Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH KOJI landscape giai đoạn 2018 2020 (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu báo cáo

1.3.3. Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường

1.3.3.1. Vai trò của việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường Vai trò của việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mỗi đe dọa trên thương trường kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục bền vững.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra cách quyết định phù hợp với sự biết động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường,… đều xuất từ chỗ xấy dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.

1.3.3.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp Có nhiều quan điểm khác nhau về quy trình triển khai chiến lược, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả tham khảo quy trình của tác giả David A. Aaker (trong sách triển khai chiến lược kinh doanh – Nhà xuất bản trẻ). Theo đó, quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường như sau:

25

Hình 1.1. Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường

(Nguồn: David A. Aaker, triển khai chiến lược kinh doanh – Nhà xuất bản trẻ)

Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường

- Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.

- Sự mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm

- Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ dạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.

Bước 2: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp - Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức. Bao gồm việc phân tích môi trường vĩ mô và mô trường ngành mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá môi trường ngành cũng có ý nghĩa là đánh giá các tác động của toàn cầu hóa đến phạm vi của ngành, xem ngành đó cơ nhưng lợi thế gì.

- Phân tích bên trong nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Chúng ta xác định cách thức công ty đạt đến lợi thế cạnh tranh, vai trò của năng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững

Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường

Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp

Xây dựng chiến lược

Triển khai thực

26

lợi thế cạnh tranh cho công ty. Từ đó yêu cầu công ty phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng.

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược xác định các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp.

Bước 4: Triển khai thực hiện chiến lược

Triển khai thực hiện chiến lược là việc xây dựng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra. Việc chiến khai thực hiện chiến lược cần phải rõ ràng có phân công công việc cụ thể và lộ trình thực hiện các công việc.

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện

Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra … từ đó nhận ra sớm các vấn đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó xác định hướng đi để doanh nghiệp đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra. Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt được, ngược lại nếu chiến lược kinh doannh mơ hồ, con số không rõ ràng sẽ cản trở sự phát triển, thậm chí là khiến doanh nghiệp phải phá sản.

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH KOJI LANDSCAPE GIAI ĐOẠN

2018-2020

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH KOJI landscape giai đoạn 2018 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)