Phân tích bảng Cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 57 - 59)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.2.1.Phân tích bảng Cân đối kế toán

Bảng 2. 3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2019 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Tài sản ngắn hạn 2713,9 2363,3 350.6

Tiền và tương đương tiền 946,7 1289 (342,3)

Đầu tư tài chính ngắn hạn 1335,2 689,95 645,25

Phải thu ngắn hạn 168,7 102,3 66,4

50

Tài sản ngắn hạn khác 56,7 18 38,7

Tài sản dài hạn 1471,3 1661,3 (190)

Phải thu dài hạn 0,253 0,036 0,217

Tài sản cố định 937 1062,3 (125,3)

Tài sản dở dang dài hạn 29,1 33,3 (4,2)

Đầu tư tài chính dài hạn 221,9 233,9 (12)

Tài sản dài hạn khác 283 331,8 (48,8) Nợ phải trả 473,7 468,7 5 Nợ ngắn hạn 253,8 235,5 18,3 Nợ dài hạn 219,9 233,2 (13,3) Vốn chủ sở hữu 3711,5 3555,9 155,6 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn 4185,2 4024,6 160,6

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty cổ phần GTNFoods

Biểu đổ 2.5. Cơ cấu tài sản năm 2019-2020 Nhận xét

Nhìn vào Bảng 2.3. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn năm 2019 - 2020 của doanh nghiệp cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2020 tăng 3,99% so với năm 2019.

[VALUE] % [VALUE]

%

Năm 2020

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

58.7% 41.3%

Năm 2019

51

Cơ cấu tài sản của công ty năm 2020 gồm tài sản ngắn hạn chiếm 64,8% và tài sản dài hạn chiếm 35,2%. Tổng tài sản ngắn hạn năm 2019 là 2363,3 tỷ đồng, năm 2020 là 2713,9 tỷ đồng chênh lệch 350,6 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn tăng nguyên nhân chủ yếu do đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 645,25 tỷ đồng. Tài sản dài hạn năm 2019 là 1661,3 tỷ đồng sang đến năm 2020 là 1471,3 tỷ đồng giảm 190 tỷ đồng. Tài sản dài hạn giảm nguyên nhân chủ yếu đến từ tài sản cố định trong năm vừa qua giảm 125,3 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn tăng trong khi tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm là điều không tốt vì GTNFoods là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất, công ty không dùng tiền để đầu tư vào máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất mà đem tiền đi gửi ngân hàng và các Quỹ tín dụng.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2020 bao gồm nợ phải trả chiếm 11,3% và vốn chủ sở hữu chiếm 88,7%. Nợ phải trả có tăng nhưng tăng không đáng kể. Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện năng lực tài chính của công ty tốt, đảm bảo được các khoản nợ kèm theo đó là trách nhiệm lớn. Tuy nhiên tình hình tài chính của công ty sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp sử đòn bẩy tài chính một cách phù hợp. Sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng được quy mô lợi nhuận.

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản ngắn hạn, tài sản hài dạn thấp chưa phù hợp với cơ cấu tài sản của một doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra với lượng vốn dồi dào và không vay nợ, công ty thay vì đầu tư vào tài sản cố định lại đem đi gửi ngân hàng cho thấy hoạt động sử dụng vốn của công ty chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 57 - 59)