Khái quát về tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu

2.1.1.Khái quát về tỉnh Nam Định

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 19°54′đến 20°40′ độ vĩ Bắc, và từ 105°55′ đến 106°45′ độ kinh Đông. Tỉnh Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc và giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.

Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận.

Nam Định giữ vai trò cửa ngõ giúp lưu thông hàng hóa của cả miền Bắc với các tỉnh thành miền Trung và miền Nam thông qua hệ thống giao thông đồng bộ, xuyên suốt đi qua tỉnh như đường sắt thống nhất Bắc - Nam, các trục đường Quốc Lộ gồm Đường 10, Đường 12, Đường 21, Đường 38 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thông thương.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất là 3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên.

Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.

20

a) Cảng biển, cảng sông

Cảng sông Nam Định: Có chiều dài bến 500m dọc theo bờ hữu sông Đào tại thành phố Nam Định có mực nước sâu 6 - 7m, năng lực thông qua cảng 20 vạn tấn/năm.

Cảng biển Hải Thịnh: Đã xây dựng tại cửa sông Ninh Cơ với 2 cầu tàu dài 200m, 1 nhà kho kín 900 m2 và bãi xếp dỡ 5,5 ha đảm bảo cho tàu 400 - 2.000 tấn cập bến xếp dỡ hàng hóa. Năng lực thông qua cảng 3 triệu tấn/năm và sẽ được nâng cấp thành cảng biển thương mại tổng hợp với công suất 4,5 triệu tấn/năm.

b) Hệ thống điện:

Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 11 trạm điện 110KV, 01 trạm 220KV và trên 3.000 máy biến áp, đảm bảo đủ nhu cầu cho sinh hoạt của người dân và cho sản xuất công nghiệp.

c) Hệ thống cấp nước:

Trong địa bàn tỉnh hiện có 56 trạm cấp nước sạch tập trung phân bổ đều cho các xã của 9 huyện và thành phố, 5 nhà máy phân bổ ở các đô thị với tổng công suất 115.510 m3/ngày đêm. Cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

d) Hệ thống xử lý chất thải

Khu liên hợp rác xã Lộc Hòa - TP. Nam Định (trong đó, nhà máy xử lý theo công nghệ của Pháp công suất 260 tấn/ ngày, bãi chôn lấp rác 24 ha).

Nhà máy xử lý chất thải nguy hại ETC - Khu công nghiệp Hòa Xá – Thành phố Nam Định: Thu gom và xử lý chất thải nguy hại, công suất khoảng 20.000 tấn/năm; Thu gom và xử lý rác thải công nghiệp, công suất khoảng 15.000 tấn/năm.

Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Hoà Xá – Thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định: Công suất 4.500 m3/ngày đêm.

Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định giai đoạn 1 công suất 3.000 m3/ngày đêm.

Trạm xử lý nước thải Cụm công nghiệp Xuân Tiến - huyện Xuân Trường: Công suất 300 m3/ngày đêm.

Trạm xử lý nước thải Cụm công nghiệp An Xá - Thành phố Nam Định: Công suất 3.000 m3/ngày đêm.

Trạm xử lý nước thải làng nghề Bình Yên - xã Nam Thanh - Huyện Nam Trực: Công suất 500 m3/ngày đêm.

21

e) Giao thông vận tải:

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và cảng biển được đầu tư đồng bộ, thông suốt tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh được đầu tư nâng cấp đồng bộ kết nối với hệ thống giao thông Quốc gia như Đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình qua Nam Định; Đường Nam Định - Phủ Lý; Quốc lộ 21; Quốc lộ 10; Quốc lộ 38B; Quốc lộ 37B, Quốc lộ 21B kéo dài... Trong thời gian tới tỉnh đã quy hoạch và được Chính phủ cho phép đầu tư các tuyến đường quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển như: Tuyến đường trục nối từ cao tốc Bắc Nam về khu kinh tế biển; tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đường bộ ven biển.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh dài 42 km, với 6 nhà ga tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Có bờ biển dài 72 km, hệ thống sông gồm 4 sông lớn cấp quốc gia: Sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua 251 km, cùng với hệ thống cảng sông và 279 km hệ thống sông địa phương tạo thành một hệ thống giao thông thủy, phân bố đều, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định (Trang 27 - 29)