2.4.1. Nghiên cứu vềtăng huyết áp
Nghiên cứu của Dennison và cộng sự (2007) nhằm tìm hiểu về các khía cạnh liên quan đến việc chăm sóc và kiểm soát việc tăng huyết áp ở Nam Phi. Nghiên cứu được tiến hành trên 403 bệnh nhân tăng huyết áp (183 nam và 220 nữ) có độ tuổi từ 35 đến 65. Dennison và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu về tăng huyết áp xoay quanh các yếu tố như tiểu sử bệnh, hành vi sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống, sự hỗ trợ từ cộng đồng và việc tiếp xúc với bệnh tật cũng như các mối đe dọa khác trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy những rào cản ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người bệnh tăng huyết áp bao gồm: kiến thức liên quan đến tăng huyết áp và chất lượng sống thấp, những việc dẫn đến căng thẳng (như sự mất đi các thành viên trong gia đình). Một lối sống không lành mạnh liên quan đến việc hút thuốc lá, lười vận động và sử dụng rượu quá mức sẽ ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Nghiên cứu cũng đã cho thấy một số yếu tố như một ít thuốc hạ huyết áp, tuân thủ tốt các khuyến cáo liên quan đến tăng huyết áp, tuổi, giới tính, học vấn, không sử dụng rượu quá mức và sử dụng dịch vụ y tếtư nhân là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc kiểm soát tăng huyết áp.
Nghiên cứu của Laxmaiah và cộng sự (2015) nhằm ước tính tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người dân ở Ấn Độ và tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, Laxmaiah và cộng sự (2015) cũng nghiên cứu về nhận thức, cách thức điều trị và các hành vi nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ các bang của Ấn Độ và tổng số có 21.141 nam giới, 26.260 nữ giới tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao huyết áp ở nam là 27,1% và nữ giới là 26,4%. Nguy cơ cao hyết áp ở người cao tuổi cao gấp 6-8 lần và 2-5 lần trong độ tuổi 35-59 tuổi so với độ tuổi 20-34 tuổi. Dưới 10% những người tăng huyết biết bản thân đang bị tăng huyết áp và hơn một nữa số họ đang điều trị (55% ở nam và 68% ở nữ). Những người béo phì và béo bụng (cả nam lẫn nữ) đề có khả năng tăng huyết áp cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, những người sử dụng rượu, thuốc lá cũng có khả năng tăng huyết áp cao hơn những người không dùng. Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng đến tăng huyết áp như tuổi, trình độ học vấn, hoạt động thể chất, tiêu thụ rượu, thuốc lá và béo phì; đồng thời, nhận thức, kiến thức và hành vi phòng ngừa của người dân còn thấp.
Nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân và cộng sự (2014) nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức tăng huyết áp của người trưởng thành và đánh giá độ tin cậy bộ câu hỏi đã áp dụng với thiết kế mô tả cắt ngang. Tổng số 788 người trưởng thành tại Hải Phòng đã được phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa trình độ học vấn, nhóm tuổi với kiến thức về bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, 21 biến được sử dụng trong bộ câu hỏi của nhóm tác giả về kiến thức tăng huyết áp thuộc 4 nhóm kiến thức. 21 biến trong tổng số 30 biến giải thích 59,43% sự biến thiên của kết quả về kiến thức bệnh tăng huyết áp của mẫu nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Anpha chung cho tất cả các biến là 0,732 và cho 4 nhóm lựa chọn đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ bộcâu hỏi sử dụng có tính nhất quán và đảm bảo tin cậy.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phát và cộng sự (2011) với mục tiêu đánh giá thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Hà Giang. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp như giới tính, nhóm tuổi, học vấn, yếu tố gia đình và yếu tố truyền thông. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm phòng tăng huyết áp như thông qua công tác truyền thông và các hoạt động can thiệp, đặc biệt là đối với những người cao tuổi.
Nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015) nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc. Dựa trên mẫu nghiên cứu là 346 người, nghiên cứu đã chỉra đa số bệnh nhân tăng huyết áp là trên 60 tuổi (71,7%), 33,2% bệnh nhân không biết huyết áp thế nào là bình thường và 87,6% bệnh nhân không biết tăng huyết áp được phân thành mấy độ. Bên cạnh đó, kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp còn hạn chế; 28% người mắc tăng huyết áp không hiểu đúng về điều trị tăng huyết áp và 89,9% hiểu sai khi cho rằng bệnh tăng huyết áp có thể chữa khỏi hoàn toàn ; 38,7% người bệnh tăng huyết áp không điều trị hoặc điều trịkhông liên tục. Từ kết quả nêu trên, nhóm tác giả đưa ra nhận định rằng kiến thức, thái độ về tăng huyết áp của người dân nông thôn nhìn chung còn hạn chế, điều này đã dẫn đến việc bệnh nhân không tuân thủkhi điều trị.
2.4.2. Nghiên cứu vềý định và hành vi
Các lý thuyết về khoa học hành vi đã được ứng dụng vào nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, tiêu biểu là các nghiên cứu xem xét ý định tham gia bảo hiểm của người dân. Có thể kể đến như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) nhằm mục đích khám phá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 biến tác động có ý nghĩa thống kê lên sựquan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tầm quan trọng lần lượt là: tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện, ý thức sức khỏe, kiến thức về bảo
hiểm xã hội tự nguyện, thái độ, kỳ vọng gia đình, trách nhiệm đạo lý và kiểm soát hành vi.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2015) khi tìm hiểu những yếu tố dẫn đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện của người dân ở TP. HồChí Minh. Nghiên cứu này dựa trên Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và xét thêm hai yếu tố tâm lý là tính phòng xa và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thái độ đối với việc mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận, tính phòng xa có tác động tích cực và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính tác động tiêu cực đến ý định.
2.5.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.5.1. Khung phân tích 2.5.1. Khung phân tích
Đềtài vận dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) làm căn cứ diễn giải cho hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Theo đó, hành vi phòng ngừa tăng huyết áp sẽ chịu tác động bởi các yếu tố của ý định phòng ngừa: Thứ nhất, thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp - được thể hiện thông qua sự đánh giá, niềm tin của đối tượng thực hiện hành vi phòng ngừa đối với kết quả mà hành vi đó mang lại; Thứ hai, chuẩn chủ quan - ảnh hưởng của những người có liên quan đến suy nghĩ nên thực hiện hành vi phòng ngừa; Thứ ba, kiểm soát hành vi - thể hiện khả năng thực hiện hành vi, bao gồm các nguồn lực đảm bảo để thực hiện hành vi phòng ngừa.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng mô hình sức khỏe của Grossman (1972) làm cơ sở cho việc tìm hiểu các đặc tính của cá nhân ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Tóm lại, khung phân tích của nghiên cứu được đề xuất như sau:
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Hình 2.4: Khung phân tích 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan, giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
Sự đánh giá tích cực về hành vi phòng ngừa, tin tưởng vào kết quả mà hành vi phòng ngừa mang lại sẽ làm tăng khả năng thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H1: Thái độđối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Quan điểm của người thân, bạn bè về hành vi phòng ngừa sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của chuẩn chủ quan về hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
Hành viphòng ngừa THA Ý định phòng ngừa THA - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi Đặc tính cá nhân - Nhân khẩu học - Kinh tế - xã hội Grossman (1972) Ajzen (1991)
H2: Chuẩn chủ quan vềhành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích
cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Nguồn lực về kiến thức, thời gian, tài chính sẽ giúp đảm bảo đủ khả năng thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về khảnăng kiểm soát hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H3: Khả năng kiểm soát hành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Theo mô hình sức khỏe của Grossman (1972), các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân đó; do đó giả thuyết về các đặc điểm cá nhân đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H4: Các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
2.6.TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Kết quả tổng quan tài liệu về tăng huyết áp đã giúp đề tài tiếp cận được khái niệm về tăng huyết áp, phân loại các loại tăng huyết áp, biết được nguyên nhân và các biến chứng của bệnh tăng huyết áp cũng như phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và mô hình sức khỏe của Grossman (1972) đã được vận dụng làm cơ sở để đề tài xây dựng khung phân tích. Dựa trên khung phân tích và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, các giả thuyết nghiên cứu đã được hình thành để đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 - Nghiên cứu sơ bộ: Dựa trên thang đo được nghiên cứu xây dựng và phát triển từ quá trình tổng quan tài liệu, tiến hành thảo luận nhóm về các thành phần thang đo và về bảng câu hỏi để hiệu chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện thang đo và bảng khảo sát. Tiếp đó, tiến hành khảo sát sơ bộ trên nhóm mẫu nhỏ để tiếp tục hoàn thiện thang đo và bảng hỏi.
Gia đoạn 2 - Nghiên cứu chính thức: Dựa trên kết quả của nghiên cứu sở bộ, tiến hành khảo sát trên diện rộng và tiến hành các bước phân tích, đánh giá về dữ liệu thu thập được. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu, khuyến nghị một số hàm ý để can thiệp vào hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.XÂY DỰNG THANG ĐO
3.2.1. Đo lường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp
Để đo lường biến số phản ánh hành vi phòng ngừa tăng huyết, đề tài tiến hành hệ thống các hành vi được khuyến cáo giúp phòng ngừa tăng huyết áp. Việc có thực hiện các hành vi dưới đây được xem là có thực hiện hành vi phòng ngừa tăng huyết áp: (i) Ăn nhiều rau, quả; (ii) Giảm ăn chất béo; (iii) Giảm ăn muối (< 5gam/ ngày ~ 1 thìa cà phê); (iv) Vận động thể thao ( > 30 phút/ ngày); (v) Hạn chế uống rượu; (vi) Không hút thuốc lá. Để thang đo có độ tin cậy cao, tác giả có thực hiện khảo sát xin ý kiến các chuyên gia trong các bệnh viện chuyên về tim mạch sau (Danh cách các chuyên gia) :
HỌ TÊN ĐIỆN THOẠI NƠI CÔNG TÁC
BS PHẠM ĐỨC ĐẠT 0913910160 BVND115
BS HUỲNH THỊ THÚY NGA 0983319431 BVND115
BS NGÔ THỊ CẨM HOA 0916272827 BVND115
BS NGUYỄN VĂN KINH 094.2002202 BVND115
PHẠM NGUYÊN BÌNH 0909333538 BVND115
CNĐS: BÙI ĐAN QUẾ 0983000520 BVND115
CNĐD LÊ THỊ OANH 0989378398 BVND115
CNĐD LÊ THỊ VẸN 0784584399 BVND115
CNĐD NGÔ THỊ KIM NGÂN 0378094696 BV ĐKKV Củ Chi
BS PHẠM DUY AN 0984849035 BV ĐKKV Củ Chi
3.2.2. Đo lường ý định phòng ngừa tăng huyết áp
Đểđo lường các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp, đềtài sử dụng thang đo Likert 5 mức (Rất không đồng ý - Không đồng ý - Bình thường - Đồng ý - Rất đồng ý). Những yếu tố cấu thành nên thang đó được phát triển từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan và khung phân tích đề xuất của đề tài. Tổng hợp các thành phần trong thang đo được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp
Thang đo Thành phần Mã hóa
Thái độ
Hành vi phòng ngừa giúp huyết áp duy trì ổn định TD1 Hành vi phòng ngừa làm giảm nguy cơ tăng huyết áp TD2
Hành vi phòng ngừa giúp hạ huyết áp TD3
Tin tưởng vào hiệu quả mang lại từhành vi phòng ngừa TD4
Cảm thấy thích hành vi phòng ngừa TD5 Chuẩn chủ quan Ảnh hưởng từ gia đình CCQ1 Ảnh hưởng từ bạn bè CCQ2 Ảnh hưởng từ đồng nghiệp CCQ3
Ảnh hưởng từcơ quan/ trường học CCQ4
Ảnh hưởng từ cộng đồng nơi sinh sống CCQ5
Ảnh hưởng của chính quyền nơi sinh sống CCQ6
Kiểm soát hành vi
Đủ thời gian để thực hiện hành vi phòng ngừa KS1
Đủ điều kiện kinh tế để thực hiện hành vi phòng ngừa KS2 Đủthông tin để thực hiện hành vi phòng ngừa KS3
3.3.ĐO LƯỜNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết và khung phân tích, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Hanhviphongngua = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + ε
Các biến số trong mô hình nghiên cứu được mô tả cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Biến sốtrong mô hình nghiên cứu Biến số Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng dấu Cơ sởlý thuyết Hành vi phòng ngừa HANH VI 1: Có phòng ngừa 0: Không phòng ngừa
Thái độ THAI DO Điểm +
Ajzen (1991),Laxmaiah và cộng sự (2015), Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015) Chuẩn chủ quan CHUAN
CHU QUAN Điểm +
Ajzen (1991), Nguyễn Văn Phát và cộng sự (2011)
Kiểm soát
hành vi KIEM SOAT Điểm +
Ajzen (1991), Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015)
Giới tính GIOI TINH 1: Nam
0: Nữ -
Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007)
Tuổi TUOI Năm + Grossman (1972),
(2007), Laxmaiah và cộng sự (2015) Học vấn THPT THPT 1: Đã tốt nghiệp THPT 0: Trình độkhác + Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007), Laxmaiah và cộng sự (2015) Học vấn
Đại học DAI HOC
1: Đã tốt nghiệp CĐ - ĐH 0: Trình độ khác + Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007), Laxmaiah và cộng sự (2015)
Dân tộc DAN TOC 1: Kinh
0: Dân tộc khác + Grossman (1972)
Thu nhập THU NHAP Triệu đồng/ tháng + Grossman (1972)
Nguồn: Đề xuất của tác giả
3.4.DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Mẫu nghiên cứu 3.4.1. Mẫu nghiên cứu
3.4.1.1. Quy mô mẫu nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic với dữ liệu thu