5. Kết cấu luận văn
3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Chủ động theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định
- Ghi chép, phản ánh kịp thời biến động tăng, giảm của TSCĐ trong công ty trên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị, kết cấu đồng thời kiểm soát chặt việc bảo trì, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định ở các bộ phận nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
- Lập dự toán chi phí sửa chữa lớn và phản ánh đầy đủ chi phí sửa chữa thực tế phát sinh. Tham gia vào việc đôn đốc để tài sản cố định được sửa chữa đi vào sử dụng nhanh chóng.
58
• Có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị hợp lý
- Theo dõi, ghi chép chính xác, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích.
- Kiểm kê, kiểm tra định kỳ, đầu tư mua sắm máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.2. Các kiến nghị với công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Tập trung tổ chức đổi mới công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh công tác tiếp thị nắm bắt và xử lý chính xác thông tin về thị trường, trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm và đối với từng khách hành cụ thể. Phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở vật chất hiện có, củng cố niềm tin và xây dựng uy tín với khách hang nhằm mở rộng thị trường.
- Tiếp tục giữ vững khối đại đoàn kết nội bộ, quan tâm thỏa đáng đến các cán bộ, công nhân viên, giải quyết kịp thời mọi thắc mắc kiến nghị tránh xảy ra tranh chấp không đáng có với người lao động. Đẩy mạnh quá trình thi đua phát kiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
- Sử dụng tốt cơ sở vât chất, trang thiết bị của doanh nghiêp, giảm thiểu
các chi phí không quá cần thiết. Tiết kiêm trong sử dụng các dịch vụ như
59
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay khi các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong Công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một Công ty đa ngành, Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội đã có những phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn quy mô. Với tiềm năng của Công ty nói riêng và của ngành xây dựng nói chung, Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm
ra những bất lợi trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty và nguyên nhân của những bất lợi đó và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội.
Dù đã cố gắng hết sức tuy nhiên, với trình độ còn hạn hẹp không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Mong thầy, cô xem xét và đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thạc Hoát đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội 2019
2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội 2020
3. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội 2019
4. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thịnh Phát Hà Nội 2020
5. Chuyên đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty CP TRAPHACO – Học viện Chính sách và phát triển – Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Hoa – Tác giả: Vương Thị Minh Giang (2014)
6. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài chính – Tác giả: PGS. TS. Trương Thị Thủy, PGS. TS. Ngô Thị Thu Hồng.
7. Giáo trình Nguyên lý kế toán – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – Tác giả: PGS.TS. Trần Quý Liên, TS. Trần Văn Thuận, TS. Phạm Thành Long. 8. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
2017 – Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Công.
9. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2019 – Tác giả: PGS. TS. Vũ Duy Hào, ThS. Trần Minh Tuấn.
10. GS. TS.Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền_Giáo trình quản trị kinh doanh_ Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội_2016