3.4.1.1. Quy mô mẫu nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic với dữ liệu thu thập tại một thời điểm. Do đó Tabachnick & Fidell (2007) trong trường hợp này quy mô mẫu nên ít nhất là : n = 50 + 8k, với k là biến số độc lập của mô hình.
Như vậy quy mô mẫu trong luận văn này cần đạt ít nhất là : n = 50 + 8k = 50 + (8x9) = 122
Số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài dự định dùng để phân tích là 150 hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về cỡ mẫu nêu trên.
3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, hay còn gọi là phi ngẫu nhiên. Các đối tượng được chọn một theo phương pháp thuận tiện để thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu.
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4.2.1. Dữ liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thu thập các thông tin nhằm hoàn chỉnh thang đo và bảng câu hỏi. Tổng cộng có 10 đáp viên tham gia thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bảng câu hỏi.
Bên cạnh thảo luận nhóm, đề tài sử dụng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước thu thập thông tin để đo lường các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp, hành vi phòng ngừa tăng huyết áp và các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của người tham gia nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại Bệnh viện Nhân dân 115.
3.4.2.2. Dữ liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các báo cáo của ngành y tế trong giai đoạn 2015 – 2017 để thu thập các thông tin về tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam trong những năm gần đây đểcó được cái nhìn tổng quan về thực trạng tăng huyết áp.
3.5.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Đềtài sử dụng phương pháp thống kê mô tả gồm các chỉ số thống kê cơ bản như min, max, trung bình, độ lệch chuẩn… của mẫu nghiên cứu thu thập được để đánh giá sơ bộ về mẫu nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cơ bản của đối tượng tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó đềtài sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố hình thành nên ý định phòng ngừa tăng huyết áp, phương pháp hồi quy Binary Logisticđể xác định ảnh hưởng của các yếu
tố của ý định phòng ngừa đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Các bước tiến hành được mô tả sơ bộ theo Đinh Phi Hổ (2017) như sau:
Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo. Thang đo có chất lượng tốt khi Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3.
Bước 2:Phân tích nhân tốkhám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) Để EFA đảm bảo độ tin cậy, các kiểm định chính sau cần được tiến hành: (i) Kiểm định tính thích hợp của EFA
Sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi hệ số KMO thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế
(ii) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,5 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
(iii) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Sử dụng phương sai trích (% Cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Bước 3: Hồi quy Binary Logistic
Phương pháp hồi quy Binary Logistic dùng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Hồi quy Logistic được sử dụng là bởi theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), phương pháp này sử dụng biến phụ thuộc ở dạng nhịphân đểước lượng xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được, cụ thể trong trường hợp này là người tham gia nghiên cứu có hành vi phòng ngừa tăng huyết áp hay không. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhịphân thì không thểphân tích với dạng hồi quy thông thường vì làm như vậy sẽ xâm phạm các giả định, điển hình là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì sẽ không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó sẽ là phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực của các kiểm định thống kê trong phép hồi quy thông thường. Một khó khăn khác khi dùng hồi quy tuyến tính là giá trị dự đoán của biến phụ thuộc không thể được diễn dịch như xác suất (giá trị ước lượng của biến phụ thuộc trong hồi quy Binary Logistic phải rơi vào khoảng (0; 1).
Hồi quy Logistic là một kỹ thuật phân tích hồi qui trong đó biến số phụ thuộc (Y) là một biến số nhị phân (dichotomous – binary variable), theo đó Y thường được mã hoá là 1 và 0 (Y = 1, phòng ngừa; Y = 0, không phòng ngừa). Biến số độc lập trong hồi quy Logistic có thể là biến số rời hoặc liên tục, biến số đơn hoặc đa biến số.
Phương trình hồi qui tuyến tính:
/ 0 1 y x X Trong đó: / y x
là số trung bình của tiểu dân số Y ở 1 X biết trước
0
là hằng số chỉ nơi đường hồi qui cắt trục Y, và ước lượng giá trị trung
bình của Y khi X = 0 1
là số ước lượng độ dốc, cho biết sự thay đổi trung
bình của Y đi kèm với 1 sự thay đổi ở x.
0 1
Khi Y là biến số nhị phân, phương trình trên không sử dụng được vì giá trị mong đợi (số trung bình) của Y là xác suất để Y = 1 với giới hạn biến thiên là từ 0 đến 1.
