Tiêu chí đánh giá hoạt động phân tích và định giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu TCM của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công (Trang 40)

Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có tiềm năng tăng giá và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với định nghĩa này, dù là cổ phiếu vốn hóa lớn hay vốn hóa nhỏ đều có thể là cổ phiếu tốt. Quá trình phân tích, định giá và lựa chọn cổ phiếu để đầu tư có thể sử dụng một số tiêu chí đánh giá cơ bản sau:

Tiêu chí 1: Tiềm năng tăng trưởng

Lợi nhuận hiện tại và tương lai được dự đoán là tăng trưởng tốt.

Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh trong 3 năm gần nhất. Những doanh nghiệp tăng trưởng đáp ứng tiêu chí này thường là các công ty đầu ngành, có chiến lược kinh doanh linh hoạt giúp doanh nghiệp liên tục tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị phần. Từ đó lợi nhuận công ty tăng liên tục trong nhiều năm.

27

Tiêu chí 2: Sức mạnh tài chính

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu > 50%. Doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt thường có nợ vay thấp, vốn chủ sở hữu cao.

Hệ số thanh toán nhanh > 2, Hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 và Hệ số tức thời lớn hơn 0,1: doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Tiêu chí 3: Khả năng sinh lời

Có chi trả cổ tức đều đặn ít nhất trong vòng 3 năm. Cổ tức là thước đo giúp chỉ ra doanh nghiệp nào kinh doanh sinh lãi và chia lại một phần cho nhà đầu tư.

ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao.

ROE có mức tối thiểu là 0.15 và lớn hơn 0,2 được coi là hợp lý. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lợi.

ROA: Nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay.

P/E < 9 thường được khuyến nghị nắm giữ, cổ phiếu có mức P/E này được xem như có giá hời và có khả năng bán lại với giá cao hơn. Tuy vậy tiêu chí này có thể khiến nhà đầu tư bỏ qua các cổ phiếu tăng trưởng có P/E cao.

Tiêu chí 4: Giá trị nội tại

Giá trị nội tại của một công ty có thể chênh lệch đáng kể so với giá trị thị trường trong thời gian ngắn hạn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi nhận thức và các yếu tố hành vi đầu tư.

Nếu một cổ phiếu bị định giá thấp, giá của nó cuối cùng sẽ được tăng lên để phản ánh giá trị cơ bản thật của nó khi các thông tin đúng có sẵn trên thị trường. Trong thời kỳ điều chỉnh giá, nó được xem là cổ phiếu tăng trưởng.

28

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TCM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 2.1 Tổng quan về CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công

Thông tin chung

Trụ sở chính: Số 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84-(028) 3815 3962 Fax: +84-(028) 38152 757

Email: tcm@thanhcong.net

Website: http://www.thanhcong.com.vn Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Nhóm ngành: Dệt may.

Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị - Ông Trần Như Tùng.

Quá trình hình thành và phát triển

- 1967: Tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập.

- Tháng 08/1976: Được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy

Dệt Tái Thành.

- 1982 – 1986: Đề xuất và thực hiện thành công mô hình “Xuất khẩu tam giác”.

Là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thử nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh gắn với thị trường, Thành Công đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, kinh tế đất nước. Tạo ra bước đột phá trong cơ chế sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc tự trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại theo phương thức tự vay tự trả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1991: Đổi tên thành Công ty Dệt Thành Công.

- 1992: Tiếp quản xí nghiệp sợi Khánh Hội, đầu tư, thay thế toàn bộ thiết bị cũ lạc hậu bằng dây chuyền sản xuất mới.

- 1986 – 1996: Đầu tư khoảng 55 triệu USD để tăng năng suất lao động và nâng

cao chất lượng sản phẩm. Bắt đầu xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu.

- 1997 – 2000: Tiến hành cải cách toàn diện như đổi mới đội ngũ nhân sự, đổi

mới tác phong và phương pháp làm việc, đổi mới hoạt động kinh doanh tiếp thị cũng như tập trung kiểm soát chi phí.

- Tháng 07/2006: Chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt

29

- Tháng 10/2007: Công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán

TP.Hồ Chí Minh.

- Tháng 5/ 2008: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương

mại - Thành Công.

- 2009: Phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty E-Land Asia Holdings (Singapore) thuộc Tập đoàn E-Land Hàn Quốc. Sau đó E-Land đã tham gia vào hoạt động quản lý Công ty.

- 2010 – 2014: Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc và tăng đơn hàng

FOB (Free On Board); Xây dựng nhà máy đan kim số 3 tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân.

- Tháng 09/2014: Công ty chính thức được cấp phép đầu tư Dự án nhà máy sản

xuất và kinh doanh sản phẩm hàng dệt may tại Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long.

- Tháng 11/2014: Công ty được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án TC Tower –

dự án khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ do TCM và E- land Asia Holdings Pte.Ltd cùng góp vốn.

- 2015 – 2020: Xây dựng nhà máy Vĩnh Long – giai đoạn 1; thành lập trung tâm

R&BD; mua lại nhà máy may Trảng Bàng.

- 2020: Vốn điều lệ công ty đạt 620.683.490.000 đồng, tăng 430.858.520.000 đồng so với năm 2007.

Quá trình tăng vốn điều lệ của TCM từ năm 2007 – 2020

189.82 241.84 434.38 447.37 491.99 516.53 542.3 580.16 620.68 0 100 200 300 400 500 600 700 2007 2008 2010 2012 2016 2017 2018 2019 2020 Vốn điều lệ (Tỷ đồng)

30

Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của TCM bao gồm 2 tổ chức chính là E-Land Asia (có trụ sở tại Singapore là thành viên của tập đoàn Eland của Hàn quốc) chiếm 43,23% số cổ phần, Công ty TNHH Liên doanh Quản lý quỹ Vietcombank chiếm 2,58% và một số cá nhân chủ chốt trong công ty chiếm phần nhỏ, còn lại là các cổ đông cá nhân/tổ chức khác.

