Định hướng đánh giá một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn Hóa học

Một phần của tài liệu KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN HÓA HỌC (Trang 95 - 97)

TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

4.1.1. Định hướng đánh giá một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn Hóa học Hóa học

Trong dạy học môn Hóa học, thông qua nội dung và việc tổ chức các hoạt động học tập, HS phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Biểu hiện của các phẩm chất này được thể hiện trong môn Hóa học như trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Biểu hiện của các phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT trong môn Hóa học

Phẩm chất Biểu hiện trong môn Hóa học

Yêu nước Tự hào và bảo vệ các nguồn tài nguyên, khoáng sản của đất nước, bảo vệ môi trường (không khí, nguồn nước, đất đai), bảo vệ rừng,... Nhân ái Ca ngợi những việc làm nhân văn, lên án các hành động phi nhân đạo

trong sử dụng hóa chất và xử lí chất thải làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; tôn trọng sự khác biệt giữa con người; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người,…

Chăm chỉ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc.

Trung thực Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm thí nghiệm; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận trong thu thập, xử lí thông tin, trong thi cử,... Trách nhiệm Có ý thức bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường; thiên nhiên; không đổ lỗi cho người khác. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, lớp,…

Trong dạy học môn Hóa học, phát triển và đánh giá các phẩm chất của HS thông qua các nội dung và hoạt động cụ thể như sau:

- Việc tìm hiểu các nội dung trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của các chất, đặc biệt là các chất có ý nghĩa, giá trị với nền kinh tế, công nghiệp, sức khỏe,... như dầu mỏ, khai thác muối từ nước biển, khai thác than, quặng hay khoáng sản, tinh dầu,... HS biết được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước, thêm yêu đất nước, có trách nhiệm bảo vệ, làm giàu cho đất nước,...

- Việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức hóa học để giải thích, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn về tự nhiên, sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt các vấn đề về môi trường (như ô nhiễm không khí do khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải nhà máy, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng phân bón hóa học quá mức, an toàn thực phẩm (sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, sử dụng các chất bảo quản thực vật không an toàn,..)... giúp HS có những nhận thức đúng đắn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên và xã hội.

- Hoạt động thực hành thí nghiệm để học tập và nghiên cứu hóa học thể hiện tính đặc thù của môn học, thông qua hoạt động này cũng hình thành và phát triển các phẩm chất trách nhiệm, trung thực cho HS. Trong hoạt động đó, việc ghi chép các thông tin, số liệu đòi hỏi tính chính xác và trung thực, việc lựa chọn dụng cụ, hóa chất, cách sử dụng và bảo quản chúng cũng như xử lí chất thải sau thí nghiệm phát triển phẩm chất trách nhiệm với môi trường, sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

- Các hoạt động trải nghiệm, tham quan cơ sở sản xuất các ngành liên quan đến hoá học góp phần nâng cao nhận thức của HS về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm của người lao động và nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất.

Để đánh giá phẩm chất trong dạy học môn Hóa học, GV có thể sử dụng phương pháp quan sát (quan sát hành vi, thái độ của HS với thiên nhiên, môi trường sống, với con người,…), phương pháp hỏi - đáp (hỏi HS về cách thức tự học, giao tiếp, hợp tác,…), phương pháp viết (trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm đưa ra quan điểm, cách thức ứng xử với môi trường,…) với các công cụ như câu hỏi, bài tập, bảng hỏi, bảng kiểm, rubric, thang đo,…

Ví dụ, GV đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS thông qua tổ chức hoạt động nhóm bằng cách sử dụng bảng kiểm để HS tự đánh giá như sau:

Các tiêu chí Không

Vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao

Tham gia lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện đủ nhiệm vụ theo đúng tiến độ yêu cầu Cố gắng hoàn thành tốt nhất sản phẩm theo phân công Cố gắng hoàn thành tốt nhất sản phẩm của nhóm Chia sẻ tài liệu cho các HS khác

Giúp đỡ các HS khác khi cần thiết

Một phần của tài liệu KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN HÓA HỌC (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)