Đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định (Trang 45 - 51)

6. Kết cấu

2.5. Đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nam Định

2.5.1. Những kết quả đạt được

Việc thu hút nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Nhìn lại hoạt động thu hút FDI đã mang lại cho tỉnh những kết quả như sau:

2.5.1.1. FDI có vai trò thúc đẩy tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn cho phát triển

các ngành kinh tế tại địa phương

Với nguồn vốn FDI chảy vào Nam Định đã góp phần bổ sung quan trọng nguồn vốn đầu tư xã hội, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2016 – 2020 đã đạt được những kết quả nổi bật đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể theo thống kê trong giai đoạn 2016 – 2020:

Tỉnh Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 112 dự án FDI với tổng trị giá vốn đầu tư 3,5 tỷ USD (tăng 8 lần so với nhiệm kỳ trước).

Tổng vốn FDI đạt 89,6% mục tiêu cả giai đoạn 2016 - 2020. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt khỏang 720 triệu USD (gấp 3,5 lần so với vốn thực hiện giai đoạn 2011 – 2015).

Để đạt được những kết quả nổi bật này là do trong hơn 2 năm qua tỉnh Nam Định đã quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Tỉnh ủy Nam Định về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016 – 2020.

38

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục qua các năm nhưng không ổn định, tăng mạnh trong năm 2018, 2019. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,79% nhưng năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm chỉ còn 6,27%.

Năm 2018 – 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt ngưỡng cao 8,55%; 8,48%. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 5,5% do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên đây vẫn là dấu hiệu tích cực với kinh tế của tỉnh Nam Định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 (GRDP) của tỉnh nằm trong top 16 tỉnh, thành phố của toàn quốc đạt mức tăng trưởng 5%.

Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định

FDI giúp tăng nguồn vốn tại địa phương. Trong đó, vốn khu vực nhà nước là 7.433 tỷ đồng chiếm 18,5% trong tổng số vốn trên địa bàn. Tiếp đó, vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất là 71,7% với số vốn là 28.744 tỷ đồng tăng 14,9% so với cùng kì năm 2020.

Cuối cùng là vốn khu vực FDI đóng góp thấp nhất vào tổng số vốn trên địa bàn với 3.928 tỷ đồng chiếm 9,8% tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.

6,79 6,27 8,55 8,48 5,5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

39

Nguồn: Cục Thống kê Nam Định

2.5.1.2. FDI góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2020 của tỉnh Nam Định ước đạt 2,1 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 45%, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 55%; có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu đạt 10 triệu USD trở lên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú tập trung ở các ngành hàng chủ yếu là may mặc chiếm khoảng 80%; da giầy chiếm khoảng 10%; đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cơ khí chế tạo, nông sản chiếm khoảng 5%.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 2.200 triệu USD. Trong đó: Khu vực trung ương tăng bình quân 1,1%/năm, năm 2020 đạt 36,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Khu vực địa phương tăng bình quân 19,6%/năm, năm 2020 đạt 775 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 31,4%/năm, năm 2020 đạt 1.388,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 63,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài là may mặc, giày da,… Trong đó hàng may mặc tăng bình quân 20,9%/năm, năm 2020 đạt 1.373 triệu USD. Hàng lâm sản tăng bình quân 20,6%/năm, năm 2020 đạt 39,9 triệu USD. Chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN…

18,5

71,7 9,8

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu vốn phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (%)

Khu vực nhà nước

Khu vực ngoài nhà nước

40

Biểu đồ 2.10. Kim ngạch xuất Khẩu tỉnh Nam Định

Nguồn: Sở Công thương Nam Định

2.5.1.3. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá

– hiện đại hoá

Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng có nhiều thay đổi và cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh Nam Định là 1 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gắn liền với ngành nông nghiệp lúa nước. Với đường lối của Đảng và nhà nước, tỉnh Nam Định đã tập trung thu hút các nguồn vốn FDI làm tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sang ngành công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm thuỷ sản của tỉnh Nam Định chiếm 24,61%; công nghiệp, xây dựng chiếm 35,15%, dịch vụ chiếm 37,24%, ngành khác chiếm 3%. Trong năm 2016, ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế tỉnh.

