Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu hóa chất của công ty TNHH TM DV việt hồng thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, luật pháp. Đây là nhóm yếu tố khách quan, là những yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải tuân theo quy luật và làm cho mình phù hợp với nó.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chất thì các yếu tố này bao gồm :

Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu:

Đối với hoạt động nhập khẩu hóa chất Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa chất nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Theo nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất (2007) đề ra những yêu cầu nghiêm ngặt về hoạt động nhập khẩu hóa chất như: khai báo hóa chất nhập khẩu, xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất đối với những hóa chất nằm trong danh mục phải xin giấp phép, yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất… vừa để đảm bảo an toàn cũng như tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra. Bởi vì với sản phẩm là hóa chất, đặc biệt là hóa chất nguy hiểm hay hóa chất tiền công nghiệp, nếu không được bảo quản cẩn thận dẫn đến rò rỉ ra ngoài không những ảnh hưởng đến môi trường, mà còn ảnh hưởng đến cả phương tiện vận chuyển và sức khỏe con người.

21

Biến động của thị trường trong nước và quốc tế:

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa chất bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị trường… Khi giá cả hàng hóa chất trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa chất trên thị trường trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chất của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa, cùng những biến động của nó, ví dụ như giá cả nhập khẩu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… phải đảm bảo tính cạnh tranh so với hàng hóa chất được bán trên thị trường nội địa

Biến động của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay giá thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng hóa chất nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa chất nhập khẩu giảm đi tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chất.

Hệ thống ngân hàng - tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương:

Hệ thống ngân hàng - tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trước hết, sự phát triển của hệ thống ngân hàng - tài chính ảnh hưởng đến an toàn, sự đảm bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, và khả năng hưởng các khoản tín dụng. Giao thông vận tải là một khâu trong quá trình kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu và trong phân phối trên thị trường trong nước. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương lại quyết định khả năng, chi phí lưu kho, các dịch vụ nhập khẩu, bảo quản hàng hóa…

22

Các đối thủ cạnh tranh:

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (những đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong tương lai). Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chất, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng bao gồm các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa chất nội địa có tính chất tương tự hoặc thay thế. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, tìm cho mình một hướng đi, cách thức thực hiện kinh doanh, đặc biệt là các chương trình marketing phù hợp, có tính cạnh tranh và tạo những nét riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp không bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, dễ đi vào lòng người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu hóa chất của công ty TNHH TM DV việt hồng thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)