5. Cấu trúc đề tài
1.3.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà quản trị nhận biết và nâng cao hoạt động kinh doanh một cách chủ động để phù hợp với khả năng của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn [3].
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty: - Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh;
- Một công cụ quan trọng trong chức năng quản trị doanh nghiệp hiệu quả; - Là một biện pháp phòng ngừa rủi ro;
- Làm cơ sở để các đối tác kinh doanh lựa chọn hợp tác;
- Những phân tích kết quả kinh doanh giúp cho việc dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn;
21
Đối tượng phân tích kết quả kinh doanh
Trong mỗi bảng báo cáo kết quả kinh doanh đều gồm 3 phần cơ bản:
Phân tích doanh thu của doanh nghiệp
Phân tích doanh thu của doanh nghiệp là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, có được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
Trên thực tế một công ty doanh thu cao không có nghĩa là lợi nhuận thu về được cũng cao. Để biết được một công ty có thu được lợi nhuận hay không thì cần phải trừ đi khoản chi phí ra khỏi tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán là chi phí dùng để mua hàng hóa được công ty bán lại hay chi phí nguyên vật liệu và trả công lao động, được dùng để sản xuất các sản phẩm.
Thông thường những công ty có lợi thế kinh tế dài hạn đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc thường có xu hướng tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định cao hơn những công ty không có lợi thế.
Phân tích chi phí của doanh nghiệp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
22
Chi phí là tổng giá trị của các khoản làm giảm đi lợi ích kinh tế ở trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Các khoản khấu trừ tài sản hay phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu.
Bên dưới mục lợi nhuận gộp ở trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là nhóm các chi phí hay còn gọi là chi phí từ hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp - Chi phí nghiên cứu và phát triển
- Khấu hao
Các mục này được tổng hợp lại để tạo nên tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty. Khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi giá trị tổng chi phí sẽ biết được doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lời hay lỗ.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
- Để công ty ghi nhận chi phí bán hàng trực tiếp, gián tiếp và tất cả các chi phí quản lý được phát sinh suốt kỳ kế toán;
- Bao gồm các chi phí về: Lương quản lý, chi phí cho quảng cáo, chi phí đi lại, những lệ phí hợp pháp, chi phí hoa hồng, mọi chi phí về lương và những khoản chi phí tương tự;
- Để đánh giá công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thì ở mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty càng thấp càng tốt và có thể luôn duy trì ở mức thấp thì càng tốt hơn;
Chi phí nghiên cứu và phát triển:
Thực tế các công ty khi phải chi nhiều cho việc nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để phát triển có nhược điểm cố hữu trong lợi thế cạnh tranh vì vậy luôn đặt ưu thế kinh tế lâu dài của công ty hơn là việc có lợi nhuận trước mắt.
Khấu hao:
- Những chi phí hao mòn các thiết bị và nhà xưởng đều được ghi nhận trên kế quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở mục khấu hao;
23
- Qua các phân tích thì công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững khi tỷ lệ khấu hao trên lãi gộp thấp hơn so với các công ty đối thủ;
Phân tích qua lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy mà công ty có được sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Ngoài ra lợi nhuận còn được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các loại thuế.
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận của công ty có được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ ra khỏi tổng doanh thu của doanh nghiệp như: giảm giá hàng bán, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ các hoạt động này bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn kinh doanh - Lợi nhuận từ cho thuê tài sản
- Từ hoạt động đầu tư và mua bán chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi vay ngân hàng - Lợi nhuận cho vay vốn
- Lợi nhuận do bán ngoại tệ