcoglossum có dạng thân thòng; trong khi nhóm IIB có

21 đại diện thì có tới 10 mẫu có dạng thân thòng (5 mẫu giả hạc, hạc vỹ, đại ý thảo, trầm rừng, long tu và long tu đá).

D. anosmum (7,8,9,10), D. aphyllum (11,12) và D. parishii (28) có sự tương

đồng nhiều về hình thái, có mối quan hệ tiến hóa gần gũi và loài lai được hình thành từ D. anosmum và D. aphyllum được xếp chung thành một nhóm. Tuy nhiên, cây lai Hoàng thảo trầm hồng (D. anosmum x D. parishii) lại tách riêng và thuộc về một

nhóm khác chung với D. hercoglossum, D. heterocarpum và D. venustum.

Long tu (D. primulinum) và long tu đá (D. crepidatum) cũng có sự tương đồng nhiều về hình thái nên tách riêng thành 1 nhánh nhỏ trong nhóm IIB.

Mẫu Thái bình lai (D. Gaston sunray) có nguồn gốc là cây lai giữa

(D. pulchellum x D. chrysotoxum) và D. pulchellum, nhưng trên cây phân nhóm hình

thái, mẫu Thái bình lai ở nhóm IIA, cùng với D. chrysotoxum, còn D. pulchellum thuộc nhóm IIB.

Các mẫu nghiên cứu thuộc nhiều nhóm khác nhau theo báo cáo của Trần Hợp, Phạm Hoàng Hộ, Dương Đức Huyến… Tuy nhiên, với các đặc điểm hình thái được chọn để mô tả, phân tích, các loài thuộc cùng nhóm không thấy có sự tách biệt rõ ràng. Ví dụ ở nhánh IIB có 21 mẫu giống thì theo Phạm Hoàng Hộ có 16 mẫu thuộc nhóm Dendrobium, 2 mẫu D. secundum và D. intricatum thuộc nhóm Pedilorum,

mẫu D. aduncum thuộc nhóm Breviflores.

Tóm lại, cây phân nhóm dựa trên 72 đặc điểm hình thái phần nào thể hiện được mối quan hệ di truyền của 40 mẫu giống Dendrobium trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số loài có hình thái giống nhau, mối quan hệ gần gũi nhưng kết quả thể hiện trên cây phân nhóm chưa phản ánh được điều này. Các đặc điểm hình thái được mô tả, hình ảnh của 40 mẫu giống Dendrobium có thể dùng để nhận diện các mẫu giống, đặc biệt là các mẫu giống thu được có hoa. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái một lần nữa cho thấy giá trị trong việc định danh các loài.

Kết quả mô tả và phân nhóm các mẫu giống Dendrobium dựa trên đặc điểm

Một số trang web về Lan trên thế giới cung cấp thông tin về tên khoa học, đồng danh, một số đặc điểm hình thái, sinh thái… Ở các web này, hình ảnh có thể thiếu hoàn toàn hoặc mỗi loài có 1-3 hình ảnh đại diện, các hình ảnh còn chưa đồng bộ về phông nền và chưa có tỉ lệ xích.

Các trang web về lan tại Việt Nam đa số là các hội chơi, mua bán và trao đổi lan. Các web này cũng đăng tải nhiều thông tin hữu ích về tên gọi, mô tả đặc điểm chung, phân bố, cách chăm sóc,… Về mặt hình ảnh, các web thường đăng tải các hình ảnh thực tế cả cây, phát hoa, các hình ảnh này thường thiếu tỉ lệ xích. Web trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam có chuyên mục cho từng loài thuộc chi Dendrobium, tuy nhiên đại đa số là thông tin về vị trí phân loại, tên Việt Nam, tên khoa học, đồng danh (nếu có), một số ít có hình ảnh minh họa (hình chụp thực tế cả cây hoặc phát hoa, thiếu tỉ lệ xích), rất ít đại diện được mô tả đầy đủ về hình thái, khu phân bố… Nếu có, các thông tin mô tả này được thể hiện bằng tiếng Anh, hình ảnh minh họa cho nhóm này rất đẹp và đầy đủ. Một số web còn sai sót khi cho rằng Dendrobium là loài. Nhìn chung, chất lượng và độ tin cậy của các web này chưa cao.

Sách chuyên khảo về lan và nhóm giáo trình về phân loại học thực vật tại Việt Nam hiện nay không nhiều. Các tài liệu này đa số tiến hành phân loại sau đó mô tả hình thái, minh họa bằng hình vẽ đẹp, sắc nét, tuy nhiên chưa đồng bộ như có những đại diện thì có hình vẽ toàn cây, 1 hoa, giải phẫu hoa thậm chí hoa đồ với tỉ lệ xích rõ ràng nhưng cũng có những đại diện chỉ có hình vẽ tổng thể 1 cây và thiếu tỉ lệ xích; các hình chụp thực tế chất lượng còn chưa cao và nhiều tác phẩm thiếu hẳn kênh minh họa này. Tác phẩm “The Orchid of Vietnam Illustrated Survey” cũng chỉ cung cấp hình chụp minh họa đầy đủ cho một số rất ít các đại diện.

Các sách tham khảo cung cấp thông tin về cách nuôi trồng, chăm sóc… lan được xuất bản khá nhiều. Các sách này không cung cấp nhiều thông tin về từng loài cụ thể, thuật ngữ sử dụng còn chưa chính xác, nhiều tác giả cho rằng Dendrobium là 1 loài, thậm chí 1 họ. Hình ảnh đẹp, tuy nhiên không phải là hình ảnh khoa học, chỉ có một số hình đại diện, không đồng bộ cho tất cả các loài, không có tỉ lệ xích ví dụ

như cuốn Trồng và chăm sóc hoa Lan, có hình minh họa hoa cắt ngang cho 4 chi trong họ Lan nhưng không có đại diện của Dendrobium.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu trình tự gen để nhận diện nhanh và xác định mức độ đa dạng của nhóm lan dendrobium khu vực phía nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)