Phương pháp hình thức tổ chức:Đến với chương trình cô và

Một phần của tài liệu GIAO AN THANG 10 CHU DE GIA DINH 20172018 TLB (Trang 39 - 44)

- Bố, mẹ thân yêu của bé

2. Phương pháp hình thức tổ chức:Đến với chương trình cô và

các bé đã mua được cái gì?

*Quan sát nồi cơm điện

-Các con cùng quan sát lên màn hình xem đó là hình ảnh gì? -Đây là gì ? cả lớp trả lời tổ trả lời

(1 vài trẻ trả lời)

-Nồi này dùng để làm gì?được làm bằng gì? -Đun bằng gì?(rơm hay củi hay bằng điện)

=>Nồi cơm điện có ruột nồi đựng gạo,có vỏ và nắp gắn liền nhau. Nồi dùng để nấu cơm bằng điện. Chúng mình chỉ cần cho gạo đổ nước vừa đủ vào nồi cắm điện chờ 1 lúc là cơm chín.

*Quan sát bếp ga

Các bé quan sát cô lại có gì đây.(tổ trả lời) (cá nhân trẻ trả lời)

Bếp ga dùng để làm gì(Trẻ trả lời) làm bằng gì? Cho trẻ nêu cách sử dụng bếp ga trong đun nấu.

*GD:Bếp ga và nồi cơm điện đều là đồ dùng nấu ăn trong gia đình có thể gây bỏng, điện giật. Vì vậy chúng mình không được tự ý lấy cơm mà phải nhờ bố mẹ,người lớn lấy cho các bé nhớ chưa.

Ngoài nồi cơm điện, bếp ga là đồ dùng nấu ăn trong gia đình còn cái xoong cũng là đồ dùng nấu ăn nữa đấy.

*Quan sát cái giường.

-Các bé quan sát đây là cái gì?

-Chúng mình thường dùng cái giường để làm gì?(Tổ,nhóm,cá nhân gọi tên)

-Cái giường làm bằng gì?

-Cái giường là đồ dùng ở đâu?(Tổ,nhóm,cá nhân gọi tên.)

dùng để chúng mình ngủ nghỉ sau mỗi buổi tối, mỗi ngày đi học về.

*Quan sát cái tủ(Tủ đựng quần áo)

Cô có thêm một đồ dùng sinh hoạt nữa các con cùng chú ý quan sát xem là gì nhé.

-Cô đưa cái tủ ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: -Cô có gì đây?(Cho tổ,nhóm cá nhân gọi tên) -Tủ được làm bằng gì?

-Tủ là đồ dùng ở đâu? -Tủ dùng để làm gi?

Tủ là đồ dùng trong gia đình làm bằng gỗ ,dùng để đựng quần áo.

Giường,tủ là đồ dùng sinh hoạt trong gia đình đều làm bằng gỗ.Ngoài giường ,tủ còn có bàn ghế,ti vi cũng là đồ dùng sinh hoạt nữa đấy.-Chương trình dành tặng các bé trò chơi đó là:

*Trò chơi :

TC1:Cất đồ dùng đúng nơi quy định. -Cô nêu cách chơi,luật chơi.

-Cho trẻ chơi 2,3 lần TC2: Thi ai nhanh:

-Cô gọi tên đồ dùng trẻ giơ tranh lô tô -Cô nói đặc điểm đồ dùng.trẻ giơ lô tô.

-Cô và các bé vừa được chơi trò chơi gì?được tìm hiểu những đồ dùng gì?

3.Kết thúc:

-Nhận xét , tuyên dương trẻ . Chương trình vui khám phá đã khép lại xin chào các bé.

Chỉnh sửa năm

Truyện : “Ba chú lợn con” (Truyện trẻ chưa biết) 1.Kiến thức -Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.

-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.

2.Kỹ năng

-Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng , mạch lạc. -Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích. 3.Thái độ -Trẻ hứng thú nghe cô kể. -Trẻ vâng lời người lớn. NDTH:Âm nhạc 1.Đồ dùng của cô:nhạc bài ba chú lợn nhỏ -Câu hỏi đàm thoại -tranh minh họa câu chuyện. 1.Đồ dùng của trẻ -Trang phục gọn gàng 1. Ổn định tổ chức :

Cô và các bé hát bài (ba chú lợn nhỏ)nào

-Cô các bé vừa hát bài hát nói về gì? Mời các bé cùng thưởng thức câu chuyện bé yêu nhé:

2. Phương pháp ,hình thức tổ chức:

*Truyện: “Ba chú lợn con”-Mở đầu câu chuyện xin mời các bé cùng

lắng nghe:

Có một câu chuyện rất là hay nói về ba anh em nhà lợn xây nhà .mỗi anh em xây một kiểu nhà khác nhau. Để biết ba anh em nhà lợn xây nhà như thế nào các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba chú lợn con” nhé

-Cô kể lần 1 :diễn cảm Cô hỏi trẻ tên truyện.

-Cô kể lần 2 : Kết hợp tranh minh họa

Giảng giải nội dung:Câu chuyện “Ba chú lợn con” nói về ba anh em nhà lợn con nghe lời mẹ lên đường và tự xây dựng cho mình một ngôi nhà riêng .Lợn anh cả xây nhà bằng rạ xin được của bác nông dân bị chó sói thổi bay tan tác. Nhà lợn anh thứ 2 thì xây nhà bằng gỗ xin được của bác tiều phu cũng bị chó sói thổi bay. Còn ngôi nhà xây bằng gạch của lợn út chó sói thổi mãi thổi hết hơi mà không đổ. Cuối cùng chó sói chui qua ống khói để vào nhà nhưng đã bị rơi xuống đúng xoong nước nóng mà lợn út đã đặt sẵn.Ba anh em nhà lợn con khoái trí nắm tay nhau ca hát vui vẻ.

Cô kể lần 3:kết hợp đàm thoại *Đàm thoại

-Các bé vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? -Lợn mẹ sinh được mấy người con ?

-Lợn mẹ đã nói gì với lợn con ?

-Chú lợn cả trên đường đi chú gặp ai? -Chú đã nói gì với bác nông dân? -Chú lợn cả đã xây nhà bằng gì? -Trên đường đi chú lợn hai gặp ai? -Chú đã nói gì với bác tiều phu? Chú đã xây nhà bằng gì?

-Trên đường đi lợn út gặp ai? -Lợn út nói gì với bác thợ xây? -Lợn út xây nhà bằng gì? -Lợn út xây nhà như thế nào?

Chúng mình cùng làm động tác cầm gạch xây nhà nào

=>Lợn cả,lợn hai ham chơi làm nhà không vững chắc,cẩn thận và bị chó sói thổi bay.còn lợn út chăm chỉ chịu khó xây nhà bằng gạch nặng nhọc vất vả nhưng vững chắc và an toàn.

GD:

-Qua câu chuyện các bé học được điều gì?

Chúng mình phải chăm chỉ và làm cẩn thận sẽ làm được nhiều việc có ích

+Lần 3:Cô cho trẻ xem phim

Cô hỏi trẻ tên truyện.sau đây là trò chơi dành cho các bé:

*Trò chơi:ghép tranh:cô chia lớp thành hai đội cử đại diện lên ghép tranh:sau một bản nhạc đội nào gắn đúng sẽ dành chiến thắng. -CC:đến với câu chuyện bé yêu bé được nghe kể chuyện gì?

3.kết thúc

Cô nhận xét tuyên dương trẻ.câu chuyện bé yêu đã khép lại xin chào các bé.

Lưu ý

Chỉnh sửa năm

Tên HĐ Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTTM Xé dán trang trí đèn ngủ. ( ĐT) 1/ KT: Trẻ biết xé dán ,trang trí đèn ngủ theo yêu cầu của cô. 2/ KN: -Trẻ có kĩ năng xé giấy thành nhiều mảnh nhỏ dán kín cái đèn. -Trẻ có kỹ năng chấm hồ và dán kín hình đèn ngủ. 3/ TĐ: -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động -Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình,của bạn 1./ Đồ dùng của cô: -Trang phục gọn gàng.

-1 Tranh mẫu cô đã làm sẵn.

-Giấy màu,hồ dán. 2 hình vẽ đèn ngủ để cô làm mẫu.

-Khăn lau tay

2./ Đồ dùng của trẻ: - trang phục gọn gàng. -Gía treo sản phẩm. -Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi -Giấy màu,hồ dán đủ cho trẻ dùng.

-Khăn lau tay.

1./ Ổn định tổ chức,gây hứng thú

Chào mừng các bé đến với hội thi bé khéo tay.Trong hội thi này chúng mình sẽ dùng đôi bàn tay khéo léo để xé giấy màu và dán trang trí những chiếc đèn ngủ cho thật đẹp.

Một phần của tài liệu GIAO AN THANG 10 CHU DE GIA DINH 20172018 TLB (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w