6. Kết cấu
2.5.2. Những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mặc dù FDI mang lại những thành tựu to lớn có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng trong quá trình thu hút FDI vào tỉnh Nam Định cũng có những khó khăn, hạn chế sau:
2.5.2.1. Cơ cấu vốn FDI vào tỉnh Nam Định còn mất cân đối
Mất cân đối theo ngành kinh tế. Khi mà FDI đầu tư vào Nam Định hiện nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực may mặc, dệt may, chế biến nông, lâm, thuỷ sản,… chưa thu hút được FDI vào các dự án có đầu tư công nghệ cao, chế biến lắp ráp, đầu tư hạ tầng,…
Việc mất cân đối theo ngành kinh tế sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế địa phương: tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, không tiếp cận được khoa học công nghệ hiện đại, chưa phát triển được những ngành công nghiệp phụ trợ dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu.
Mất cân đối trong đối tác đầu tư. Mặc dù Nam Định thu hút được 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư nhưng chủ yếu đều là những đối tác trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… mà chưa thu hút được các đối tác lớn như: Mỹ, Anh, Pháp,… Việc chưa thu hút được các đối tác lớn như Anh, Mĩ,… là do đây đều là những đối tác yêu cầu trình độ công nghệ cao. Mà hiện tại Nam Định chưa đáp ứng được những yêu cầu này do đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc mất cân đối theo hình thức đầu tư. Có thể thấy, các dự án FDI đầu tư vào Nam Định hiện nay chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong khi đó tỉnh chưa thu hút được nhiều các dự án theo hình thức BOT, BT,
44
BTO điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ từ các đối tác nước ngoài.
2.5.2.2. Sự xuất hiện của dòng vốn FDI tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các
doanh nghiệp trong nước.
Không thể phủ nhận được việc các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Nam Định đã đem lại những hiệu quả tích cực đến cạnh tranh cho các doanh nghiệp FDI khác để ngày càng nâng cao chất lượng đầu tư, song một tác động lớn khác gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước là làm thu hẹp thị phần, giảm sản xuất thậm chí là rút lui khỏi thị trường.
Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tiến hành đầu tư trên địa bàn có nhiều lĩnh vực như may mặc, giày da, nhưng với việc áp dụng trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và công nghệ hiện đại khiến cho các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh được.
Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam với nguồn vốn ít, công nghệ lạc hậu, lao động thiếu trình độ chuyên môn cộng thêm không được ưu đãi nhiều như các doanh nghiệp FDI nên khó có thể cạnh tranh được.
2.5.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh còn rất hạn chế và yếu kém
Trong những năm vừa qua, tỉnh Nam Định tổ chức rất ít chương trình xúc tiến đầu tư để gặp mặt giải đáp những thắc mắc khó khăn của các doanh nghiệp. Hầu như các hoạt động xúc tiến mà tỉnh tổ chức chưa thu hút được các nhà đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm có chủ lực, có giá trị gia tăng cao và có sức cạnh tranh trên thị trường. Chủ yếu các dự án đầu tư vào tỉnh đều là những dự án có quy mô nhỏ, trình độ lao động phổ thông.
Công tác xúc tiến đầu tư chưa thật sự chủ động, xúc tiến đầu tư tại chỗ chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhà đầu tư vẫn còn yếu kém.
2.5.2.4. Khả năng chuyển giao công nghệ rất hạn chế
Việc chuyển giao công nghệ mới chỉ mang tính chuyển giao hàng dọc (từ công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con), không có hoạt động công nghệ chuyển hàng ngang (giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực trong nước). Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp cho ngân sách địa phương và Nhà nước thông qua các khoản thu từ thuế, sản phẩm hàng hóa làm ra chủ yếu có giá trị xuất khẩu, còn
45
việc phát triển kinh tế địa phương từ hoạt động của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đáp ứng kịp thời tiến độ thu hút đầu tư nên sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ.