5. Kết cấu của khóa luận
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Chi cục hải quan Buôn Ma Thuột
( Nguồn: Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Chi cục hải quan Buôn Ma Thuột Thuột
Cơ cấu tổ chức
- Gồm lãnh đạo Chi cục và 13 công chức, viên chức, nhân viên nắm giữ trách nhiệm cho từng vị trí.
Chi cục trưởng
3 Phó Chi cục trưởng
Nhóm Kiểm tra chi tiết hồ
sơ XNK Nhóm Quản lý thuế Nhóm Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, giám sát hải quan,kiểm soát hải quan
cấp Chi cục
Nhóm Quản lý rủi ro, xử lý vi phạm và giải
quyết khiếu nại, kiệm tra
sau thông quan, quản lý nhân sự Nhóm Công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, tạp vụ
36
Về lãnh đạo có 1 Chi cục trưởng và 3 Phó Chi cục trưởng
Về công chức, viên chức, nhân viên được phân công vị trí, nhiệm vụ theo 5 nhóm:
- Nhóm Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hàng hóa XNK - Nhóm Quản lý thuế
- Nhóm Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan cấp Chi cục
- Nhóm Quản lý rủi ro, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, kiểm tra sau thông quan, quản lý nhân sự.
- Nhóm công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, tạp vụ
Bộ máy nhân sự
Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột dưới sự lãnh đạo của một Chi cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung Chi cục và có 3 Phó Chi cục trưởng phụ trách các công việc chuyên môn được phân công và hỗ trợ Chi cục trưởng trong quản lý.
Chi cục trưởng có chức năng, nhiệm vụ của tại Chi cục như sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện Chi cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi cục theo quy định của pháp luật. Xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ công tác giữa các thành viên trong Ban lãnh đạo và phân công, phân nhiệm công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kiến nghị với Cục trưởng những vấn đề trong quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục. Kiến nghị, đề xuất với Cục trưởng các biện pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục; đẩy mạnh triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Chi cục.
Thực hiện xử lý vi phạm hành chính về hải quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Chi cục được pháp luật quy định. Cùng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong và ngoài Cục, với chính quyền địa phương để xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác và trên địa bàn hoạt động của Chi cục.
37
Thực hiện quản lý công chức, người lao động và cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang bị kỹ thuật theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật tại nơi làm việc.
Báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục theo quy định của Cục và Tổng cục Hải quan. Và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.
Phó Chi cục trưởng có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Phó Chi cục trưởng làm việc cho Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của Chi cục. Thay mặt Chi cục trưởng điều hành, giải quyết công việc của Chi cục khi được Chi cục trưởng ủy quyền. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, ủy quyền. Giám sát quản lý hải quan, nghiệp vụ hải quan, chịu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận, quy trình hải quan, kiểm soát nội bộ thủ tục hải quan, xây dựng ngân sách nhà nước, kế toán thuế, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, pháp chế và xử lý vi phạm hành chính.
Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột không thực hiện tổ chức theo đội (tổ) mà được phân công công việc cụ thể theo nhiệm vụ cho từng vị trí làm việc của công chức nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật. Theo đó 13 công chức, viên chức được phân thành 5 nhóm có nhiệm vụ chức năng như sau:
Nhóm Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hàng hóa XNK gồm 3 công chức thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của hệ thống VCIS (nếu có) thông qua màn hình kiểm tra thông tin tờ khai. Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống E-Customs (nếu có). Kiểm tra thông tin khai báo, tiêu chí khai báo ảnh hưởng đến quản lý hải quan: “Số hiệu, ký hiệu”; “Chi tiết khai trị giá”; “Phần ghi chú”; “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp”; “Mô tả hàng hóa”; “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”; “Mã loại hình”,... Kiểm tra điều kiện chuyển cửa khẩu nếu người khai hải quan có đề nghị chuyển cửa khẩu tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai. Kiểm tra giấy phép, văn bản thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành, bảo lãnh đã khai báo. Xác định lại tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra hồ sơ hải quan.
38
Kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Kiểm tra khai báo về thuế và thực hiện chính sách thuế, căn cứ xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế. Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan đối với các trường hợp trên tờ khai hải quan theo quy định pháp luật hải quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra bổ sung hải quan đối với những lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải tạm dừng đưa qua khu vực giám sát, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa vận chuyển độc lập chuyển đi. Tiếp nhận, kiểm tra khai bổ sung hồ sơ hải quan, thực hiện kiểm tra, hoàn thành nghĩ vụ thuế trong trường hợp hệ thống VNACC không tự động các nhận việc hoàn thành nghĩa vụ của tờ khai hải quan. Đo lường thời gian giải phóng hàng trên hệ thống E - customs
Xử lý kết quả kiểm tra nếu phát hiện hồ sơ khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên hệ thống. Cho phép giải phóng hàng khi người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Kiểm tra, đối chiếu với thông tin khai trên tờ khai hải quan sau khi có kết quả kiểm tra điều kiện được phép nhập khẩu do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan, nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành.
Lập biên bản vi phạm khi người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định thì công chức Hải quan tiến hành, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan.
Làm báo cáo tiến độ theo từng tháng, quý tình hình làm việc lên Chi cục trưởng. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao.
Nhóm Quản lý thuế gồm 2 công chức thực hiện các công việc như sau:
Thực hiện các công việc về thuế XNK, dự toán ngân sách theo chỉ thị của Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật. Cập nhật thông tin tính thuế và in thông báo thuế từ hệ thống khi công chức tiếp nhận, đăng ký tờ khai chưa ra thông báo thuế. Cập nhật thông tin điều chỉnh thuế và in quyết định điều chỉnh trong trường hợp điều chỉnh thuế.
39
Công chức Hải quan thực hiện nhập máy các chỉ tiêu của biên lai tiền mặt và in biên lai. Nếu doanh nghiệp nộp tiền mặt cho những tờ khai đã quá hạn nộp thuế công chức sẽ in thông báo phạt chậm nộp thuế. Thực hiện nhập máy và in các chứng từ ghi sổ phản ánh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.
Kiểm tra tính chính xác của thông tin và nhập máy chứng từ nộp tiền căn cứ vào thông tin nhận được từ kho bạc về các khoản thanh toán của doanh nghiệp dưới dạng chứng từ hoặc điện tử
Định kỳ in bảng đối chiếu số nộp kho bạc từ hệ thống để đối chiếu với số liệu tổng hợp của kho bạc, hiệu chỉnh kịp thời khi số liệu hai bên không thống nhất.
Công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ kế toán theo dõi nợ thuế hàng ngày sau đó tổng hợp số liệu, lập danh sách cưỡng chế (DSCC) tại Chi cục, kiểm tra tính chính xác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của danh sách này. Truyền, nhận dữ liệu, DSCC với Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cập nhật vào hệ thống theo quy định.
Định kỳ cuối tháng, phối hợp với kế toán tổng hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu nợ thuế trên hệ thống. In báo cáo danh sách đơn vị nợ thuế, báo cáo phân tích nợ và các loại báo cáo theo dõi nợ thuế khác.
Công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp hàng ngày kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc nhập dữ liệu của các bộ phận vào hệ thống. Nhập máy và in các chứng từ ghi sổ phản ánh những nghiệp vụ phát sinh ngoài nghiệp vụ (miễn thuế, miễn phạt, không thu thuế, truy thu thuế, không thu phạt, ghi thu ghi chi tiền thuế, kết chuyển số dư của các tài khoản...); Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu, lập và in bảng cân đối tài khoản kế toán và các loại báo cáo kế toán khác. Thực hiện khoá sổ kế toán trên hệ thống.
Công chức quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan Hải quan với thông tin khai trên tờ khai hải quan và xử lý thông tin khai báo
Nhóm Kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan cấp Chi cục gồm 2 công chức chịu trách nhiệm, nội dung công việc như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa mà địa điểm kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nằm ngoài khu vực lưu giữ hàng hóa.
40
Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trên để làm thủ tục hải quan theo quy định. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa khi người khai hải quan đến làm thủ tục hải quan.
Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu chuyển đến:
Căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Công chức Hải quan phải xác định chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để làm cơ sở áp dụng chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Kiểm tra thực tế để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Làm báo cáo theo chỉ thị của ban lãnh đạo nhằm cập nhật tình hình làm việc
Nhóm Quản lý rủi ro, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, kiểm tra sau thông quan, quản lý nhân sự:
Xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình, quy chế, hướng dẫn thuộc lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan.
Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật như mọi hành vi của bên được ủy nhiệm thu làm chậm nộp tiền lệ phí hải quan đã thu vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đều coi là hành vi chiếm dụng tiền lệ
41
phí hải quan, bên được ủy nhiệm thu lệ phí hải quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Công chức Hải quan có nhiệm vụ tham mưu cho Chi cục trưởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột.
Ấn định, truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của pháp luật. Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo, tố giác phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên của Chi cục.
Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng các biện pháp quản lý, điều hành và báo cáo Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định. Đề xuất giải quyết đối với vướng mắc của tổ chức, cá nhân vượt thẩm quyền giải quyết lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định hoặc đề xuất để báo cáo.
Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp