Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 26)

5. Cấu trúc đề tài

1.3.Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản là đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động quy mô, cơ cấu tài sản và các nguyên nhân tác động. Từ đó, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có các biện pháp để quản lý và sử dụng tài sản phù hợp, giúp cho các chủ thể quản lý khác có các quyết định quản lý đúng đắn [3].

Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán thể hiện dưới dạng quy mô và tỷ trọng.

Phân tích cơ cấu tài sản

Xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại tài sản cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó, đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động của cơ cấu tài sản từ khái quát đến chi tiết.

Phân tích sự biến động tài sản

Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản qua đó đánh giá khái quát sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.

Khi phân tích tình hình tài sản cần chú ý đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản cần quan tâm đến tác động của các loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc tổ chức huy động vốn.

Cụ thể:

- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn;

19

- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ đến khâu bán hàng;

- Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng;

- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp,…

1.3.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn là đánh giá tình hình huy động nguồn vốn về quy mô, cơ cấu và các nguyên nhân tác động. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác về khả năng huy động vốn, về mức độ độc lập, tự chủ về tài chính, thấy được sự đóng góp từng nguồn vốn và trách nhiệm cũng như yêu cầu quản lý của công ty đối với từng bộ phận nguồn vốn.

Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện dưới dạng quy mô và tỷ trọng [3].

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó đánh giá chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tài chính thông qua chính sách đó đồng thời thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của daonh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của công ty càng thấp và ngược lại.

Hệ số nợ (Hệ số đòn bẩy) = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ (Hệ số VCSH) = VCSH/Tổng nguồn vốn

20

Phân tích sự biến động nguồn vốn

Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng nguồn vốn, từng chỉ tiêu nguồn vốn để đánh giá khái quát về khả năng huy động vốn của công ty và đánh giá chi tiết sự biến động từng chỉ tiêu nguồn vốn.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng việc phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản, nguồn vốn đảm bảo cung cấp được những thông tin từ khái quát đến chi tiết về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên khi phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn cần đi sâu phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cổ phần để thấy được cơ cấu vốn đầu tư của chủ sở hữu theo các cách phân loại khác nhau (vốn góp của nhà nước, vốn góp của tổ chức, vốn góp của cá nhân, …). Thông qua đó, các nhà quản lý thấy được mức độ chi phối của các chủ sở hữu đối với doanh nghiệp [3].

1.3.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà quản trị nhận biết và nâng cao hoạt động kinh doanh một cách chủ động để phù hợp với khả năng của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn [3].

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty: - Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh;

- Một công cụ quan trọng trong chức năng quản trị doanh nghiệp hiệu quả; - Là một biện pháp phòng ngừa rủi ro;

- Làm cơ sở để các đối tác kinh doanh lựa chọn hợp tác;

- Những phân tích kết quả kinh doanh giúp cho việc dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21

Đối tượng phân tích kết quả kinh doanh

Trong mỗi bảng báo cáo kết quả kinh doanh đều gồm 3 phần cơ bản:

Phân tích doanh thu của doanh nghiệp

Phân tích doanh thu của doanh nghiệp là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, có được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

Trên thực tế một công ty doanh thu cao không có nghĩa là lợi nhuận thu về được cũng cao. Để biết được một công ty có thu được lợi nhuận hay không thì cần phải trừ đi khoản chi phí ra khỏi tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán là chi phí dùng để mua hàng hóa được công ty bán lại hay chi phí nguyên vật liệu và trả công lao động, được dùng để sản xuất các sản phẩm.

Thông thường những công ty có lợi thế kinh tế dài hạn đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc thường có xu hướng tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định cao hơn những công ty không có lợi thế.

Phân tích chi phí của doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

22

Chi phí là tổng giá trị của các khoản làm giảm đi lợi ích kinh tế ở trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Các khoản khấu trừ tài sản hay phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu.

Bên dưới mục lợi nhuận gộp ở trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là nhóm các chi phí hay còn gọi là chi phí từ hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp - Chi phí nghiên cứu và phát triển

- Khấu hao

Các mục này được tổng hợp lại để tạo nên tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty. Khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi giá trị tổng chi phí sẽ biết được doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lời hay lỗ.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:

- Để công ty ghi nhận chi phí bán hàng trực tiếp, gián tiếp và tất cả các chi phí quản lý được phát sinh suốt kỳ kế toán;

- Bao gồm các chi phí về: Lương quản lý, chi phí cho quảng cáo, chi phí đi lại, những lệ phí hợp pháp, chi phí hoa hồng, mọi chi phí về lương và những khoản chi phí tương tự;

- Để đánh giá công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thì ở mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty càng thấp càng tốt và có thể luôn duy trì ở mức thấp thì càng tốt hơn;

Chi phí nghiên cứu và phát triển:

Thực tế các công ty khi phải chi nhiều cho việc nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để phát triển có nhược điểm cố hữu trong lợi thế cạnh tranh vì vậy luôn đặt ưu thế kinh tế lâu dài của công ty hơn là việc có lợi nhuận trước mắt.

Khấu hao:

- Những chi phí hao mòn các thiết bị và nhà xưởng đều được ghi nhận trên kế quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở mục khấu hao;

23

- Qua các phân tích thì công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững khi tỷ lệ khấu hao trên lãi gộp thấp hơn so với các công ty đối thủ;

Phân tích qua lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy mà công ty có được sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Ngoài ra lợi nhuận còn được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các loại thuế.

Lợi nhuận gộp là lợi nhuận của công ty có được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ ra khỏi tổng doanh thu của doanh nghiệp như: giảm giá hàng bán, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ các hoạt động này bao gồm:

- Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn kinh doanh - Lợi nhuận từ cho thuê tài sản

- Từ hoạt động đầu tư và mua bán chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi vay ngân hàng - Lợi nhuận cho vay vốn

- Lợi nhuận do bán ngoại tệ

1.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo LCTT là phân tích dòng tiền của doanh nghiệp. Trong một thời gian dài hoạt động thì doanh nghiệp cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương khi đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, được thể hiện từ việc tiền thu được từ bán hàng lớn hơn chi phí phải bỏ ra của doanh nghiệp ở trong kỳ [3].

- Dòng tiền thuần có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, khi đó sẽ kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ…

24

- Qua đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu dùng để đo lường tính linh hoạt của tài sản doanh nghiệp.

- Dòng tiền trong hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó không nhất thiết phải dương.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 phần

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Dòng tiền này bắt đầu từ thu nhập ròng và sau đó cộng vào phần khấu hao và phân bổ.

- Mặc dù nhìn từ góc độ kế toán thì đây là các chi phí thực tế, nhưng bản chất không làm tiêu tốn tiền mặt, vì chúng là đại diện cho lượng tiền mặt đã mất đi từ nhiều năm trước.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

- Liên quan tới dòng tiền này bao gồm tất cả chi phí vốn của kỳ kế toán đó. Chi phí vốn luôn là một số âm vì bản chất đó là một chi phí, làm giảm tiền mặt.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư còn có dòng tiền từ hoạt động đầu tư khác, là tổng tất cả tiền mặt đã chi ra và lượng tiền thu được do mua bán các tài sản tạo ra thu nhập. Nếu tiền mặt chi ra nhiều hơn lượng tiền thu được thì con số này âm.

- Ngược lại, dòng tiền dương nếu lượng tiền thu được lớn hơn lượng tiền đã chỉ ra. Cả hai bút toán này được cộng lại với nhau, trở thành tiền mặt từ hoạt động đầu tư.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính đánh giá lượng tiền mặt đi vào và ra khỏi công ty do các hoạt động tài chính. Nó bao gồm tất cả các dòng tiền mặt đi ra để trả cổ tức, các khoản mua bán chứng khoán của công ty.

25

- Dòng tiền đi vào khi công ty bán ra cổ phiếu để tài trợ cho một phân xưởng mới, và dòng tiền đi ra khi công ty mua cổ phiếu quỹ.

- Với trái phiếu cũng tương tự, bán trái phiếu thì dòng tiền đi vào, còn mua trái phiếu thì dòng tiền đi ra. Tất cả các bút toán này sau đó được tổng cộng với nhau để tạo ra tiền mặt từ hoạt động tài chính.

1.3.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản là nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Hệ số thanh toán ngắn hạn, hiện thời)

Đơn vị: lần Ý nghĩa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Thông thường hệ số này bằng (=) 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh. Hệ số lớn hơn (>) 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng làm hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

Hệ số nhỏ hơn (<) 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. Hệ số nhỏ hơn (<) 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + LCTT từ hoạt động đầu tư + LCTT từ hoạt động tài chính

26

nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Đơn vị: lần Ý nghĩa:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt hay không.

Hệ số bằng (=) 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

Hệ số nhỏ hơn (<) 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

Hệ số lớn hơn (>) 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần GTNFoods (Trang 26)