Kết quả của dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho biết HS đạt mức nào (đã/chưa biết, hiểu, làm được gì). Từ kết quả này, cần xác định mục tiêu tiếp theo (cần biết, hiểu, làm được gì) và cần xác định “bằng cách nào” HS đi được đến mục tiêu đó. Sự điều chỉnh, đổi mới PPDH giúp HS cách thức “tốt nhất có thể được” đi trên con đường này để đạt được mục tiêu dạy học. Đây là cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới PPDH dựa trên kết quả đánh giá, mô tả ở hình 4.5.
Hình 4.5. Cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới PPDH dựa trên kết quả đánh giá Từ các bằng chứng thu thập được về HS xác định được mức độ hiện tại của HS. Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, bằng chứng này cho biết “vị trí” của HS trên các đường phát triển năng lực thành tố (hoặc trên một đường chung của một năng lực chung/đặc thù). Vị trí này thể hiện mức độ đạt được về YCCĐ của năng lực, từ đó đối chiếu sang YCCĐ về nội dung giáo dục để biết được mức độ đạt được về YCCĐ thứ hai này. Đối chiếu này là cần thiết, vì năng lực là một “thứ” trừu tượng, cái hiện hữu phản ánh được các biểu hiện của nó là các biểu hiện đạt được về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi (YCCĐ về nội dung giáo dục). Trong đó, biểu hiện quan sát được rõ nhất là “kĩ năng” và khả năng vận dụng kiến thức (làm được gì), cùng với nó là thái độ và hành vi của HS. Sự quy về “nội dung” này cho thấy: nếu khó sử dụng các đường phát triển năng lực thì có thể xây dựng và sử dụng các thang đo đánh giá truyền thống cũng như các khung đánh giá năng lực dựa trên YCCĐ về nội dung giáo dục.
Mục tiêu tiếp theo thể hiện mục tiêu cần đạt, không giống nhau đối với các HS khác nhau, cũng không giống nhau khi xét trên các năng lực thành tố khác nhau của cùng
Kết quả đánh giá
Mức độ hiện tại Mục tiêu tiếp theo
Bằng cách nào?
một HS. Dưới đây là một ví dụ mô tả mức độ/vị trí hiện tại và mục tiêu/vị trí tiếp theo của một HS về năng lực thành phần tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.
NL Vị trí hiện tại Vị trí tiếp theo
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
Thực hiện được ở mức độ hạn chế cần có sự trợ giúp của GV và bạn bè. Chưa thực hiện được quá trình tìm tòi khám phá vấn đề một cách chủ động, tích cực.
Thực hiện được quá trình tìm tòi khám phá vấn đề nhưng chưa chủ động, sáng tạo. Các bước tìm tòi khám phá đạt ở ở mức độ vừa phải. Từ vị trí hiện tại và tiếp theo này, có thể dựa vào mô tả biểu hiện hành vi của năng lực thành phần Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học ở các mức độ khác nhau trong bảng 4.7 để điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.