5. Kết cấu luận văn
2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của Công ty
Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta xem bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bố tài sản - nguồn vốn của Công ty
Năm
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản NH Tài sản DH Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng 2019 226.593 86% 36.510 14% 179.613 68% 83.490 32% 2020 389.821 93% 30.187 7% 319.440 76% 100.569 24%
42
So
sánh 163.228 7% -6.323 -7% 139.827 -52% 17.079 -8%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2019-2020
Do đặc thù kinh doanh thương mại nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần bằng nguồn vốn dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản qua 4 năm đều lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ tài sản lưu động đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị tài sản (tỷ lệ này qua các năm 2019, 2020 lần lượt là: 86%, 93%). Điều này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn kinh doanh nói chung. Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn (cụ thể là tăng dần) trong năm 2020 là dấu hiệu khá tốt cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.
Như vậy, tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính.