4. Kết cấu của luận văn
4.3. Nhận xét chung và đề xuất kiến nghị
Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên:
Qua đánh giá thực tế tại công ty, công ty đang sở hữu đội ngũ lao động trẻ, năng động với nhiều tiềm năng phát triển. Nhưng chất lượng nhân sự chưa được cao. Với trình độ lao động còn hạn chế, chưa được chú trọng đào tạo một cách bài bản, từ đó
64
dẫn đến việc chưa đáp ứng được một các bài bản, từ đó dẫn đến việc chưa đáp ứng được các yêu cầu ban quản trị, khả năng khai thác thị trường có nhiều hạn chế. Từ đó, làm giảm hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày cành gay gắt hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động đủ sức nắm bắt những cơ hội và phát triển kinh doanh theo những mục tiêu dài hạn mà công ty đã và đang hướng đến.
Công ty cần bố trí sắp xếp lại đội ngũ nhân viên sao cho hợp lý. Công ty cần đánh giá đúng trình độ cũng như năng lực của từng nhân viên, bố trí họ vào những vị trí phù hợp với trình độ cũng như sở trường. Đây là giải pháp quan trọng để có thể giúp công ty nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả công việc đối với đội ngũ lao động hiện có mà chưa cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn.
Công ty có thể tiến hành các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động hiện tại.Công ty cần phải thường xuyên triển khai những chương trình đào tạo, nâng cao năng một cách phù hợp và hiệu quả đối với nhân viên. Bên cạnh đó, công ty cần phải thay thế những nhân viên không đủ năng lựuc, không đáp ứng tiêu chuẩn làm việc, Đồng thời, công ty cần tiếng hàng bổ sung thêm vị trí thật sự có nhu cầu
Cải thiện hoạt động nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường, khách hàng là một nghiệp vụ cô vàn quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp công ty đưa ra một chiến lược tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng và do
65
không dựa trên các thông chính xách nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động tiêu thụ sẽ không hiệu quả.
Cần phân tích được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng cho ban giám đốc và từ đó đưa xuống đến phòng kinh doanh và toàn bộ nhân viên trong phòng.
Xây dựng một bộ phận chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường riêng, xây dựng hệ thống lưu trữ nội bộ về dữ liệu khách hàng hiện có, thông tin về sản phẩm... là cơ sở để có thể phân tích thị trường hiệu quả nhất.
Thu thập và xử lý các thông tin về khách hàng thị trường và khách hàng thường xuyên, theo tuần, tháng có bao nhiêu phản anh là cơ sở để ban giám đốc có chính sách và chiến lược tiêu thụ phù hợp.
Có thể thuê chuyên gia tư vấn về nghiên cứu thị trường và khách hàng trong trường hợp công ty có những quyết định quan trọng như cần thay đổi về toàn bộ chiến lược và chính sách tiêu thụ, xây dựng thêm các chi nhanh, văn phòng đại diện hoặc đầu tư phát triển thêm các sản phẩm mới...
Chính sách giá thay đổi linh hoạt hơn so với thị trường:
Công tuy cần tìm thêm các nhà cung cấp hàng hóa khác với chất lượng và giá cả phù hợp hơn so với các nhà cung cấp hiện tại, đặc biệt là nhà cung cấp tốt sẽ giúp cho hàng hóa đầu vào giảm đi đáng kể, qua đó giá thành sản phẩm sẽ cũng được giảm.
Công ty nên xây dựng phương án tính giá theo thị trường. Với cách tính giá đề xuất, công ty cần phải nghiên cứu kỹ về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của từng lại sản phẩm để qua đó công ty đánh giá chính xác sản phẩm mà thị trường cần đạt ở mức độ nào. Như thế công ty sẽ gặp phải trường hợp với cùng một sản phẩm nhưng giá sẽ khác nhau ở những giai đoạn thị trường khác nhau, do chất lượng đòi hỏi khác nhau và giá sẽ linh hoạt hơn.
66
Tối ưu hóa các khoản chi phí:
Công ty cần phải xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau đó là xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiếp theo là sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững. Cùng với đó phải thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Ngoài ra, công ty cần xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ. Bên cạnh đó thì các nhà quản lý cấp cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra
Cắt giảm nhân sự ở một số vị trí không cần thiết hoặc không có hiệu quả:
Khi doanh nghiệp quyết định giảm số lượng nhân sự thì phải xác định vị trí nào cần cắt giảm và những ai cần phải giữ đồng thời có chính sách hợp lý để giữ và củng cố tinh thần cho đối tượng này để họ không lo lắng về tương lai của mình.
Mặt khác, khi giảm số lượng nhân viên thì doanh nghiệp đồng thời cũng phải đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ và đào tạo phát triển đội ngũ thì mới đảm bảo được
67
năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán online để hỗ trợ kế toán viên các công tác sổ sách, giấy tờ.
Cắt giảm và phân loại khách hàng:
Khách hàng là người duy trì hoạt động của công ty, nên không doanh nghiệp nào muốn cắt giảm khách hàng. Tuy nhiên, thực tế, không phải khách hàng nào cũng mang lại giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn để giữ họ, trong khi khoản lợi nhuận mà họ mang lại cho doanh nghiệp không đáng kể. Đây là phần chi phí phải mạnh dạn cắt bỏ.
Nhiều doanh nghiệp còn đầu tư phần mềm quản trị quan hệ khách hàng để theo dõi chi tiết thông tin khách hàng, lưu trữ lịch sử mua hàng, thanh toán, các sản phẩm mà khách hàng đã sử dụng. Theo đó, một việc quan trọng cần phải tiến hành trong quá trình hiện thực hóa chiến lược cắt giảm chi phí là phân loại khách hàng. Cần xác định đâu là phân khúc khách hàng cần tập trung chăm sóc để duy trì và phát triển, và đâu là nhóm khách hàng không cần thiết phải tiếp tục đầu tư.
Kể cả trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng, nhưng nếu có thể cắt giảm chi phí hợp lý, lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng và không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để có thể đưa ra các chính sách phù hợp thì chủ doanh nghiệp cần nắm được chi tiết các báo cáo tài chính – nhân sự – bán hàng để có cái nhìn tổng thể về các vấn đề đang tồn động tại công ty, tốt hơn cả là sử dụng một phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất ERP trong công tác quản trị, phát hiện và điều hành công ty.
Theo dõi doanh thu trên từng đầu mục hàng hóa.
Đa số các doanh nghiệp nhỏ chưa trú trọng đến cách tính doanh thu từ các đầu mục sản phẩm. Họ chỉ đơn thuần biết được dòng tiền đang ở đâu và dùng vào hoạt động gì mà quên mất nó sinh ra bao lời lãi cho doanh nghiệp thông qua từng sản phẩm. Doanh nghiệp cần lập 1 bảng theo dõi hàng tháng hàng quý để biết được công ty đang bán chạy sản phẩm nào, sản phầm nào mang lại lợi nhuận cao nhất, sản phẩm
68
nào mang lại lợi nhuận cao nhất, tồn kho nhiều nhất. Khi phân tích được lượng hàng hóa như vậy thì chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định trong tương lai một cách thiết thực và hiệu quả nhất.
69
KẾT LUẬN
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng. Cũng là mục tiêu chính mà mỗi doanh nghiệp hướng tới, nó là một yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại và phát tiển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và của Công ty Cổ phần Y Dược Bảo An nói riêng. Mục tiêu của các công ty là cố gắng đạ được mức doanh thu cao,giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để mang lại mức loại nhuận cuối cùng là tốt nhất. Thông qua đó, mở rộng được quy mô thị phần, củng cố và tăng cường uy tín của công ty trên thị trường.
Tuy nhiên, để biết được kết quả lợi nhuận đó có được đã thật sự hiệu quả hay chưa, công ty đã phát huy được tối đa nguồn lực của mình hay chưa, công ty cần sử dụng các kỹ thuận phân tích để thấy rõ được điều đó. Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản trị, nhà đầu tư biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó để ra định hướng phát triển kinh doanh, Với cùng một chỉ số như nhau nhưng một doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các nguồn lực, một doanh nghiệp chưa tận dụng hết tối đa nguồn lực sẽ có định hướng phát triển trong tương lại là khác nhau.
Quá trình hoạt động hơn 5 năm, với kinh nghiệm tích lũy được Công ty Cổ phần Y dược Bảo An luôn cố gắng vận dụng kiến thức có dược để đi vào tìm hiểu các nội dung về hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 để tiến hành phân tích tình hình tài chính tại công ty. Nhưng do thời gian cũng như khả năng của em có hạn nên không thể tránh khỏ những điều thiếu xót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô cùng các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Tài chính Đầu tư-Học viện Chính sách và Phát triển, đề cương hướng dẫn báo cáo
thực tập tốt nghiệp 2020.
2. Khoa Tài chính Đầu tư-Học viện Chính sách và Phát triển, đề cương bài giảng môn Tài
chính chính doanh nghiệp.
3. Thomas R.ittelson. Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Hồng Đức
4. Các trang web tham khảo:
www.kienthuctaichinh.com. http://thuvienso.apd.edu.vn.