Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH KOJI landscape giai đoạn 2018 2020 (Trang 64 - 69)

5. Kết cấu báo cáo

3.3.3. Một số biện pháp khác

56  Xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những biện pháp góp phần đẩy mạnh việc khách hàng biết đến Công ty cũng như đảm bảo cho hoạt động thi công đạt hiệu quả cao. Vì đây là yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng. Một doanh nghiệp có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thì khách hàng sẽ rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và các dịch vụ mà doanh nghiệp đó mang lại. Chính vì vậy, đầu tư xây dựng phát triển thương hiệu là vấn đề quan trọng mà Công ty cần phải quan tâm. Và để xây dựng thành công thương hiệu của mình, Công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm, gắn chất lượng sản phẩm với việc xây dựng thương hiệu. Đồng thời từng bước xây dựng uy tín và hình ảnh tốt đẹp đối với các đối tác và khách hàng như cung cấp công trình có chất lượng, bảo trì, thanh toán đúng hợp đồng...

Nâng cao chất lương đội ngũ nhân viên

Đội ngũ cán bộ nhân viên là nòng cốt cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh của Công ty. Hiện nay, cán bộ nhân viên của Công ty tuy năng động và nhiệt huyết nhưng vẫn kinh nghiệm chưa nhiều, trình độ kỹ thuật vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, bộ phận marketing chưa mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, mà công việc này chủ yếu do Phòng kinh doanh tổng hợp đảm nhiệm nên hiệu quả vẫn chưa cao. Công ty đạt hiệu quả cao, Công ty cần có những chính sách hợp lý để hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.

Bên cạnh đó, Công ty cần nâng cao chất lượng nguồn lao động đầu vào. Công ty nên đưa ra những tiêu chuẩn nhất định phù hợp với yêu cầu công việc của từng vị trí khi tiến hành tuyển dụng. Đặc biệt, đối với nhân viên bán hàng thì ngoài trình độ chuyên môn, sự am hiểu về tính năng của các kiểu dáng, mẫu công trình thì cần thiết phải có những kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ… Đối với nhân viên nghiên cứu thị trường thì cần có sự am hiểu về thị trường, về đặc điểm của từng khu vực, về lĩnh vực kiến trúc cảnh quan. Còn đối với các nhân viên kỹ thuật thì cần chú trọng vào tiêu chí tay nghề, trình độ kỹ thuật có đáp ứng được những yêu cầu cao của việc thi công các công trình.

57

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Các dịch vụ khách hàng chính là yếu tố quan trọng giúp tạo niềm tin và xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng

Vì vậy, Công ty cần đưa ra những chính sách hợp lý để có thể thu hút được khách hàng, như:

- Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, nhân viên giám sát phải nhiệt tình, cởi mở.

- Thành lập đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức về lĩnh vực cảnh quan để có thể tư vấn cho khách hàng về giá cả cũng như ưu điểm của các công trình.

- Công ty cần thực hiện tốt các dịch vụ sau khi hoàn thiện công trình như hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng công trình… Cần đảm bảo các phương tiện vận chuyển để giao các mặt hàng như cây, hoa cảnh… được thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo an toàn.

- Công ty cần đưa ra những ưu đãi khi khách hàng chọn đơn vị thiết kế thi công là Công ty, ví dụ như kí hợp đồng sớm với công ty có thể được giảm giá vật liệu, hoặc tặng cây cảnh…

Nghiên cứu đánh giá đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh vừa là môi trường của hoạt động kinh doanh vừa là động lực phát triển kinh tế. Những người cung ứng các mặt hàng tương tự là đối thủ cạnh tranh hoặc là những người cung ứng có thể thay thế trên thị trường. Trở lực lớn nhất phải vượt qua chính là đối thủ cạnh tranh. Điều này quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần phải xây dựng chiến lược để nghiên cứu, đánh giá đối thủ cạnh tranh có hiệu quả thông qua việc xác định các bước hành động cụ thể: phân tích và phân loại đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường. Thu thập thông tin phải đầy đủ, đồng bộ, kịp thời về đối thủ cạnh tranh. Các thông tin cơ bản về mục đích tương lai như: thái độ với các rủi ro, mục tiêu về tài chính, các hệ thống kiểm soát và khuyến khích, quan điểm về

58

tổ chức bộ máy, những khó khăn trong đầu tư, chỉ tiêu doanh số bán, thái độ sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh…; Các nhận định của đối thủ cạnh ranh về chính họ; cách thức thực hiện chiến lược hiện thời mà đối thủ đang theo đuổi; tiềm năng của đối thủ cạnh tranh về các mặt: tổ chức bộ máy và năng lực quản lý, các loại sản phẩm dịch vụ, tiềm năng về tài chính và nhân lực, hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường, hệ thống phân phối bán hàng, khả năng tăng trưởng… Những thông tin này đều rất khó thu thập, Công ty cần phải có biện pháp thích hợp và phải hợp pháp trong quá trình thu thập thông tin vì đó là những thông tin mang tính bí mật của các doanh nghiệp. Sau khi thu thập thông tin, tiến hành phân tích, xếp loại các đối thủ, đưa ra kế hoạch cạnh tranh.

59

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Doanh nghiệp KOJI luôn cố gắng nỗ lực không ngừng, vượt lên trên mọi khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, phát huy được những lợi thế và hạn chế những điểm còn yếu để hoàn thiện và dần phát triển thị trường tiêu thụ, đạt mục tiêu doanh thu tăng trưởng hàng năm.

Báo cáo đạt được những kết quả sau đây:

1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường của doanh nghiệp.

2. Phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty TNHH cảnh quan KOJI, từ đó chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân của việc phát triển thị trường của công ty

3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường như các giải pháp về: marketing và các giải pháp khác.

Một số đề xuất của luận văn xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng phát triển thị trường của Công ty TNHH cảnh quan KOJI, vì vậy các giải pháp đưa ra sẽ đóng góp phần nào đó trong việc phát triển thị trường Công ty TNHH KOJI Landscape

60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alfred Chandler (1962), Strategy and Structure: Chapters in the History of the Industrial

2. Cao Thị Thanh (Chủ biên) - Bùi Thị Phương Hoa, Giáo trình quản trị Marketing -Đại học Công Nghiệp Hà Nội, 2014.

3. Jame B. Quinn (1980) Strategies for Change: Logical Incrementalism 4. Kenneth R. Andrew(1971) The Visible Hand: The Managerial Revolution

in American Business

5. Lưu Thị Minh Ngọc (2015), Giáo trình Quản trị nhân lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Nxb Thống kê Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Trang Nhung (2015), Giáo trình Quản trị chất lượng, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Nxb Thống kê Hà Nội.

7. Nguyễn Kim Định (2012), Quản trị chất lượng, NXB Tài Chính.

8. Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014.

9. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Philip Kotler, Quản trị Marketing (tài liệu dịch), NXB Thống Kê, Hà Nội,2000.

11. Phạm Đức Thành (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân.

12. Phòng kinh doanh, Các báo cáo về tiêu thụ sản phẩm, Doanh nghiệp KOJI, 2018 – 2019 – 2020.

13. Strategy Safari: A Guided Tour Through the Wilds of Strategic

14. Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản, ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân.

15. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (1998), Quản lý chất lượng, NXB Giáo dục.

16. Thomas J. Peters và Robert H.Waterman Jr, In search of excellence- Tìm kiếm sự hoàn hảo, NXB Thanh Niên

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH KOJI landscape giai đoạn 2018 2020 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)