Hoạt động kinh doanh

- Sản xuất và mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may.

- Mua bán thiết bị lạnh, điều hòa không khí, máy thu thanh thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị. - Kinh doanh vận tải hàng hóa, đường bộ. - Kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại.

- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc – thiết bị. - Môi giới thương mại.

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch.

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

- Bán lẻ đồ uống, thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. - Kinh doanh bất động sản.

- Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

2.2 Phân tích cổ phiếu TCM

Phân tích nền kinh tế a. Nền kinh tế thế giới

Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xu hướng xuất nhập khẩu, xu hướng tích luỹ và đầu tư của nền kinh tế. Biến động của tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2020 đến 16/05/2021 được thể hiện dưới hình 2-2 dưới đây:

31

Tỷ giá trung tâm USD/VND từ đầu năm 2020 đến 16/05/2021

Tỷ giá USD/VND sau khi suy yếu trong 2 tháng đầu năm 2021 thì đã có sự bứt phá mạnh từ tháng 3. Tính đến ngày 31/03, tỷ giá trung tâm tăng 0,4% so với đầu năm 2021, lên mức 23.241 đồng/USD. Sau đà tăng mạnh, tỷ giá trung tâm giật lùi về mức 23.167 đồng/USD trong phiên 25/04, tương đương tăng 0,07% so với đầu năm 2021.

Bên cạnh đó, từ ngày 04/01/2021, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng (thay vì kỳ hạn 3 tháng như trước) có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23.125 VND/USD, thay cho phương thức giao mua ngay trước đó.

Nhìn kỹ hơn vào diễn biến thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, tình hình thương mại và đầu tư quốc tế trong thời gian vừa qua thì có thể thấy rằng việc tăng tỷ giá trung tâm thêm 0,4% vào tháng 3 là một bước đi cần thiết để đạt cân bằng bên trong và bên ngoài, góp phần ổn định vĩ mô. Tỷ giá tăng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là donah nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế thế giới:

Đại dịch đang có những diễn biến tồi tệ hơn, với số lượng người nhiễm và các hạn chế về hoạt động gia tăng ở nhiều nền kinh tế phát triển. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,4% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. 23,000 23,050 23,100 23,150 23,200 23,250 23,300 5/1/2020 5/2/2020 5/3/2020 5/4/2020 5/5/2020 5/6/2020 5/7/2020 5/8/2020 5/9/2020 5/10/2020 5/11/2020 5/12/2020 5/1/2021 5/2 /20 21 5/3/2021 5/4/2021 5/5/2021

32

Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan,… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. Làn sóng lây nhiễm Covid – 19 đang diễn ra ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể dẫn đến một đợt đóng cửa kinh doanh mới và kiệt quệ tài chính.

Những tháng cuối năm 2020, kinh tế toàn cầu đang xuất hiện những tín hiệu cho thấy sự phục hồi. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại hàng hóa thế giới phục hồi mạnh mẽ nhưng việc duy trì tăng trưởng trong tương lai vẫn chưa rõ ràng, chỉ số Thước đo thương mại hàng hóa tăng mạnh là do “đơn đặt hàng xuất khẩu” tăng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng tăng mạnh trong tháng 11 và 12 nhờ những tin tức tích cực về hiệu quả của vắc xin Covid – 19.

b. Nền kinh tế vĩ mô trong nước

Tình hình chính trị

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội toàn cầu, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm cao của Chính Phủ cũng như người dân.

Hiện nay, Việt Nam được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới. Sự ổn định chính trị mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi cũng như các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư hơn khi đầu tư. Đó là một môi trường kinh doanh đầy sức hấp dẫn và là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Môi trường pháp luật:

Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy vẫn còn vài chỗ bất cập nhưng nhìn chung thì Việt Nam vẫn tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động, bảo vệ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật, và có thể có ưu đãi với một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Trong giai đoạn 2018 – 2022, dưới tác động của các FTA, thuế quan sẽ giảm mạnh, tạo nhiều cơ hội mới cho việc gia tăng giá trị xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi phí lao động cạnh tranh và các chính sách ưu đãi trong nước tiếp tục giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dệt may trong những năm gần đây.

33

Chính sách điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tích cực tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường kinh tế:

Từ năm cuối năm 2019 đến nay, tình hình kinh tế -xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế -xã hội. Đến tháng 4/2021, dịch bùng phát trở lại 13 tỉnh thành phố, tiếp tục làm ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế người dân nước ta, cùng với đó là sự khó khăn với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu khi cước vận tải tăng cao.

Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2011 – 2020

Theo thống kê, GDP năm 2020 tuy là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam lại là một trong số ít các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương trong tình hình dịch bệnh này.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%).

Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định EVFTA. Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi.

6.24% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 6.81% 7.08% 7.02% 2.91% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

34

Lạm phát và lãi suất:

Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Chỉ số lạm phát của Việt Nam từ năm 2011 – 2020 được thể hiện dưới hình 2-4 dưới đây:

Chỉ số lạm phát từ năm 2011 – 2020

Có thể thấy rằng, lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 0,44 % so với năm 2019, nhưng nhìn chung tỷ lệ lạm phát của nước ta trong những năm gần đây liên tục ở mức thấp, đảm bảo tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ tỷ lệ không vượt mức 4% (năm

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu TCM của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công (Trang 40)