Định hướng đánh giá năng lực chung thông qua dạy học môn Hóa học

Một phần của tài liệu KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN HÓA HỌC (Trang 97 - 108)

Đánh giá năng lực phải thông qua các biểu hiện, hành vi của năng lực đó trong các bối cảnh cụ thể. Do đó trong dạy học hóa học, GV cần tổ chức các hoạt động học tập cho HS, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập GV thu thập minh chứng (là các bài viết, bài trình bày, sản phẩm, hồ sơ, hành động,…của HS) và sử dụng các công cụ phù hợp thì đánh giá được mức độ của các biểu hiện, hành vi đó.

Có thể mô tả tiến trình đánh giá năng lực HS gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá và năng lực cần đánh giá.

Bước 2: Xác định các biểu hiện của năng lực cần đánh giá.

Bước 3: Xác định phương pháp, thông tin/chứng cứ đánh giá.

GV xác định sẽ thu thập các thông tin/chứng cứ đánh giá bằng cách nào (quan sát, ghi chép, chụp ảnh,…các hành vi thực hiện của HS thông qua những hành động nói, viết, làm, tạo ra của các em khi GV tổ chức hoạt động học tập cho HS)?

Bước 4: Mô tả các hành vi, biểu hiện của năng lực thông qua hoạt động cụ thể và xây dựng rubric với các chỉ báo chất lượng thể hiện các mức độ đạt được.

Tùy theo các hành vi, biểu hiện đánh giá, thông tin cần thu thập mà sử dụng các công cụ phù hợp để thu thập minh chứng và đối chiếu đánh giá các hành vi đó.

Các công cụ thường dùng để đánh giá phẩm chất, năng lực là bảng kiểm, thang đo, rubric, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập. Khi sử dụng các công cụ đánh giá này để HS tự đánh giá hay đánh giá đồng đẳng, có thể viết các tiêu chí đánh giá dưới dạng câu hỏi và sử dụng các từ đơn giản, gần gũi để HS dễ hiểu và đánh giá đúng.

Minh chứng thu thập để đánh giá năng lực trong dạy học môn Hóa học có thể qua quan sát trực tiếp/quay video hoặc qua các sản phẩm, phiếu học tập, bài viết, bài thuyết trình, bài trình chiếu, sơ đồ/tranh vẽ/tờ rơi, hồ sơ,... mà HS thực hiện.

Khi thu thập minh chứng qua bài viết, sản phẩm, phiếu học tập,… GV cần lưu ý thiết kế yêu cầu thực hiện (nói, viết, làm như thế nào) sao cho HS thể hiện được các hành vi của năng lực trên minh chứng đó thì mới có thông tin để đánh giá.

Bước 6: Thực hiện đánh giá và xử lí số liệu.

Tổ chức giao nhiệm vụ học tập cho HS thực hiện, thu thập minh chứng, đối chiếu theo các công cụ đánh giá để xác định vị trí mức độ các tiêu chí đánh giá thông qua minh chứng. Tính các tham số thống kê, đưa ra những nhận định phù hợp. Lưu ý lựa chọn, thiết kế nhiệm vụ học tập sao cho HS thể hiện được các biểu hiện, hành vi cần đánh giá.

a) Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học

Các thành tố và biểu hiện của năng lực tự học được mô tả trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được trình bày trong bảng 4.2:

Bảng 4.2. Các biểu hiện của năng lực tự học11

Thành tố của NLTH Biểu hiện

Tự lực

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

– Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

– Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

– Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.

– Biết tránh các tệ nạn xã hội. Thích ứng với cuộc

sống

– Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.

– Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới Định hướng nghề

nghiệp – Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân. Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

– Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Tự học, tự hoàn thiện – Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

– Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. – Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

– Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Trong dạy học hóa học, có thể đánh giá năng lực tự chủ tự học của HS thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn tài nguyên hỗ trợ, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, các dự án học tập,... Cụ thể như giao cho HS các bài tập mở về tìm kiếm phân tích, tổng hợp thông tin về một vấn đề thực tiễn, hay một nội dung 1 chủ đề, thiết kế sản phẩm là tờ rơi/poster/sơ đồ tư duy,… về 1 chủ đề nào đó,…hay tổ chức cho HS tự học theo hướng dẫn, dạy học dự án, dạy học theo hợp đồng, thực hiện mô hình lớp học đảo ngược, thực hiện các chủ đề giáo dục STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật,… Lưu ý khi giao những nhiệm vụ kiểu này cho HS cần đưa ra các tiêu chí để định hướng các hoạt động HS cần thực hiện theo hướng phát triển năng lực tự học.

Ví dụ trước khi dạy nội dung những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy trong chuyên đề 10.2 (chuyên đề Hóa học 10), GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về 1 hiện tượng trong thực tiễn là nhiều ca ngộ độc, chết người do dùng than bằng hình thức như poster hay bài trình chiếu. Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó, và cách xử lí, khắc phục như thế nào? Yêu cầu HS phân tích vấn đề cần giải quyết trong nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch tìm hiểu thực hiện tạo sản phẩm, ghi chép lại thông tin trong tiến trình thực hiện và tự đánh giá sản phẩm theo bảng kiểm hoặc phiếu đánh giá tiêu chí (GV cần thiết kế cụ thể các tiêu chí và công cụ đánh giá, hồ sơ ghi chép quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. Cũng có thể thiết kế thành form mẫu để đảm bảo thu thập được đủ các thông tin). Dựa trên các minh chứng là hồ sơ ghi chép quá trình thực hiện, sản phẩm mà GV đánh giá năng lực tự học của HS theo phiếu đánh giá theo tiêu chí của năng lực tự học. Cũng có thể tổ chức cho HS tự đánh giá năng lực tự học của mình bằng phiếu đánh giá theo tiêu chí đó hoặc thiết kế dưới dạng bảng hỏi, bảng kiểm, thang đo (tùy mức độ).

Công cụ đánh giá phù hợp là bảng kiểm và phiếu đánh giá theo tiêu chí/rubric. Và để xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học, GV cần xác định các hành vi hoặc kĩ năng tự học của HS thể hiện qua các hoạt động học tập cụ thể dựa trên các biểu hiện của năng lực ở trên. Mô tả mức độ hành vi và xây dựng phiếu đánh giá.

Ví dụ bảng mô tả các mức độ hành vi đánh giá năng lực tự học qua một số kĩ năng tự học: Kĩ năng tự học Mức độ hành vi Chưa đạt (1 điểm) (2 điểm)Đạt Tốt (3 điểm) Kĩ năng đọc và thu thập thông tin Chưa đọc và chưa thu thập được thông tin.

Đã đọc và thu thập đúng được một phần thông tin theo yêu cầu.

Đã đọc và thu thập đầy đủ, đúng các thông tin theo yêu cầu. Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin Chưa phân tích, xử lí được thông tin. Đã phân tích, xử lí được thông tin nhưng chưa rõ ràng và chính xác. Phân tích, xử lí được thông tin một cách rõ ràng, chính xác. Kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập Chưa sử dụng được các phương tiện học tập. Sử dụng được các phương tiện học tập chưa thành thạo. Sử dụng các phương tiện học tập thành thạo, hiệu quả. Kĩ năng vận

dụng kiến thức

Chưa vận dụng được kiến thức để giải quyết bài

Vận dụng kiến thức để giải quyết được một số

Vận dụng kiến thức để giải quyết được

tập, các tình

huống. bài tập, các tình huống yêu cầu. các bài tập, tình huống yêu cầu. Ví dụ phiếu tự đánh giá năng lực tự học qua đánh giá các kĩ năng theo mô tả mức độ trên: Kĩ năng tự học Mức độ đạt được Chưa đạt (1 điểm) (2 điểm) Đạt Tốt (3 điểm)

Kĩ năng đọc và thu thập thông tin Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin

Kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập Kĩ năng vận dụng kiến thức

b) Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp và hợp

Bảng 4.3: Cấu trúc và biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác của HS THPT

(Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018)

TT Năng lực thành phần Biểu hiện 1 Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

- Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

- Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.

- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

2 Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh

- Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

và hoá giải các mâu thuẫn

- Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn

3

Xác định mục đích và phương thức hợp tác

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

4 Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

5 Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

- Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành CV của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án, phân công công việc và tổ chức HĐ hợp tác. 6 Tổ chức và thuyết

phục người khác

- Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà HĐ phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.

7 Đánh giá hoạt động hợp tác

- Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm, đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm. 8 Hội nhập quốc tế - Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

- Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

- Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.

Trong dạy học hóa học có thể đánh giá năng lực hợp tác và giao tiếp của HS thông qua việc thường xuyên được thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành thí nghiệm hoặc thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm. Bởi khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, HS được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập,.. đó là các biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác.

Từ các biểu hiện của năng lực hợp tác, GV cần xác định các hành vi và mức độ hành vi của các biểu hiện trong các hoạt động học tập cụ thể của HS, từ đó xây dựng các công cụ đánh giá năng lực dạng rubric, bảng hỏi hoặc bảng kiểm.

Ví dụ bảng hỏi dùng để HS tự đánh giá/đánh giá đồng đẳng năng lực hợp tác:

TT Vấn đề Phương án lựa chọn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi, không bao giờ

1 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công.

2 Thực hiện đúng theo cách thức hợp tác mà nhóm đã xác định.

3 Tập trung, chú ý trong quá trình làm việc.

4 Chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

5 Có thái độ thiện chí, sẵn sàng thỏa hiệp.

6 Chấp nhận ý kiến trái ngược nếu ý kiến đó là đúng.

7 Bình tĩnh, kiềm chế được sự bực tức, nóng nảy.

8 Các bạn trong nhóm hiểu rõ nội dung khi tôi trình bày ý kiến của mình.

9 Ghi chép lại ý kiến của các bạn trong nhóm.

10 Khi không đồng ý với ý kiến của bạn, tôi luôn hỏi, phản biện lại một cách lịch sự.

11 Luôn bảo vệ ý kiến của mình một cách nhẹ nhàng, thuyết phục.

12 Biết sắp xếp, tổng hợp lại ý kiến của các bạn một cách chính xác, hợp lí.

13 Đưa ra được nhận định đúng khi đánh giá về bản thân.

14 Khách quan, công bằng khi đánh giá các bạn.

Ví dụ rubric dùng để GV quan sát đánh giá năng lực hợp tác của HS:

Tiêu chí Mức độ HS1 HS2 HS…

1.Tập trung chú ý Chú ý

Bình thường Chưa chú ý

2. Diễn đạt ý kiến Dễ hiểu, thuyết phục, hấp dẫn Bình thường

Khó hiểu, không thuyết phục 3. Lắng nghe Chăm chú, ghi chép lại

Chú ý nghe nhưng không ghi chép. Không chú ý

3.Phản hồi ý kiến Khéo léo, lịch sự Bình thường Gay gắt

5. Báo cáo Đầy đủ, khoa học

Đầy đủ nhưng chưa khoa học Chưa đầy đủ

c) Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn Hóa học

Bảng 4.6. Cấu trúc của năng lực GQVĐ và ST của HS THPT

(Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018)

Các thành tố NL Biểu hiện

1. Nhận ra ý tưởng mới

- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng

Một phần của tài liệu KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN HÓA HỌC (Trang 97 - 108)