Tiêu chí đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan buôn ma thuột thực trạng và giải pháp (Trang 36)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.3. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan

Để vận hành được một hệ thống thủ tục hải quan ta cần phải đáp ứng được các tiêu chí về sự hài lòng của doanh nghiệp, công khai, minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí. Khi các chính sách nhà nước ban hành có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà doanh nghiệp mong muốn thì việc ứng dụng vào thực tế là một việc hết sức nhanh chóng vì nó có thể giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và cần nhà nước, ban ngành có thể hỗ trợ giải quyết một cách thỏa đáng nhất.

29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:

Nội dung chương 1 làm rõ vấn đề lý luận về hải quan, thủ tục hải quan, thủ tục hải quan điện tử và các điều kiện áp dụng. Đối với người khai hải quan và công chức Hải quan thì thủ tục hải quan là những công việc họ phải làm theo quy định của pháp luật hải quan đối với hàng hóa, phương tiện chuyên chở,… Và dựa vào các tiêu chí đánh giá có thể đưa ra cái nhìn thực tế hơn trong việc thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục.

30

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƢƠNG MẠI

TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BUÔN MA THUỘT 2.1. Giới thiệu Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Trước năm 1987, địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có tổ chức Hải quan, việc giải quyết thủ tục cho hàng hóa, phương tiện, hành khách XNC qua khu vực cửa khẩu biên giới Buprăng, ĐắkPơ giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Monđunkyri do lực lượng Bộ Đội Biên phòng đảm nhiệm.

Căn cứ nhu cầu quản lý hoạt động XNK, XNC của cư dân biên giới, ngày 28/4/1987, Hải quan cửa khẩu Buprăng được thành lập theo Quyết định số 105/TCHQ - TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trực thuộc Cục Hải quan Phú Khánh (nay là Cục Hải quan Khánh Hòa).

Cùng với sự phát triển kinh tế đối ngoại chung của cả nước, tình hình mua bán, trao đổi hàng hóa, kinh doanh XNK hàng hóa của tỉnh Đắk Lắk ngày càng phát triển, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh, ngày 04/6/1990, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 237/TCHQ-TCCB thành lập Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Tổng Cục Hải quan.

Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đã trưởng thành về mọi mặt, hoạt động của đơn vị đã đi vào nề nếp, ổn định và đạt được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông ngày càng phát triển.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Chức năng:

Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật.

Cục Hải quan Đắk Lắk có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

31

Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk gồm: thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, các cấp tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

32

Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật.

Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk có 121 người, bộ máy tổ chức có 02 đơn vị tham mưu, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột, Chi cục Hải quan Đà Lạt, Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng.

33

( Nguồn: Customs.gov.vn)

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

2.2. Giới thiệu Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột Thuột

Ngày 20/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 1396/QĐ- TCCB về việc thành lập Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. Theo đó tại khoản b Điều 2 Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột thành lập có 1 cấp trưởng, 1 đến 2 cấp phó giúp việc, cán bộ nhân viên được tổ chức thành 2 đội: Đội nghiệp vụ và đội giám sát quản lý.

Nhằm nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm của mỗi công chức hiện nay Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột thực hiện tổ chức thành nhóm chuyên ngành, thực hiện theo từng nghiệp vụ, nhiệm vụ được giao.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ. quyền hạn của Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột Thuột

Chức năng:

Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận

Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột Đội Kiểm soát Hải quan

Phòng Cán bộ - Thanh tra Chi cục Hải quan Cửa khẩu Buprăng

Phòng Tài vụ

Phòng Nghiệp vụ

34

thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước

Nhiệm vụ, quyền hạn:

Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột cũng như các Chi cục Hải quan khác trên cả nước có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan.

- Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục.

- Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và của Tổng cục Hải quan.

- Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục được pháp luật quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

35

2.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột

( Nguồn: Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột)

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Chi cục hải quan Buôn Ma Thuột Thuột

 Cơ cấu tổ chức

- Gồm lãnh đạo Chi cục và 13 công chức, viên chức, nhân viên nắm giữ trách nhiệm cho từng vị trí.

Chi cục trưởng

3 Phó Chi cục trưởng

Nhóm Kiểm tra chi tiết hồ

sơ XNK Nhóm Quản lý thuế Nhóm Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, giám sát hải quan,kiểm soát hải quan

cấp Chi cục

Nhóm Quản lý rủi ro, xử lý vi phạm và giải

quyết khiếu nại, kiệm tra

sau thông quan, quản lý nhân sự Nhóm Công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, tạp vụ

36

Về lãnh đạo có 1 Chi cục trưởng và 3 Phó Chi cục trưởng

Về công chức, viên chức, nhân viên được phân công vị trí, nhiệm vụ theo 5 nhóm:

- Nhóm Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hàng hóa XNK - Nhóm Quản lý thuế

- Nhóm Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan cấp Chi cục

- Nhóm Quản lý rủi ro, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, kiểm tra sau thông quan, quản lý nhân sự.

- Nhóm công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, tạp vụ

 Bộ máy nhân sự

Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột dưới sự lãnh đạo của một Chi cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung Chi cục và có 3 Phó Chi cục trưởng phụ trách các công việc chuyên môn được phân công và hỗ trợ Chi cục trưởng trong quản lý.

Chi cục trưởng có chức năng, nhiệm vụ của tại Chi cục như sau:

Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện Chi cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi cục theo quy định của pháp luật. Xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ công tác giữa các thành viên trong Ban lãnh đạo và phân công, phân nhiệm công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kiến nghị với Cục trưởng những vấn đề trong quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục. Kiến nghị, đề xuất với Cục trưởng các biện pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục; đẩy mạnh triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Chi cục.

Thực hiện xử lý vi phạm hành chính về hải quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Chi cục được pháp luật quy định. Cùng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong và ngoài Cục, với chính quyền địa phương để xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác và trên địa bàn hoạt động của Chi cục.

37

Thực hiện quản lý công chức, người lao động và cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang bị kỹ thuật theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật tại nơi làm việc.

Báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục theo quy định của Cục và Tổng cục Hải quan. Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.

Phó Chi cục trưởng có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Phó Chi cục trưởng làm việc cho Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của Chi cục. Thay mặt Chi cục trưởng điều hành, giải quyết công việc của Chi cục khi được Chi cục trưởng ủy quyền. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, ủy quyền. Giám sát quản lý hải quan, nghiệp vụ hải quan, chịu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận, quy

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan buôn ma thuột thực trạng và giải pháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)