5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2019 - 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
2019 2020 So sánh
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 226.593 389.822 163.229
1
Tiền và các khoản tương đư-
ơng tiền 12.765 9.676 -3.089
2 Các khoản phải thu 119.528 140.427 20.899
3 Hàng tồn kho 94.038 191.906 97.868
4 Tài sản ngắn hạn khác 262 47.813 47.551
B TÀI SẢN DÀI HẠN 36.510 30.187 -6.323
1 Các khoản phải thu dài hạn 15.365 0 -15.365
2 Tài sản cố định 20.844 29.393 8.549
3
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 0 0 0 4 Tài sản dài hạn khác 301 794 493 TỔNG TÀI SẢN 263.103 420.009 156.906 A NGUỒN VỐN 179.613 325.750 146.137 1 Nợ phải trả 179.613 319.440 139.827 2 Nợ dài hạn 0 6.310 6.310 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 83.490 94.259 10.769 1 Vốn chủ sở hữu 83.490 93.909 10.419
32
TỔNG NGUỒN VỐN 263.103 420.009 156.906
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2019-2020
- Tổng tài sản năm 2020 tăng 156.906 triệu đồng tương đương 59,64% so với năm 2019, chủ yếu do tăng tài sản ngắn hạn tăng: 163.229 triệu đồng tương đương 72,04%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm: 3.089 triệu đồng (24,2%), các khoản phải thu tăng: 20.899 triệu đồng (17,45%); hàng tồn kho tăng: 97.868 triệu đồng (104,1%) do chuyển tiếp hàng tồn từ năm 2019 sang đồng thời do ảnh hưởng của dịch covid-19 nền hàng tồn kho năm 2020 tăng khá nhiều. Tài sản ngắn hạn khác tăng: 47.551 triệu đồng và giảm tài sản dài hạn: 6.323 triệu đồng tương đương 20,95% chủ yếu do tăng tài sản cố định: 8.549 triệu đồng (41,01%), giảm các khoản phải thu dài hạn: 15.365 triệu đồng, tài sản dài hạn khác tăng: 493 triệu đồng và không có các khoản đầu tư tài chính dài hạn). Công ty đã chú trọng hơn vào công tác thu hồi nợ để đầu tư vào các sản phẩm có lợi nhuận ngay. Tuy nhiên tổng tài sản tăng khá cao nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho nhiều.
- Năm 2020, tổng nguồn vốn tăng: 156.906 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn tăng: 146.137 triệu đồng, tương đương 81,36%. Trong đó, nợ phải trả tăng 139.827 triệu đồng (77,85%) so với năm 2020, tăng vay nợ dài hạn: 6.310 triệu đồng. So với năm 2019, năm 2020 công ty đã chú trọng hơn vào sử dụng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2019 là 7,94%; năm 2020 là 7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm. Cơ cấu vốn phù hợp với cơ cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của công ty.
33
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 So sánh 1 Chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,038 1,22 0,182
1.2 Hệ số thanh toán ngay lần 0,65 0,62 (0,03) 1.3 Hệ số nợ so với vốn
CSH lần 4,143 3,46 (0,683)
1.4 Hệ số nợ so với tài sản % 80,55 78,3 (2,25)
1.5 Hệ số tự tài trợ % 19,45 22 (2,55)
1.6 Hệ số trang trải lãi vay lần 1,64
2 Chỉ tiêu về sức tăng trưởng
2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu % (13,97) 88,64 102,61
2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi
nhuận % 39,76 3 Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động 3.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản lần 2,05 3,66 1,61 3.2 Thời gian dự trữ hàng tồn kho ngày 70 43,60 (26,4)
3.3 Thời gian thu hồi công
34
3.4 Thời gian thanh toán
công nợ Ngày 35,52 34,69 (0,83)
4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 3,934 4,0 0,066
4.2 Hệ số lãi ròng % (1,0) 0,8 1,8
4.3 Suất sinh lời của tài sản
(ROA) % (2,009) 2,5 4,509
4.4 Suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu (ROE) % (7,797) 11,6 19,397
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2019 - 2020
Ghi chú: - Các chỉ tiêu về tính ổn định được tính toán sau khi đã loại trừ tài sản kém chất lượng.
- Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời được tính toán trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng tài sản và nguồn vốn.
- Kỳ thu tiền bình quân chỉ tính cho nợ phải thu khách hàng.
Các chỉ tiêu về tính ổn định
- Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2020 là 1,22 lần tăng 0,182 lần so với năm 2019 (1,038) nhưng không nhiều. Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nói chung nhưng không thừa tiền nhàn rỗi. Thực tế, trong hai quý đầu năm 2020, do vốn lưu động luân chuyển chậm nên công ty chậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một số khoản vay (chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2019 chậm luân chuyển) nhưng công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn. Từ tháng 8/2020, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới, thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuối tháng 12/2020, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2008). Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2020 phát triển theo chiều hướng tốt.
35
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2020, hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,03 lần so với năm 2019 (0,65). Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%). Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh do công ty kinh doanh thua lỗ trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếp nhau.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2019 là 4,143 lần; năm 2020 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2019). Hệ số này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của công ty không cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. So với chỉ số bình quân của các công ty cùng ngành thì hệ số này của công ty ở mức tương đối cao. Do đó, tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
- Hệ số tự tài trợ năm 2020 là: 22%, năm 2019 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu). Như vậy, chênh lệch giữa năm 2019 và 2020 là 2.55%. Từ thực trạng tài chính các DNNN hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối với Ngân hàng cấp vốn cho công ty. Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28 - 31%, công ty có khả năng tự chủ tài chính khá tuy nhiên chưa cao. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn. Vốn chủ sở hữu của công ty đến 31/12/2020 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng). Với lượng vốn trên, tính chủ động tài chính của công ty khá và đủ khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.
- Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2019 không thật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2020, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm
36
2019. Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
Chỉ tiêu về tăng trưởng
- Doanh thu năm 2019 đạt 663.203 triệu đồng. Doanh thu thực hiện năm 2019 đạt 60% kế hoạch năm. Theo bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2019, bán ra năm 2019: 75.864 tấn (thực tế lượng hàng mua vào năm 2019 là: 70.040 tấn, chỉ đạt 57,9% kế hoạch và lượng hàng mua mới bán ra là: 63.206 tấn, chỉ đạt 60% kế hoạch). Doanh thu năm 2020 đạt 1.251.040 triệu đồng, tăng 587.838 triệu đồng so với năm 2019 và đạt 120% kế hoặch năm 2020. Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng. Đây là tỷ lệ tăng trưởng không quá nóng do thị trường xây dựng năm 2020 biến động theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xây dựng (cầu của thị trường xây dựng tăng cao, giá xây dựng cũng tăng mạnh do ảnh hưởng của thị trường xây dựng thế giới và tác động của nhiều yếu tố. Doanh thu bị giảm trừ 552 triệu đồng do hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%).
- Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2019 lỗ 6.510 triệu đồng (mặc dù đã được được xử lý hết số lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá ngày 31/12/2018). Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao năm trước nhưng không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá xây dựng tăng cao (Thực tế, thị trường xây dựng năm 2019 khá ổn định). Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh hàng mới mua vào năm 2019 và kinh doanh kho bãi khá hiệu quả. Sang năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng. Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợi nhuận sau thuế còn 3.909 triệu đồng. Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phí lãi vay chưa phân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kiểmtoán…), đặc biệt là chi phí dự phòng phải thu khó đòi (nếu trích lập đầy đủ) thì kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều.
37
Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2019 - 2020 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thịnh Phát Hà Nội. Năm 2019, với sự thay đổi mô hình hoạt động, Công ty đã gặp không ít những khó khăn về cả mặt quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nỗ lực không nhỏ, công ty đã từng bước tìm được cho mình hướng đi ổn định và phát triển. Năm 2020, công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Số lỗ luỹ kế từ những năm trước đã được bù đắp hết và vẫn có lãi. Tuy nhiên, để đánh giá xác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụ thể.
Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2020 có chiều hướng tốt hơn năm 2019 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao. Vòng quay tài sản năm 2020 là 3,66 vòng/năm; năm 2019 là 2,05 vòng/năm, chênh lệch 1,61 vòng. Điều này cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng năm 2020, một đồng vốn đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra cho doanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành.
- Lượng hàng mua vào trong năm 2019 được tiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt, nhưng nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thể lượng hàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc không đạt được kế hoạch về doanh thu, đồng thời công ty cũng không tận dụng được việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng vào thời điểm giá xây dựng tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2020 nhằm gia tăng lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho năm 2019: 5,1 vòng cao hơn so với mức bình quân tối ưu của ngành. Năm 2020, giá trị hàng tồn kho là 140.427 triệu đồng, tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %) so với năm 2019. Do thị trường xây dựng những tháng cuối năm phát triển theo xu hướng thuận lợi (nhu cầu tiêu
38
thụ và giá xây dựng có xu hướng tăng). Do vậy, có thể việc dự trữ hàng tồn kho để tận dụng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp là cần thiết.
- Năm 2019, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị các khoản phải thu: 79,50%. Trong tổng nợ phải thu khách hàng (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng): 110.351 triệu đồng. Năm 2020, các khoản phải thu tăng 28.798 triệu đồng (25,8%) so với năm 2019, trong đó phải thu khách hàng tăng 29.562 triệu đồng (26,83%). Tốc độ tăng doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2020 (37 ngày) giảm 6 ngày so với năm chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi công nợ của công ty năm tốt hơn các năm trước. Phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trả chậm (có tính lãi chậm trả), điều này có thể mang lại một số thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn, buộc phải tăng vay nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao tại một số thời điểm thuận lợi.
Những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 có chiều hướng tốt hơn năm 2019. Tuy nhiên, luân chuyển hàng hoá và tiền tệ chậm, công tác quản lý hàng tồn kho, phải thu và thu hồi nợ năm 2020 chưa thật tốt (vẫn phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, hàng bán bị trả lại).
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Hoạt động kinh doanh năm 2019 lỗ 6.510 triệu đồng, doanh thu giảm nên các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm. Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu lần lượt là: 2,5%; 11,6%. Như vậy, mặc dù các chỉ tiên về khả năng sinh lời cao hơn 2019 nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh nói chung và vốn chủ sở hữu nói riêng vẫn ở mức thấp.
39