Tiết 16 Vẽ theo mẫu

Một phần của tài liệu giao an MT 9 (Trang 38 - 47)

X P L OI BÀI Ạ

Tiết 16 Vẽ theo mẫu

Tập vẽ dáng người I.Mục tiêu.

 Kiến thức: Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động…

 Kĩ năng: Biết cách vẽ dáng người, và được dáng người ở các tư thế đi, đứng, chạy, nhảy…

 Thái độ:Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh. dân tộc.

II.Chuẩn bị.

1. Đồ dùng dạy học.

Giáo viên: - Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy. - Hình gợi ý cách vẽ.

Học sinh: - Đồ dùng vẽ.

2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.

III. Tiến trình dạy học.

1. ổn định tổ chức 2. kiểm tra sĩ số 3. kiểm tra bài cũ

4. kh i ở động v o b i m i. à à ớ

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan

sát nhận xét

GV giới thiệu hình trong SGK và gợi ý để học sinh nhận ra các dáng người đang vận động và động tác của tay, chân, đầu…

GV gợi ý để học sinh quan sát nhận xét về:

+ Hình dáng thay đổi khi đi, đứng, chạy, nhảy sẽ làm cho tranh sinh động hơn.

+Tư thế của dáng người và tay khi vận động không giống nhau.

GV tóm tắt:

+ Chọn dáng người tiêu biểu.

+ Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân tay…

+ Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lập lại của mỗi động tác.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vẽ

GV cho 1 học sinh làm mẫu cho cả lớp quan sát ở vài dáng khác nhau.

Và gợi ý cách vẽ.

- Quan sát nhanh hình dáng

Quan sát nhận xét nhận ra yêu cầu của bài.

- Vẽ phác những nét chính. - Vẽ nét chi tiết.

Gv minh hoạ nhanh trên bảng.

Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.

Gv gọi 3-4 học sinh lần lượt lên làm một số mẫu các em dưới lớp vẽ theo gợi ý.

Gv theo dõi gợi ý giúp các em hoàn thành một số dáng vẽ.

Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: - Tỷ lệ các bộ phận. - Thể hiện hình dáng người động, tĩnh…. Dặn dò về nhà - Tập vẽ dáng người: đá bóng, nhảy dây, đá cầu…

Ngày soạn 27.12.2016

Ngày giảng 9A1+9A2+9A3: 29.12.2016 9A4: 31.12.2016 Điều chỉnh

Tiết 17: Thường thức mỹ thuật

Sơ lược một số nền mỹ thuật Châu Á I.Mục tiêu.

 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm vài nét về mĩ thuật châu á, đặc biệt là mĩ thuật Trung Quốc, ấn độ và Nhật Bản.

 Kĩ năng: Hs trình bày phân biệt được MT Trung Quốc, ấn độ, Nhật Bản và trình bày được những đặc điểm chính của mĩ thuật của các quốc gia đó.

 Thái độ: Yêu quý nghệ thuật các nước khác, học hỏi nhiều nét nghệ thuật độc đáo của các quốc gia khác.

II.Chuẩn bị.

1, Giáo viên; - sưu tầm một số tranh ảnh về mỹ thuật ấn độ, Trung quốc, Nhật bản, Lào, Cam pu chia.

Học sinh; - sgk đọc trước bài ở nhà.

2.Phương pháp dạy học:- trực quan, thuyết minh, gợi mở, vấn đáp.

III. Tiến trình dạy học.

1. ổn định tổ chức 2. kiểm tra sĩ số

3. khởi động vào bài mới.

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 1. Hướng dẫn vài nét khái

quát

Gv giới thiệu : Một số quốc gia châu á có những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu đặc biệt là Trung Quốc và ấn Độ . - Gv

? em hãy kể tên những công trình mĩ thuật của Trung Quốc và ấn Độ mà em biết ?

? Điêu khắc Nhật Bản có gì đặc biệt ? Gv nhận xét ý trả lời và kết ý:

Hoạt động 2. Tìm hiểu vài nét về mỹ thuật của một số nước Châu á

Gv đặt câu hỏi MT ấn độ hình thành và phát triển như thế nào ?

- Tư tưởng chủ đạo của mĩ thuật ấn độ là gì?

- Kể tên những công trình tiêu biểu của mĩ thuật ấn độ ? Nêu đặc điểm của những công trình đó ?

Gv nhận xét ý trả lời và kết ý.

HS:

Công trình Trung Quốc: Vạn lý Trường Thành, Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoà Viên, ...

- Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng - ấn Độ : Lăng Tát MaHa, Điêu khắc có giá trị lớn.

- Nhật Bản : Núi Phú Sĩ - Hoạ sĩ Utamarô, Hô ku sai…

1. Ấn Độ: là quốc gia có nhiều tôn giáo (Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo ).Các công trình MT ở các loại hình : kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ đều phát triển gắn liền với tôn giáo. Bộ kinh vê – đa nỗi tiếng của người Ấn Độ cổ cho rằng chính thần thánh là nơi bắt nguồn của nghệ thuật. Điều này chi phối tư tưởng văn hoá truyền thống và thẩm mĩ của

Mĩ Thuật Ấn độ

? Nêu đặc điểm Ấn Độ?

? Hãy nêu vài nét về mĩ thuật Ấn Độ?

Lăng Tát Ma-ha

đền thờ Mặt Trời Konark

(Được xây theo phong cách truyền thống của kiến trúc Kalinga, ngôi đền được thiết kế để các tia nắng mặt trời đầu tiên của bình minh chiếu rọi thẳng vào cổng chính. Điểm đặc biết nhất là công trình này được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ, thể hiện qua hình ảnh các bánh xe nằm ở hai bên. Ngôi đền có tất cả 12 cặp bánh xe, đường kính xấp xỉ 3m, Các bánh xe này đều được chạm khắc hết sức tinh xảo, tượng trưng cho vòng quay thời gian với chu kỳ của các mùa và các tháng. Ngoài các bánh xe, tường của đền thờ còn được chạm khắc vô số các tác phẩm cầu kỳ, đặc trưng của văn hóa Ấn Độ.)

Mĩ Thuật Trung Quốc

? Nêu đặc điểm Trung Quốc?

? Hãy nêu vài nét về mĩ thuật Trung Quốc?

( Vạn Lí Trường Thành toàn bộ công trình này dài tới 8.851 km. Khoảng 6.276 km là chiều dài của phần tường thành do con người xây dựng, nhưng tường thành này còn bao gồm cả các hào và tường chắn tự nhiên.Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm, đã có nhiều tên gọi khác nhau như “rào chắn”, “pháo đài” hay “Rồng Đất”... Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành”)

người Ấn Độ.

+ MT Ấn Độ trải qua năm giai đoạn phát triển (nền văn hoá sông Ấn, nền văn hoá Ấn Âu, văn hoá Trung cổ, văn hoá Ấn Độ Hồi giáo, văn hoá Ấn Độ hiện đại) đã sản sinh ra nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gồm kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. Đó là các chùa ở hang A – giăng – ta, Cai – la sa.vừa đồ sộ về kiến trúc, vừa kinh tế về trang trí với những tượng thần và hoa văn rất đẹp. Ngoài ra các cung điện lộng lẫy của các triều đại vua chúa cũng được xây dựng khá nhiều.

+ Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ Ấn Độ liên quan mật thiết với nhau. Ở tất cả các ngôi đền như đền thờ thần mặt trời, thần Si – va hay cụm thánh tích nỗi tiếng Ma-ha-ba-li pu-ram hoặc cung điện Mô-ri-a,..đều không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn nỗi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc và hội hoa.

- Mĩ thuật Ấn Độ để lại nhiều công trình, tác phẩm nỗi tiếng. Đó là một nền mĩ thuật dân tộc giàu bản sắc, phong phú và đa dạng Thần tăng cầm phất trần hầu lễ - Lăng Tát Ma-ha

(Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là

lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường

như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù, du khách trải

nghiệm Taj Mahal như thể bị chìm đắm bởi vẻ

đẹp của nơi đây khi nhìn từ bên kia

sông Yamuna.)

2. Mĩ thuật Trung Quốc

+ Về địa lí và dân số : Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nền văn hoá phát triển rất sớm. + Ba luồng tư tưởng lớn là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo thể hiện khá rõ nét ở MT . MT Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ, đặc sắc về nhiều phương diện.

+ Về kiến trúc : Trung Quốc có rất nhiều công trình kiến trúc nỗi tiếng trên

Bích họa tại hang Mạc Cao là “viện bảo tàng trên vách tường”.

Bức tranh "Tôm" của Tề Bạch Thạch

Một bức họa của Tề Bạch Thạch theo lối vẽ “Hồng hoa mặc diệp”.

Mĩ Thuật Nhật Bản

? Nêu đặc điểm Nhật Bản?

? Nêu vài nét về tranh khắc gỗ Nhật

đất nước, nỗi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ.Những công trình như Cố cung, Thiên An môn, Di Hoà viên, lăng vua Minh Thành Tổ ,ở khu vực Bắc Kinh là những công trình đồ sộ, nguy nga, tráng lệ. Đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành, một công trình kì vĩ có một không hai được xuây dượng từ thế kỉ III trước công nguyên và còn tồn tại đến ngày nay là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc.

+ Hội hoạ Trung Quốc nỗi tiếng bởi những bức tranh bích hoạ vẽ trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng). Ngoài ra còn rất nhiều những bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên lụa, trên giấy lấy đề tài từ Phật giáo hoặc các nhân vật nỗi tiếng, Dương Quý Phi tắm xong, Phu nhân nước Quắc đi chơi,

+ Đặc biệt, loại tranh sơn thuỷ lấy cảnh vật làm đối tượng chủ đạo với hai yếu tố chính là núi và nước để diễn tả đã tạo nên một phong cách độc đáo của hội hoạ Trung Quốc. Bên cạnh lối vẽ công phu, tỉ mỉ và hoàn thiện lại có lối vẽ phóng khoáng, linh hoạt thường được các hoạ sĩ thực hiện trong lúc xuất thần. Hai lối vẽ này được coi là “Quốc hoạ” , (lối vẽ của người Trung Quốc). Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch đã rất thành công trong vẽ “Quốc hoạ”, rất nhiều tác phẩm của ông đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo. Ông được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá thế giới” vào năm 1963 - Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của thế giới cổ đại. MT Trung Quốc giàu chất triết lí Á Đông, có tính tượng trưng cao và mang đậm bản sắc dân tộc. MT Trung Quốc có ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu vực.- Vạn Lí Trường Thành - Tôm (HS Tề Bặch Thạch)

3. Mĩ thuật Nhật Bản

Bản?

Kushi (lược) – 1785

Toji san bijin ( Ba mỹ nhân thời nay) – 1798

Kajikazawa ở tỉnh Kai), 1830-33

Sóng lớn ở Kanagawa – 1829–32

(Vườn mận ở Kamada) – 1857

quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía Đông lục địa châ Á. Nhật Bản không có bình nguyên mênh mông như ở Trung Quốc hoặc những mùa nắng mưa khốc liệt như ở Ấn Độ nhưng thiên nhiên Nhật Bản rất khắc nghiệt với động đất, núi lửa, giá lạnh, Ngọn núi cao nhất được coi là biểu tượng của Nhật Bản là núi Phú Sĩ (cao 3775,6m). + Vì vậy do hoàn cảnh địa lí Nhật Bản ít giao tiếp với bên ngoài chủ yếu phát triển dựa vào nội lực bên trong vì vậy MT Nhật Bản giữ nguyên bản sắc riêng trong suốt quá trình lịch sử phát triển dù có sự du nhập, tiếp thu những tinh hoa từ mĩ thuật các nước khác.

+ Kiến trúc, kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần, Thần đạo, thường nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc chau chuốt, chụi ảnh hưởng của kiến trúc phật guáo Trung Quốc. Kiến trúc Phật giáo hài hoà với cảnh trí thiên nhiên và bền vững với thời gian.

+ Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng trong phong cách kiến trúc của người Nhật. Họ luôn hướng tới một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, để tâm hồn con người luôn hoà đồng với thiên nhiên.

+ Hội hoạ Nhật Bản phát triển gắn với đạo Phật từ cuối thế kỉ VI. Từ chổ ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, hội hoạ Nhật Bản đã dần dần tạo được bản sắc riêng.Cũng giống như Trung Quốc Nhật Bản cũng coi chữ viết là một nghệ thuật thư pháp với những phong cách sáng tạo riêng.

+ Đồ hoạ Nhật Bản đặc biệt nỗi tiếng với tranh khắc gỗ màu. Tranh khắc gỗ màu Nhật Bản không riễn tả theo lối hiện thực mà chú ý nhiều đến những yếu tố trang trí, ước lệ thể hiện ở bố cục, đường nét, màu sắc,Rất nhiều hoạ sĩ làm tranh khắc gỗ của Nhật Bản như : Ki-ô-na-ga(1742 – 1815), U-ta-

Lào và Campuchia

? Nêu vài nét về Lào và Cam-pu-chia? ? Nêu đặc điểm các công trình kiến trúc của lào và Campuchia?

Tháp Thạt Luổng

Ăngko Thom cách Ăngko Vat khoảng 2 km về phía bắc, là phức hợp kiến trúc Phật giáo Đại Thừa gồm một quần thể các đền tháp, hoàn thành dưới triều vua Jayavacman VII (Jayavarman VII; 1181 - 1218). Tổng thể mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 3 km, có tường thành (cao 8 m) và hào nước (rộng 100 m) bao quanh, có 4 đường trục vuông góc, mở ra 5 cổng. Hai bên đường có nhiều dãy tượng thần khổng lồ ôm kéo rắn thần Naga (Naga), gợi lên huyền thoại "khuấy biển sữa". Bên trong, có một số công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Ăngko Vat.

ma-rô (1754 – 1806), Hô-ky-sai (1760 – 1849), Hi-rô-si-ghê (1797 – 1858), đã trở nên rất nỗi tiếng và tác phẩm của họ được cả thế giới yêu thích. - Ngày nay, mặc dù nền khoa học kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản đã phát triển rất cao, song tranh khắc gỗ vẫn là niềm tự hào của nhân dân Nhật Bản. Tranh khắc gỗ Nhật Bản có phong cách thể hiện rất riêng biệt và mang đậm bản sắc dân tộc.Tranh khắc gỗ - Chùa Tô-đai-di Tranh núi phú Sĩ)

4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-pu-chia

+ Thạt Luổng (Lào) theo truyền thuyết của người Lào, vào thế kỉ III (trước công nguyên) tháp Thạt Luổng được xuây dượng để cất xá lị Phật. (tức xương của Phật ở trạng thái kết tinh thành từng viên như viên ngọc bích). Đến năm 1566, vua Xét-thả-thi-lạt cho xây dượng lại. Đây là công trình kiến trúc phật giáo tiêu biểu của nước lào. + Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng, là một trong những tháp Phật giáo tiêu biểu, độc đáo và mang bản sắc riêng của dân tộc Lào; + Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.

+ Ăng-co Thom ( Cam-pu- chia) đối với lịch sử Cam-pu-chia, cái tên Ăng- co chỉ một thời lịch sử của đất nước kéo rài khoảng năm thế kỉ (thế kỉ IX đến TK XIII). Đây là một thời kì huy hoàng trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Cam-pu-chia.

+ Ăng-co Thom cũng thuộc loại công trình kiến trúc “Đền núi”, được cách điệu, xây dượng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng. Ấn tượng nỗi bật ở ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng phật bốn mặt mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau, “nụ cười Bayon”. - Với đất nước Cam-pu-chia, Ăng – co Thom mãi mãi là niềm tự hào của dân

Quần thể di tích Angkor

Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập

Gv đặt một số câu hỏi kiểm tra sự nhận thức các em.

? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật Trung Quốc

? Kể tên những hoạ sĩ mà em biết ? Gv nhận xét ý trả lời và củng cố lại nội dung bài học.

Dặn dò về nhà học lại bài.

tộc.Thạt Luổng - Cổng Thắng Lợi, Ăng-co Thom

Ngày soạn: 19/11/2010 Ngày dạy: 22/11/2010

Tiết 14. Bài 14

Vẽ tranh

Một phần của tài liệu giao an MT 9 (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w