Nếu đặt p = P(Y=1) thì tỉ số (p/1–p) có thể biến thiên trong khoảng 0 đến
. Ngoài ra, logarithm tự nhiên (ln) của p/(1-p) có thể biến thiên trong khoảng
đến . Như vậy: Ln 1 p p = 0 1X (a)
(a) được gọi là mô hình hồi qui logistic vì sự chuyển dạng của y x/ (hoặc p) thành ln [p/(1–p)] được gọi là sự chuyển dạng logit (logit transformation).
(a) cũng được trình bày như sau:
p = 0 1 0 1 exp( ) 1 exp( ) X X
exp: nghịch đảo của ln
3.6.TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã lược khảo, mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố ý định hành vi và các đặc điểm gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đã được đề xuất. Chương 3 đã trình bày cách thức đo lường và thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích. Phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy Logistic cũng đã được giới thiệu để vận dụng vào việc phân tích dữ liệu của đềtài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Nhân dân 115 và trình bày thực trạng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam để có được cái nhìn tổng quan về căn bệnh này. Bên cạnh đó, sẽ tập trung vào kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định phòng ngừa và phân tích kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên cứu để xác định các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
4.1.TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 05 trung tâm chuyên khoa mũi nhọn: Thần kinh, Tim mạch, Thận - Niệu, Ung thư- Y học hạt nhân, Gây mê hồi sức - Hồi sức tích cực.
Trung tâm Thần kinh
Về lĩnh vực Ngoại Thần kinh: phẫu thuật bệnh lý như phẫu thuật các loại u não, u tủy và đặc biệt là phát triển kỹ thuật phẫu thuật động kinh, phẫu thuật co cứng do di chứng, nội soi mởthông não thất, phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não....
Khoa bệnh lý mạch máu não chuyên cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ lớn nhất cả nước. Đây là nơi để các bệnh viện trong và ngoài nước đến tham quan học tập và nghiên cứu. Trong những năm qua bệnh viện đã không ngừng phát triển các kỹ thuật mới mang tầm vóc khu vực như kỹ thuật tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch và động mạch, nong mạch nội soi bằng đặt Stent động mạch, hút cục máu đông bằng dụng cụ PENUMBRA, nhờ kỹ thuật này mà nhiều người bệnh bị nhồi máu não đã được cứu sống và không để lại di chứng.
Trung tâm chuyên khoa Tim mạch
Gồm 5 khoa chuyên sâu: Khoa Tim mạch tổng quát, khoa Hồi sức Tim mạch, khoa Tim mạch can thiệp, khoa Nhịp tim học, khoa Phẫu thuật tim. Bệnh viện đã triển khai được hầu hết các kỹ thuật cao trong lĩnh vực Tim mạch như: chụp mạch vành, can thiệp đặt stent động mạch vành, đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và vĩnh viễn, máy phá
rung, máy tái đồng bộ thất, máy theo dõi sóng T phòng ngừa đột tử, đặt bóng đối xung động mạch chủ, siêu âm qua ngả thực quản, phẫu thuật thay van tim...
Đây là một trong những trung tâm lớn của cả nước có quy mô chăm sóc và điều trị người bệnh suy thận mạn theo quy trình khép kín là: Điều trị trước ghép, chuẩn bị ghép, ghép thận và theo dõi hậu ghép. Trong kỹ thuật ghép thận đã tiến hành lấy thận của người hiến thận qua nội soi, đây là kỹ thuật cao cấp chỉ được thực hiện ở một số trung tâm.
Trung tâm chuyên khoa Gây mê hồi sức – Hồi sức tích cực
Bệnh viện tiếp nhận từ 300 đến 350 người bệnh đến cấp cứu mỗi ngày. Với quy mô 35 giường hồi sức nội và 40 giường hồi sức ngoại, nơi đây trở thành địa chỉ đáng tin cậy để tiếp nhận và điều trị cho những người bệnh nặng. Đặc biệt bệnh viện đã ứng dụng các kỹ thuật mới như Gây mê phẫu thuật người bệnh ở tư thế ngồi, đo áp lực nội sọ, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, gan thận nhân tạo, trao đổi khí bằng màng ngoài cơ thể, hấp phụ huyết tương kết hợp lọc máu liên tục để cấp cứu và điều trị cho người bệnh bị ngộ độc, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, theo dõi cung lượng tim bằng kỹ thuật PICCO...