Đến năm 2017, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm còn 22,10%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên 37,01%, ngành dịch vụ tăng lên 37,70%; các ngành khác chiếm 3,19% 36,7 775 1338,3 1,7% 36,7% 63,1% 0 10 20 30 40 50 60 70 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Khu vực trung ương Khu vực địa phương Khu vực có vốn ĐTNN Triệu USD

41

Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định là ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm còn 21,53%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,46%, dịch vụ chiếm 36,91%; các ngành khác là 3,10%.

Nguồn: Cục Thống kê Nam Định

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định đang chuyển dần sang hướng công nghiệp hóa chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp. Đến năm 2019, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nông, lâm, thuỷ sản còn 20,79%; công nghiệp, xây dựng chiếm 39,76%, dịch vụ chiếm 36,4%; các ngành khác chiếm 3,06%.

Năm 2020, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng lên 24,46%; công nghiệp xây dựng giảm còn 39,48%; dịch vụ 34,93%; ngành khác là 3,13%.

Nhìn chung, trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 13,7%/năm. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao như: Ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử tăng bình quân 16,7%/năm; ngành dệt may, da giày tăng bình quân 13%/năm… trong đó có một số sản phẩm công nghiệp đã tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang chuyển hướng sang công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nền kinh tế.

2.5.1.4. FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

42

Khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào tỉnh Nam Định thì nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực tại chỗ của các doanh nghiệp FDI cũng sẽ có sự gia tăng đáng kể, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại địa phương.

Theo ước tính năm 2018, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thu hút, giải quyết việc làm cho khoảng 43.500 lao động với thu nhập bình quân trên 5,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận trong cộng đồng dân cư, nâng cao phúc lợi xã hội, giúp người lao động tiết kiệm được các chi phí như: sinh hoạt, ăn uống thay vì đi làm xa như trước.

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI về các huyện trên địa bàn tỉnh, người lao động có thể làm việc gần nhà cũng như tiếp cận được những dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao tay nghề, thu nhập ổn định hơn.

Tính đến năm 2020, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.500ha; trong đó có 4 khu công nghiệp đang hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Bảo Minh, Khu công nghiệp Hòa Xá, Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, Khu công nghiệp Mỹ Trung với tổng diện tích khoảng 1.100 ha; thu hút được trên 220 dự án trong nước và nước ngoài, giải quyết việc làm cho trên 45.000 lao động trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, có 19/24 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút gần 500 dự án đầu tư, tạo việc làm cho trên 20.000 lao động. Các khu công nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 41.000 lao động, điển hình như: Khu công nghiệp Hòa Xá khoảng 21.000 lao động; Khu công nghiệp Bảo Minh 14.000 lao động; Khu công nghiệp Mỹ Trung 5.000 lao động.

Có thể thấy FDI tạo công ăn việc làm cho người dân tại các huyện, vùng nông thôn giúp cho đời sống tinh thần và vật chất của người dân nông thôn cải thiện rõ rệt, thay đổi diện mạo nông thôn.

2.5.1.5. FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ tại địa phương

Cùng với việc cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp FDI tạo ra mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Từ đó, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiến hành nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua việc học cách thiết kế, chế tạo, tiếp thu công nghệ nguồn, sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế và biến chúng thành công nghệ của mình.

43

2.5.1.6. FDI góp phẩn mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập

Cùng với việc góp phần làm tăng trưởng kinh tế địa phương, bổ sung nguồn vốn, tạo công ăn việc làm cho người dân, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia.

Hiện nay có khoảng 17 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Nam Định điều này đồng nghĩa với việc Nam Định đang mở rộng các mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Đây được coi là tiển đề mở rộng các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh nam định (Trang 45 - 51)