Trung tâm Ung thư – Y học hạt nhân
Tìm mọi biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Sự ra đời của Trung tâm không những góp phần giải quyết tình trạng quá tải trong khám chữa bệnh lý ung thư, người bệnh còn được thụ hưởng những công nghệ y học hiện đại mà trước đây chỉ có ở nước ngoài như: Máy gia tốc tuyến tính, CT mô phỏng, máy xạ phẫu Gamma, hệ thống PET - CT, máy chụp cộng hưởng từ.... Bằng phương pháp điều trị đa phương thức Phẫu trị, Xạ trị, Hóa trị, Trung tâm Ung thư - Y học hạt nhân ngày càng có nhiều người bệnh đến khám và điều trị.
Cùng với sự phát triển của các chuyên khoa sâu như trên, chúng tôi còn phát triển các kỹ thuật khác như: Kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật (khớp, tiêu hóa gan mật, Tai mũi họng), kỹ thuật thay khớp nhân tạo. Đặc biệt trong những năm gần đây bệnh viện đã triển khai thành công kỹ thuật nối thần kinh vi phẫu, mạch máu, đặt stent đường mật, đốt cầm máu trong vỡ tĩnh mạch thực quản, kỹ thuật laser nội mạch...
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Chuyên môn, NCKH, TTB, CĐT, Dược. PHÓ GIÁM ĐỐC
Chuyên môn, đào tạo, QLCL, truyền thông
PHÓ GIÁM ĐỐC
Chuyên môn, cận lâm sàng, tin học.
PHÒNG CHỨC NĂNG KHỐI LÂM SÀNG KHỐI CẬN LÂM SÀNG
1.Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp 2.Phòng Tổ Chức Cán Bộ 3.Phòng Tài Chính Kế Toán 4.Phòng Hành Chính Quản Trị 5.Phòng ChỉĐạo Tuyến 6.Phòng Vật Tư Thiết Bị Y Tế 7.Phòng Điều Dưỡng 8.Phòng Công Nghệ Thông Tin 9.Phòng Quản Lý Chất Lượng NỘI KHOA 1. Khoa Khám Bệnh 2. Khoa KhámYêu Cầu 3. Khoa Hội sức Tích Cực Chống Độc 4. Khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não 5. Khoa Cấp Cứu Tổng Hợp 6. Khoa Nội Thần Kinh Tổng Quát
7. Khoa Tim Mạch Can Thiệp 8. Khoa Tim Mạch Tổng Quát 9. Khoa Nhịp Tim Học 10.Khoa Hồi Sức Tim Mạch 11.Khoa Thận nội – Miễn Dịch ghép 12.Khoa Nội Tiết
13.Khoa Nội Tiêu Hóa 14.Khoa Bệnh Nhiệt
Đới
15.Khoa Cơ Xương
Khớp
NGOẠI KHOA
1. Khoa Gây Mê Hồi Sức
2.Khoa Ngoại Thần Kinh 3. Khoa Ngoại Tổng Quát
4. Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình 5. Khoa Ngoại Niệu Ghép Thận 6. Khoa Răng Hàm Mặt - Mắt
7. Khoa Tai Mũi Họng
8 . Khoa Ngoại Y Học Thể Thao
9. Khoa Ngoại Lồng Ngực
Mạch Máu
10 . Khoa Phẫu Thuậ Tim
11. . Khoa Ung Bướu
1. Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh
2. Khoa Xét Nghiệm 3. Khoa Dinh Dưỡng 4. Khoa Y Học Cổ Truyền 5. Khoa Dược 6. Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn 7. Khoa Giải Phẫu Bệnh Lý
4.2.THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP
Theo Bộ Y tế(2017), tăng huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệngười mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷngười vào năm 2025. Hiện nay, cứtrung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người.
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc mắc tăng huyết áp. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Tăng huyết áp là bệnh rất dễ phát hiện nhưng có tới 50% người bệnh không biết mình bị mắc tăng huyết áp, không được điều trị. Nhiều người mắc bệnh này cũng không hề có biểu hiện, triệu chứng nhưng tăng huyết áp lại là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế bệnh tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
4.3.THỐNG KÊ MÔ TẢ
Trong tổng số 150 người tham gia nghiên cứu có 79 người là nam, chiếm 52.67% và 71 người nữ, chiếm 47.33%. Tuổi bình quân của những người tham gia nghiên cứu là
47 tuổi, cao nhất là 79 tuổi và thấp nhất là 19 tuổi. Đa số những người tham gia nghiên cứu là người dân tộc Kinh với 132 người, chiếm 88.00%.
Có 24 người trong mẫu nghiên cứu chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông, chiếm 16%, 58 người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, chiếm 38.67%, và 68 người, chiếm 45.33% có trình độ Cao đẳng-Đại học trở lên. Thu nhập bình quân hàng tháng của những